Nhà thơ Tú Mỡ làm báo

Tú Mỡ tên thật là Hồ Trọng Hiếu, sinh năm 1900, mất năm 1976, một nhà thơ nổi tiếng của nước ta.

nhathotumo_1.jpg

Ông tuy là công chức nhưng vẫn ôm mộng theo nghiệp văn chương. Sau được nhà văn Nhất Linh yêu quý, mời về làm việc và thành một cộng sự đắc lực viết cho báo Phong Hóa, Ngày Nay trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

Tòa soạn báo ở số 80 phố Quán Thánh (Hà Nội), ban đầu có 5 người, trong đó có hai người là Hoàng Đạo và Tú Mỡ đang làm công chức nhà nước. Tú Mỡ vốn là Thư ký Sở Tài chính, còn Hoàng Đạo làm Tham tá lục sự tòa án, nên họ vừa lo việc công sở lại đảm đương công việc báo đã giao. Chủ bút Nhất Linh phân công cho từng người đảm nhiệm từng công việc. Ví dụ mục “Giòng nước ngược” do Tú Mỡ phụ trách, chuyên viết bài trào lộng, đả kích.
Một lần đi thực tế ở Trung Hà ( Sơn Tây), gặp một xe ô tô có hai người chạy theo che lọng cho mui xe. Biết đấy là bọn quan lại tham nhũng nên về nhà Tú Mỡ đã viết bài châm biếm:

Có khi đón các ông to
Cái ngài ấy ngự ô tô tân thời
Bốn thằng nửa ngợm nửa người
Chạy theo vác lọng che ngoài mui xe.

Có thời kỳ Tú Mỡ bị Giám đốc Sở Tài chính dọa cách chức và bỏ tù, bắt cam đoan không được cộng tác với báo chí nữa. Tháng 9/1940 Nhật vào chiếm Đông Dương và sau đó đảo chính Pháp. Báo Ngày Nay lại tục bản. Tú Mỡ lại tung bút đả kích bọn cầm quyền.
Kể từ khi Chính phủ Bình dân lên cầm quyền ở Pháp, ở Việt Nam được cởi mở hơn trong sinh hoạt báo chí. Các nhà báo dễ thở hơn. Tú Mỡ không chỉ làm thơ trào phúng còn làm thơ trữ tình.
Báo Ngày Nay làm ăn càng phát triển, Nhất Linh cho xây dựng nhà in riêng, không phải in thuê bên ngoài nữa. Để chào mừng sự kiện này, báo đã ra vế xuất đối như sau để kính báo với bạn đọc: “Ngày Nay ngày nay in nhà in nhà”.
Quả là một vế xuất đối khá hóc, không có ai đối được, nhưng bạn đọc cả nước rất đỗi vui mừng.
Khi toàn quốc kháng chiến năm 1946, Tú Mỡ theo Bộ Tài chính lên chiến khu Việt Bắc, rồi ít lâu sau chuyển sang công tác văn hóa văn nghệ. Từ đó bút danh Tú Mỡ trở thành Bút Chiến Đấu. Chuyên mục “Giòng nước ngược” đã hoá thành chuyên mục “Nụ cười kháng chiến”. Thỉnh thoảng ông đi công tác lại gặp nhà thơ Thế Lữ, Xuân Diệu từng cộng tác với báo Phong Hóa, Ngày Nay – cơ quan ngôn luận chính thức của Tự Lực Văn Đoàn. Họ lại hả hê trò chuyện, ôn lại một thời.
Khúc Gia Trang

<

p style=”text-align: justify;”>
Source link

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

A Last Respect, Flashbacks & Flowers and Working Out

Poetry roundup: Caroline Bracken reviews three new collections: A...

GIỚI THIỆU TUYỂN TẬP THƠ TÂN HÌNH THỨC 2016

Trong sáng tạo nghệ thuật, ở lĩnh vực nào cũng vậy, đều có quy luật này: sự thay thế của các mô hình. Một mô hình nghệ thuật ra đời, tồn tại và phát triển, đến một lúc nào đó, nó tự rắn lại trong các nguyên tắc mà chính nó đề ra. Đến lúc này, nó buộc phải được tiếp sức bởi nhiều cách thức khác nhau để sao cho vừa làm mới chính mình vừa không bị đánh mất mình.

Writing Science Poetry

Writing Science Poetry - Làm Thơ Khoa học -...
00:03:55

IN MEMORY OF W. B. YEATS

IN MEMORY OF W. B. YEATS W. H. Auden -...

THE TRUE MEANING OF THE DAVINCI CODE

THE TRUE MEANING OF THE DAVINCI CODE / Ý NGHĨA...

The Mafia Has Competition, It’s Nice to Be Important (2 Poems)

Diana Hunter McGuerty The Mafia Has Competition There seem to be...

Related Articles

TUẦN THƠ 23: LỜI HỨA

Sáng tác xin gửi về Diễn đàn hoặc email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com | info@tintho.net Phạm Quyên Chi 1. LỜI HỨA Thưa đức Vua ngài đang Nhìn tôi đó à à Tôi sẽ làm...

TRUYỀN THỐNG MỚI, CÁI ĐẸP XƯA

Frederick Turner Frederick Turner’s Blog – Mark My Words: on poetry, life, culture, and the cosmos (frederickturnerpoet.com) Người đọc quen thuộc với trạm này hẳn sẽ...

Mối tương tư da diết, nức nở, bất chấp định kiến trong áng thơ Xuân Diệu

hứ năm, ngày 22 tháng 6 năm 2023. Viết bởi Linh Phạm. Đồ họa: Phan Nhi. Đọc bài viết này bằng tiếng Việt tại Sài·gòn·eer. "Dịu dàng, âu yếm, Xuân...

Discover more from THO VIET

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading