SÁNG TÁC THEO CÁCH LÀM THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT

    Có điều, thơ không thể dịch vì không thể dịch âm thanh và nhạc tính ngôn ngữ, từ Đông sang Tây, ai cũng biết như vậy. Đã có bao nhiêu bài thơ Đường luật dịch ra tiếng Việt, đạt như bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu do Tản Đà dịch? Có bài thơ tiếng Anh, tiếng Pháp nào dịch ra tiếng Việt đúng theo tiêu chuẩn thơ Việt như Hoàng Hạc Lâu?

    SÁNG TÁC THEO CÁCH LÀM THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT


    “Thơ Tân hình thức Việt kết hợp những yếu tố của thể luật và tự do, sáng tác với cả hai bán cầu não phải và trái. Cũng cần nhắc lại, thơ thể luật (vần điệu) sáng tác nghiêng về cảm xúc với bán cầu não phải, còn thơ tự do nghiêng về lý trí là loại thơ trí tuệ, với bán cầu não trái. Thơ Tân hình thức Việt phối hợp cả hai, giữa cảm xúc và trí tuệ, và nhịp điệu thơ là chiếc cầu nối. Trong não bộ, bán cầu não phải và trái được phân chia bởi mạng kết nối Corpus callosum. Người có Corpus callosum lớn có thể truyền tải dễ dàng dữ kiện giữa bên phải và trái não. Câu hỏi đặt ra, bán cầu não phải thuộc sáng tạo, còn bán cầu não trái thuộc phân tích, lý luận, nhưng tại sao tác phẩm sáng tạo lại đòi hỏi sự phối hợp của cả hai? Cái biết (ý tưởng mới hay ánh chớp lóe) đầu tiên thuộc bán cầu não phải, nhưng cái biết đầu tiên chỉ là cái biết từng phần, chưa đầy đủ và lập tức ghim thành thói quen nơi bán cầu não trái, cứ như thế cho đến khi cái biết (ý tưởng) đầy đủ trở thành kiến thức, nằm ở bán cầu não trái. Kiến thức phối hợp với các yếu tố khác tạo thành nội dung. Và nhịp điệu thơ, tương tự như mạng nối kết Corpus callosum trong não bộ, tùy thuộc cách làm thơ, phải đọc lên thành tiếng, hay đọc thầm trong đầu (đọc đi đọc lại nhiều lần), như vậy mới khơi dậy được cảm xúc và hòa nhập với nội dung, làm chuyển động quá trình sáng tạo. Đó là cách duy nhất để nhịp điệu có thể kết nối hai bán cầu não phải và trái với nhau trong sáng tác. Bởi vì nhịp điệu thơ thuộc bán cần não phải. Mà bán cầu não phải cần thiết cho việc am hiểu cảm xúc trong ngôn ngữ nói, thể hiện qua giọng hát, âm độ và sự chuyển giọng. Trái lại với nhịp điệu thơ, nhịp điệu văn xuôi thuộc bán cầu não trái, chỉ cần viết trên giấy như khi viết văn xuôi.”

    Trích “Những bước đi mới hay câu hỏi về nhịp điệu thơ Tân hình thức Việt”


    “Trường hợp, do thói quen tình cờ, một người làm thơ thường sáng tác vào những lúc nửa thức nửa ngủ, chuyện gì sẽ xảy ra? Trong khoảng thời gian đó, chúng ta tránh được sự can dự quá nhiều của tâm trí – khi suy nghĩ về thơ, chúng ta có thể dùng tâm trí để lý luận, tìm kiếm kiến thức, nhưng khi sáng tác chúng ta cần thóat khỏi những ràng buộc của tâm trí. Mỗi thể loại thơ có cách làm thơ khác nhau, thơ vần điệu dựa vào cảm xúc, thơ tự do dùng tâm trí, còn thơ Tân hình thức kết hợp giữa cảm xúc và tâm trí. Khi làm thơ, trong trạng thái lơ mơ giữa thức ngủ đó, chúng ta phải tìm cách nhớ lại những câu chữ vừa mới sáng tác, bằng cách đọc lên (đọc thầm trong đầu), và đọc đi đọc lại nhiều lần, vì không có sẵn giấy bút để ghi lại. Khi sáng tác thơ vần điệu, người ta ngâm nga, mục đích làm những âm thanh bằng trắcvần, nhịp nhàng với nhau, để tạo nhạc tính. Thơ tự do viết và sửa đi sửa lại trên trang giấy (đa số những nhà thơ tự do nổi tiếng, đều sửa đi sửa lại thơ họ). Còn thơ Tân hình thức, nếu không đọc lên thì làm sao phối hợp những âm thanh bằng trắc và những chữ lập lại trong bài thơ để tạo thành nhịp điệu? Những chữ kép lập lại đóng vai trò như vần trong thơ vần điệu, nhưng rải ra khắp bài thơ, nên không rơi vào sự đều đặn, hạn chế như vần ở cuối giòng của thơ vần điệu. Điều này làm cho nhịp điệu trong thơ Tân hình thức Việt phong phú và khác biệt, nơi từng bài thơ và từng người làm thơ, đẩy tới nhiều mức độ khác nhau, từ trầm lắng đến sôi nổi. Nhưng dù ở mức độ nào, người đọc cũng phải nhận ra được nhịp điệu thơ.

    “Câu chuyện trên rút ra kết luận: Không có gì bắt buộc chúng ta phải sáng tác trong lúc ngủ, mà có thể sáng tác bất cứ lúc nào cảm thấy có hứng khởi, ban ngày cũng như ban đêm, lúc thức cũng như lúc ngủ. Trong trường hợp này, hành động đọc đi đọc lại nhiều lần, không phải để nhớ, mà để hình dung ra nhịp điệu của thơ. Và việc ghi lại trên giấy mới có tác dụng để nhớ.  Khi đọc, và đọc đi đọc lại, sẽ hạn chế sự nghĩ của tâm trí, và bài thơ tiến hành theo những cảm nhận tự nhiên, chứ không phải từ những sắp xếp của lý trí. Sự ghi lại trên giấy khi bài thơ hoàn tất, chẳng khác nào quay trở lại một truyền thống mới là chữ in trong thời đại mà chữ in đang dần dần bị lãng quên, có lẽ là điều mà nhà thơ Frederick Turner gọi là ‘Truyền thống mới cái đẹp xưa’ chăng?”

    Trích, “Nhịp điệu thơ Tân hình thức Việt trong tiến trình sáng tác”.


    Một bài thơ Tân Hình Thức Việt điển hình phải đáp ứng các quy-/luật-tắc sau đây:

    1. Bài thơ phải mang hình thể một bài thơ trong những thể thơ Việt thông dụng!
    2. Bài thơ phải có ý tưởng và câu chữ liền lạc với kỹ thuật vắt dòng
    3. Sự lặp lại để tạo nhịp điệu phải tự nhiên và đa dạng theo cách làm thơ Tân hình thức Việt
    4. Bài thơ phải xử dụng ngôn ngữ thông thường
    5. Phải là thơ không vần chứ không là thơ vần điệu

    Ngoài những yếu tố kỹ thuật, bài thơ được cho là hay còn tùy thuộc vào sự áp dụng nhuần nhuyễn và đồng bộ của các yếu tố kỹ thuật cùng ý tưởng mới lạ!


    NHỮNG THÍ DỤ CỤ THỂ VỀ Ý TƯỞNG LIỀN LẠC
    HAY THƠ DỊCH ĐỌC NHƯ TÂN HÌNH THỨC VIỆT


    Qua những bài tiểu luận, chúng ta đã có cách làm thơ để tạo nhịp điệu, nhưng còn ý tưởng và câu chữ liền lạc phải làm sao? Chúng ta cần có những sáng tác cụ thể để qua đó phát triển khả năng sáng tạo của người làm thơ. Thơ tiếng Anh là loại thơ mạnh về cách diễn đạt những ý tưởng và câu chữ liền lạc, chắc hẳn sẽ giúp người làm thơ kinh nghiệm và áp dụng vào thơ Tân hình thức Việt. Có điều, thơ không thể dịch vì không thể dịch âm thanh và nhạc tính ngôn ngữ, từ Đông sang Tây, ai cũng biết như vậy. Đã có bao nhiêu bài thơ Đường luật dịch ra tiếng Việt, đạt như bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu do Tản Đà dịch? Có bài thơ tiếng Anh, tiếng Pháp nào dịch ra tiếng Việt đúng theo tiêu chuẩn thơ Việt như Hoàng Hạc Lâu? Chắc là không. Vì vậy mà người đọc Việt bình thường, từ trước tới nay, ít ai đọc thơ dịch, vì khô khan và không thấy gì lôi cuốn. Đó là lý do, qua phương tiện dịch thuật, mục đích của chúng ta đi tìm một tiêu chuẩn chuyển dịch để dịch một số bài thơ tiếng Anh, cả thể luật lẫn tự do, có thể đọc tương đương như đọc một bài thơ Tân hình thức Việt – dịch thành thơ, góp phần thay đổi định kiến từ trước tới nay, dịch là diệt. Dịch, như vậy, cũng nằm trong tiến trình của sáng tạo.

    Điều ngạc nhiên, trong số những bài thơ tiếng Anh được chuyển dịch dưới đây có cả thơ thể luật và thơ tự do. Thơ thể luật tiếng Anh theo luật tắc của dòng thơ. Luật tắc thông dụng nhất là dòng thơ 10 âm tiết (mỗi âm tiết tương đương với một chữ trong tiếng Việt), iambic parameter (không nhấn, nhấn, lập lại 5 lần như vậy thành 10 âm tiết). Những nhà thơ thể luật gồm: Dana Gioia, Frederick Feirstein, Sydney Lea. Số còn lại là những nhà thơ tự do: Tom Riordan, Phillip A. Ellis.

    Đối với thơ thể luật tiếng Anh, dòng 10 âm tiết, chúng ta dùng thể thơ 8 chữ để dịch. Còn những bài thơ của những nhà thơ tự do, chúng ta thấy có dáng dấp của những thể thơ Tân hình thức Việt. Nhưng thật ra, đó là thơ do những nhà thơ tự do sáng tác. Họ tạo ra hình thức thơ giống như những thể thơ nhưng không theo luật tắc như thơ thể luật. Số âm tiết mỗi dòng thơ không đồng đều, từ 5 tới 7 âm tiết. Sự tương đồng giữa những bài thơ thể luật và tự do nguyên tác tiếng Anh là cách diễn đạt với những ý tưởng và cảm xúc liền lạc. Điều ngẫu nhiên, cách diễn đạt này cũng trùng hợp với thơ Tân hình thức Việt. Mỗi ngôn ngữ, đơn âm hoặc đa âm, có văn phạm khác nhau, luật tắc và cách làm thơ khác nhau, vì vậy khi dịch thơ, tự do hay thể luật không phải là mối bận tâm của người dịch. Vấn đề quan trọng là tìm trong bài thơ nguyên tác có yếu tố chung nào với thơ Việt hay không, ở đây là cách diễn đạt. Thơ Tân hình thức Việt chủ trương nối kết giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và tự do, giữa nền văn hóa này và nền văn hóa khác, quan trọng hơn giữa bán cầu não trái và phải trong sáng tác. Chủ trương như vậy không hề có trong thơ Tân hình thức Mỹ. Nhưng không ngờ, trong thơ dịch, Tân hình thức Việt cũng có khả năng nối kết cả hai thể loại thể luật và tự do của thơ tiếng Anh.

    Nhưng loại thơ này trong thơ Mỹ không phải dễ làm. Từ những nhà thơ đã quá cố như Williams Carlos Williams, Frank O’ Hara cho đến những nhà thơ đương thời như Tom Riordan, Phillip A. Ellis lâu lâu mới có một bài, còn đa phần là những bài thơ tự do thông thường. Vì thế, tuy không được coi là cách làm thơ chính thức, nhưng đang được phổ biến. Điều ghi nhận, một số nhà thơ trẻ hiện nay, cũng có khuynh hướng làm loại thơ dòng ngắn này nhưng bằng luật tắc thơ thể luật chứ không phải thơ tự do.

    Như đã trình bày, những bài thơ dịch từ thơ tiếng Anh chỉ tiêu biểu cho ý tưởng liền lạc và câu chữ trong thơ. Còn nhịp điệu thơ Tân hình thức Việt, như chúng ta biết, tùy thuộc vào cách làm thơ, và vào bản thân của ngôn ngữ Việt.


    Dana Gioia
    PITY THE BEAUTIFUL
    Pity the beautiful,
    the dolls, and the dishes,
    the babes with big daddies
    granting their wishes.
    Pity the pretty boys,
    the hunks, and Apollos,
    the golden lads whom
    success always follows.
    The hotties, the knock-outs,
    the tens out of ten,
    the drop-dead gorgeous,
    the great leading men.
    Pity the faded,
    the bloated, the blowsy,
    the paunchy Adonis
    whose luck’s gone lousy.
    Pity the gods,
    no longer divine.
    Pity the night
    the stars lose their shine.
    Dana Gioia
    TỘI NGHIỆP NGƯỜI ĐẸP
    Tội nghiệp người đẹp, những người đàn
    bà hấp dẫn, những người đàn bà
    thon gọn, những người đàn bà trẻ
    với những nhân tình ra vẻ, đang
    Ban phát cho họ những ước muốn.
    Tội nghiệp những chàng đẹp trai, những
    chàng trai lực lưỡng, và những chàng
    trai nam tính, những chàng trai vàng
    Mà sự thành công luôn luôn bám theo.
    Những người lôi cuốn sự thèm muốn,
    những người cám dỗ không cưỡng được,
    những người ở hạng thóp, những người
    Ngọai hạng, những người đàn ông hàng
    đầu hết sẩy. Tội nghiệp kẻ tàn
    lụi, kẻ béo phị, kẻ nhếch nhác,
    chàng đẹp trai nay đã bụng phệ
    Sự may mắn đến nước tồi tệ.
    Tội nghiệp những vị thánh không còn
    thiêng, tội nghiệp đêm, những vì
    sao đánh mất sự chói sáng.

    Ghi chú
    Apollos và Adonis là những vị thần thời cổ đại La Hy, chỉ những chàng đẹp trai. Nguyên tác thì kiệm lời, nhưng bản dịch thì nhiều lời để làm rõ ý, một phần vì bài thơ dùng nhiều tiếng lóng.


    Tom Riordan
    THE CAR WINDOW
    shattered into empty
    sunflower husks
    on the macadam
    and inside the bar
    a woman spit glass (*)
    into a tin ashtray
    and told her lover
    that neither of them
    was ever going to
    hit the other again.
    Tom Riordan
    KÍNH CỬA XE
    bị đập bể trông giống những
    vỏ rỗng hạt của hoa hướng
    dương trên đường trải nhựa và
    bên trong quán rượu một người
    đàn bà nhổ chiếc răng gẫy
    vào cái gạt tàn bằng thiếc
    và bảo người bồ rằng không
    một ai trong bọn chúng vào
    bất cứ lúc nào được đi
    đánh kẻ khác lần nữa.

    Ghi chú
    glass: ám chỉ chiếc răng gẫy. “spit glass”, idiom, diễn tả sự tức giận.


    Tom Riordan
    IMAGE THE SCAVENGER’S ECSTASY
    as he lowers himself into the bin
    and opens up the first big bag—
    this, after a week of mostly slugs
    and chewing over last year’s pretty
    much worked-over hickory nuts.
    Each night he tries the Italian deli’s
    door and tonight it was unlocked—
    each night he propositions every
    girl in the shot-&-beer joint and
    tonight every one of them said yes.
    He doesn’t need an eternity of bliss.
    One single glorious night like this,
    and then each night recalling it,
    and hoping that it happens again,
    is paradise enough for a raccoon.


    TWO SMALL FANS
    With two small fans
    our room sounds like
    a 727 Whisper-Jet
    and we are halfway
    to the Virgin Islands
    for our honeymoon.
    A movie star’s boat
    is anchored offshore
    and his plate piled
    with napoleons and
    creampuffs directs
    us to check out his
    gut. What we adore
    most are breakfast
    and the newspaper
    quietly delivered to
    our surfside cabana
    and trying to keep
    up with eagle rays
    in the lagoons. Oh,
    we are not ready to
    go home! All that
    awaits us two floors
    up from the bakery
    is a sweltry studio
    apartment whose
    single saving grace
    is its two small fans.

    Tom Riordan
    TƯỞNG TƯỢNG SỰ NGÂY NGẤT CỦA KẺ
    VIẾT VĂN DÂM Ô
    Như hắn tự thả mình trong thùng rác
    Và mở cái bao lớn đầu tiên – điều
    này, sau một tuần ăn hầu hết những
    con ốc sên và nhai hết những hạt
    mại châu héo khô hơi nhiều năm ngóai
    Mỗi đêm hắn thử một cửa hàng Ý
    và đêm nay cửa hàng mở cửa – mỗi
    đêm hắn gạ gẫm một cô gái ở
    quán rượu rẻ tiền và đêm nay mỗi
    cô đều đồng ý. Hắn không cần niềm
    vui sướng vĩnh cửu. Một tối lẻ loi
    huy hòang như vầy, và để rồi mỗi
    đêm nhớ lại, và hy vọng trở lại
    đó là vườn địa đàng đủ cho một
    con gấu trúc.


    HAI QUẠT MÁY NHỎ
    Với hai quạt máy nhỏ căn
    phòng của chúng tôi kêu vang
    như chiếc phản lực 727-
    Whisper và chúng tôi đang
    trên nửa đường tới Virgin
    Islands hưởng tuần trăng mật.
    Con tàu của một ngôi sao
    điện ảnh được neo ở ngoài
    bãi biển và cái đĩa đầy
    bánh ngọt napoleons
    và creampuffs làm chúng tôi
    nhận ra cái bụng phệ của
    hắn. Điều chúng tôi thích nhất
    là bữa điểm tâm và tờ
    nhật báo được lặng lẽ giao
    tới tận lều ở bãi biển
    và cố gắng theo kịp những
    con cá đuối ở hồ nước
    mặn. À, chúng tôi chưa sẵn
    sàng về nhà. Tất cả đang
    chờ đợi chúng tôi là cái
    studio nóng và ẩm
    trong một chung cư ở trên
    lò bánh mì hai tầng lầu
    mà sự đoái công chuộc tội
    độc nhất của nó là hai cái
    quạt máy nhỏ.


    Frederick Feirstein
    SHAKESPEARE
    If I could live a Muslim cabbie’s day
    Driving in traffic, parking at noon to pray
    In 96th Street’s Mosque, I’d stop to chat
    With vendors hawking fruit, pashminas, books
    Even about my centuries of fame;
    If I could be a New York City hack
    I’d give up every sonnet, every play,
    Not in disgrace with men’s eyes, not in shame
    For just one sandwich stuffed with sizzling fat
    Plump Falstaff (*) in a greasy apron cooks,
    I’d take blank time, not scripted Fortune, back.
    Frederick Feirstein
    SHAKESPEARE
    Nếu tôi có thể sống một ngày của
    Người tài xế taxi Hồi giáo lái
    Trong lúc đông xe, ngừng lại buổi trưa
    Cầu nguyện tại Thánh đường Hồi giáo đường
    96, tán gẫu với những người bán
    Trái cây, khăn trùm đầu, sách, ngay cả
    Hàng thế kỷ tăm tiếng của tôi; nếu
    Tôi có thể là người tài xế taxi
    Ở thành phố New York, tôi  sẽ từ
    Bỏ mỗi bài thơ, mỗi vở kịch, không
    Được trọng vọng dưới mắt mọi người, không
    Xấu hổ với chỉ chiếc bánh sandwich
    Nhét đầy mỡ nóng do Falstaff béo
    Tròn mặc tạp dề dính dầu mỡ làm,
    Tôi chọn một tương lai mở, không
    Phải thứ tương lai tiền định, ngược đời.

    Ghi chú
    Sir John Falstaff là nhận vật trong kịch William Shakerspeare.


    Frank O’ Hara
    MORNING
    I’ve got to tell you
    how I love you always
    I think of it on grey
    mornings with death
    in my mouth the tea
    is never hot enough
    then and the cigarette
    dry the maroon robe
    chills me I need you
    and look out the window
    at the noiseless snow
    At night on the dock
    the buses glow like
    clouds and I am lonely
    thinking of flutes
    I miss you always
    when I go to the beach
    the sand is wet with
    tears that seem mine
    although I never weep
    and hold you in my
    heart with a very real
    humor you’d be proud of
    the parking lot is
    crowded and I stand
    rattling my keys the car
    is empty as a bicycle
    what are you doing now
    where did you eat your
    lunch and were there
    lots of anchovies (*) it
    is difficult to think
    of you without me in
    the sentence you depress
    me when you are alone
    Last night the stars
    were numerous and today
    snow is their calling
    card I’ll not be cordial
    there is nothing that
    distracts me music is
    only a crossword puzzle
    do you know how it is
    when you are the only
    passenger if there is a
    place further from me
    I beg you do not go
    Frank O’ Hara
    BUỔI SÁNG
    Tôi phải nói với em
    làm sao tôi luôn yêu
    em tôi nghĩ về điều
    đó vào những buổi sáng
    xám với nỗi chết trong
    miệng rồi trà chưa bao
    giờ đủ nóng và thuốc
    lá khô chiếc áo khoác
    màu hạt dẻ làm tôi
    lạnh tôi cần em và
    nhìn tuyết im ắng ngoài
    cửa sổ trong đêm nơi
    vũng tàu đậu những chiếc
    xe buýt rực rỡ như
    đám mây và tôi lẻ
    loi nghĩ về những ống
    sáo tôi luôn mất em
    khi tôi ra bãi biển
    cát ướt với nước mắt
    dường như của tôi mặc
    dù tôi chưa bao giờ
    khóc và giữ em trong
    trái tim tôi với niềm
    vui thích em có vẻ
    tự hào bãi đậu đông
    xe và tôi đứng lúc
    lắc chùm chìa khóa chiếc
    xe hơi trống trơn như
    xe đạp bây giờ em
    đang làm gì em ăn
    trưa ở đâu và có
    nhiều cá trồng không thật
    khó nghĩ về em với
    không có tôi trong ý
    tưởng em làm tôi buồn
    phiền khi em ở một
    mình đêm qua những vì
    sao dầy đặc và hôm
    nay tuyết là danh thiếp
    của chúng tôi không thân
    thiết không có gì làm
    tôi sao lãng âm nhạc
    chỉ là trò đố chữ
    em có biết thế nào
    khi em là người hành
    khách duy nhất nếu đó
    là nơi xa hơn nơi
    tôi xin em đừng đi.

    Ghi chú
    anchovy: tiếng Mỹ dịch nghĩa “cá trồng”; tương tự như cá cơm/ cá đối trong tiếng Việt


    Phillip A. Ellis
    DEAD, WHITE WOOD
    Out of the futile grasp
    of ghost-white ghost gums,
    a cold moon rising,
    coloured the hue
    of cold smoke furling in flat,
    florescent shapes
    that were formed beneath
    an overarching lamp
    falling asleep in the declining
    hours of sinking mercury,
    and sleepiness settling
    like emptied dreams
    lazily turbulent
    as from cigarettes,
    ash-grey as moons
    in ghost gums’ ringbarked grasps,(*)
    I dream of the trees
    marching towards me,
    an orchard of dead, white
    wood.
    Phillip A. Ellis
    KẺ CHẾT, RỪNG TRẮNG
    Thoát ra khỏi sự nắm bắt
    vô vọng của những cây bạch
    đàn ma – ma trắng một mặt
    trăng lạnh nhô lên tô điểm
    sắc thái một làn khói lạnh
    gợn theo bề mặt tạo thành
    những hình dạng huỳnh quang bên
    dưới ngọn đèn trăng bao quát
    như ai đó thiếp ngủ lúc
    nửa đêm về sáng khi hàn
    thử biểu xuống thấp thấm lạnh
    và sự ngái ngủ làm thư
    dãn như những giấc mơ trống
    rỗng lộn xộn một cách uể
    oải được nhả từ khói của
    những điếu thuốc lá đầu ngày
    và màu xám tro không khác
    gì những mặt trăng phản ánh
    từ những khoanh nhẫn của vỏ
    những cây bạch đàn ma, tôi
    mơ những cây bạch đàn ấy
    bước đều về phía tôi, vườn
    cây của kẻ chết, rừng trắng.

    Ghi chú
    ghost gums: một loài cây có vỏ trắng.
    Ringbarked: vòng vỏ cây bị gỡ bỏ, nguyên nhân làm cho cây chết; bị coi là bất hợp pháp ở Úc.


    Sydney Lea
    THE WRONG WAY WILL HAUNT YOU
    (Shouting a hound)
    Spittle beads as ice along
    her jaw on this last winter day.
    And when I lift her, all her bones
    are loose and light as sprigs of hay.
    For years her wail has cut the woods
    in parts, familiar. Host of hares
    have glanced behind as she ploughed on
    and pushed them to me unawares.
    Now her muzzle skims the earth
    as if she breathed a far dim scent,
    and yet she holds her tracks to suit
    my final, difficult intent.
    For years with gun in hand I sensed
    her circle shrinking to my point.
    How odd that ever I should be
    the center to that whirling hunt.
    Here a yip and there a chop
    meant some prime buck still blessed with breath,
    and in the silences I feared
    she’d run him to her own cold death.
    The snow that clouds my sights could be
    a trailing snow, just wet and new
    enough to keep a scent alive,
    but not so deep that she’d fall through.
    Sydney Lea
    TÌNH THẾ KHÔNG HAY THƯỜNG ĐẾN
    (Tiếng kêu một con chó săn)
    Những giải nước dãi như băng giá dọc
    quai hàm con chó săn vào ngày cuối
    đông. Và khi nhấc lên xương cốt nó
    lỏng lẻo và nhẹ như một cọng cỏ
    khô. Nhiều năm tiếng kêu quen thuộc của
    nó đã cắt khu rừng thành từng phần.
    Đám thỏ liếc nhìn phía sau không biết
    nó đã rẽ và đẩy chúng tới tôi.
    Bây giờ mõm nó là đà dưới mặt
    đất như thể sự thính mũi của nó
    đã lờ mờ xa, và lúc này ý
    định giữ vòng săn đáp ứng mục tiêu
    với nó là khó. Nhiều năm với cây
    súng trong tay tôi có cảm giác nó
    đã bắt đầu già. Tôi chưa bao giờ
    trông chờ là trung tâm cuộc săn
    cuồng quay đó. Đây là tiếng sủa và
    kia là con mồi, có nghĩa là vài
    con nai tơ vẫn sống, và trong yên
    lặng tôi sợ việc săn đuổi đã mang
    tới cái chết lạnh cho chính nó. Tuyết
    phủ tầm nhìn của tôi có thể là
    tuyết vẽ thành vệt, ướt và mới đủ
    để giữ sự thính mũi tồn tại, nhưng
    không quá sâu rằng nó đã thất bại.

    Khế Iêm chuyển dịch
    Tranh bài: tranh Winslow Homer (1836-1910): Poet of the Sea

     

     

    Leave a Reply

    Subscribe to get notified of the latest Tin Tho updates.

    spot_img

    Up Next

    Discover

    Other Articles