Bạn đọc có thể đọc trực tiếp/ in ra giấy để đọc, nhận ebook/ đặt mua sách, báo
đóng góp, thơ, tiểu luận xin Gửi về Diễn đàn hoặc Email về Ban Biên Tập
Chân thành cảm ơn!
Báo Thơ • Tháng 09 năm 2021 • Năm thứ 1 • Số ra mắt
Email: baogiaytanhinhthuc@gmail.com | www.thotanhinhthucviet.vn
SỐ ĐẶC BIỆT: TƯỞNG NHỚ MỘT THỜI ĐÃ QUA
Lời Tòa Soạn
TƯỞNG NHỚ NHỮNG NHÀ THƠ NỔI TIẾNG
MỘT THỜI ĐÃ QUA
Hồ Dzếnh
MÀU CÂY TRONG KHÓI
Hàn Mặc Tử
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Vũ Hoàng Chương
ĐỜI VẮNG EM RỒI SAY VỚI AI?
Đinh Hùng
GỬI NGƯỜI DƯỚI MỘ
Hoàng Cầm
EM CỨ VỀ BÊN ẤY
Bùi Giáng
SẦU CA SĨ
Lê Đạt
HOA MƯỜI GIỜ
Thanh Tâm Tuyền
DẠ KHÚC
Tô Thùy Yên
CHIA TAY ẢI TÂY
Mai Thảo
TA THẤY HÌNH TA
NHỮNG MIẾU ĐỀN
Du Tử Lê
ĐÊM, NHỚ TRĂNG SÀIGÒN
Nguyễn Đức Sơn
MỘT MÌNH ĐI LUỒN VÔ LUỒN RA
TRONG NÚI CHƠI
Hữu Loan
MÀU TÍM HOA SIM
IN MEMORY OF W. B. YEATS
W. H. Auden
THƠ TỰ DO & VẦN ĐIỆU
Nguyễn Đăng Thường
TÚI BẠC HƠI BỊ ĐÔNG
Hoàng Xuân Sơn
BÀI THỤC
Thành Tôn
RANH GIỚI
Vũ Hoàng Thư
NEW YORK BUỔI MÙ
Khế Iêm
CHÁI XƯA
Đỗ Minh Tuấn
CON CHIM GIẤY
Ý Nhi
THÁNG MƯỜI
Đỗ Quyên
BA NGƯỜI NỮ MỘT MÙA THU
(trường ca)
Lý Thừa Nghiệp
TRONG CỐC RƯỢU
Nguyễn Hoài Ân
GỬI VỀ THÁNG BẢY
Nguyễn Thị Khánh Minh
DƯỚI CHIỀU
Trịnh Y Thư
CHÙM THƠ THÁNG NĂM
THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT
Hồ Đăng Thanh Ngọc
HOÀI NIỆM TRĂNG
Xuân Thủy
BIẾT BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU
Phạm Quyên Chi
DỊCH, THẬT ĐÁNG SỢ PHẢI KHÔNG?
Hường Thanh
GIẤY DÁN TƯỜNG
Nguyễn Ngọc Trìu
ĐI TRONG MÙA HÓA TRANG LỜI
Trần Hoàng Vy
NHỮNG CON SÓC
Trần Lê Thái
VIẾT CHO THẦY
Trần Thị Bạch Diệp
BÊN NGOÀI CỬA SỔ
Sách Nhận Được
1/ “Tập Sách Cái Cười & Sự Lãng Quên” Dịch của Milan Kundera, do dịch giả Trịnh Y Thư dịch, 330 trang.
Trong mục ‘Dẫn Nhập’, dịch giả Trịnh Y Thư viết: “… Giữa tôi và Milan Kundera, tính cho đến ngày nay, hẳn nhiên có một gắn bó trên 30 năm, một quan hệ phi vật thể vì tôi biết ông chứ ông không biết tôi là ai. Nhưng tôi thấy trên trang viết của ông điều rất gần gũi và tâm đắc. Gần gũi vì cũng như ông, tôi không được sinh sống trên quê hương mình. Tâm đắc vì hầu như tất cả những gì ông viết, tôi đều thấy lôi cuốn, cầm sách lên khó lòng buông xuống, bỏ đi làm chuyện khác. Ông suy nghĩ thay cho tôi. Ông là nhà văn với khối óc phân tích và tổng hợp uyên áo, câu chuyện kể thường dẫn đến vô vàn những tư duy độc đáo, và đó chính là điểm mạnh của ông.
Vào quãng năm 1988, 89 gì đó, tôi đọc Kundera lần đầu sau khi đọc xong những bài phê bình, giới thiệu của các nhà văn Mỹ như Philip Roth, John Updike đăng trên The New York Times Book Review. Đó là thời điểm đế quốc Xô Viết đang trên đà sụp đổ, tan rã toàn diện và Chủ nghĩa Cộng sản bắt đầu đi vào giai đoạn cáo chung ở Đông Âu. Trí thức phương Tây bỗng chú ý đến văn học của vùng đất đang tận lực đấu tranh để thoát ra khỏi tai ách Cộng sản phủ trùm trên quê hương, dân tộc họ suốt già nửa thế kỷ qua, và Kundera xuất hiện như một kiện tướng hàng đầu. Cũng như nhiều người khác, tôi chụp lấy cuốn Đời Nhẹ Khôn Kham đọc ngấu nghiến, và với sự khuyến khích của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, bắt đầu dịch tác phẩm này sang tiếng Việt, rồi gửi đăng rải rác trên các tạp chí văn học thời đó như Văn, Văn Học, Hợp Lưu … Nhưng phải đợi đến năm 2002, tôi mới cho xuất bản cuốn sách dịch lần đầu, và mãi đến năm 2018 một ấn bản mới (dịch lại gần như toàn bộ tác phẩm theo bản tiếng Anh mới do chính tác giả hiệu đính) ra mắt độc giả Việt Nam do công ty sách Nhã Nam thực hiện xuất bản và phát hành. Cùng năm, cuốn sách được hội đồng trao giải sách hay thuộc hai tổ chức IRED và OpenEdu trao tặng Giải Sách Hay, hạng mục Sách và Văn học, thể lọai Sách dịch.
Dĩ nhiên, tôi không ngừng ở Đời nhẹ khôn kham mà vẫn ấp ủ ý định dịch tiếp một cuốn tiểu thuyết nữa của Kundera, và thật dễ hiểu, đó là cuốn Tập sách cái cười và sự lãng quên.”
2/ “Poetry & Rock – Thơ và Đá” thơ Nguyễn Đức Sơn, 200 trang.