TUẦN THƠ 57: TRỞ VỀ

CHÙM THƠ NHIỀU NGƯỜI VIẾT


M Ộ T N G À Y Ở Đ À L Ạ T

Thạch Tốt
 

Sự trở về đã lấy đi tất cả trái tim tôi.

Tôi đã không nghĩ

Vẫn còn điều gì đó đã được thực hiện

Một cơn gió hoàn hảo chạy dọc theo xương hẹp của tôi

Và sau đó không còn sợ con dốc đứng

Và những hành lang nhỏ giọt

Giữ bất cứ hình dạng mà tôi đã bỏ túi để ở lại

Sau đó lần đầu tiên

Tôi nhìn thấy những vũng nước từ từ bốc khói

Những bức tường xếp tầng và đổ nát

Mê cung của những lối đi

Và rồi tôi nghĩ

Về một trái đất xa xôi

Về một mặt trời mùa xuân

Và một cơn gió nhẹ

Và một cô gái trẻ

Và rồi tôi nhìn

Tần ngần đứng đó như một dấu hiệu

Ồ nó mỏng manh như không khí

Và rồi sương mù rơi xuống

Các tảng đá đổ xuống

Và mặt đất rung chuyển

Và sợi chỉ thì vẫn còn nguyên

Tôi lần theo sợi chỉ sáng ngời đó

Chạm vào những cây thánh giá bên tên cô ấy

Tôi gấp trang giấy lại khi tôi đứng dậy

Bên những cành hoa của cây kim ngân hoa.


CHA

Phạm Quyên Chi

người đàn ông đến trước cửa

báo tin rằng: mùa đông này

nhớ mặc ấm và cha các

cháu chưa trở về rồi như

lời nói ấy nghiêng về góc

tường có bao giờ đâu nhỉ

chúng tôi chưa bao giờ nghĩ

rằng cha có một ý định

hiện hữu nào đến việc cho

ai đó biết trước hay biết

thêm bất cứ điều gì và

thế là câu nói không lâu

lắm thời gian của người lạ

kia đủ để hình dung đã

có một thời cha không trở

về nhà liệu sức lực và

ý chí ẩn náu nơi xa

xa có mang cha tới sự

hoang đường khi thuở xưa có

một lần cha nói âm vang

đến bây giờ: rừng sâu thật

là nơi tăm tối những tia

nắng chiếu xuống cùng khó khăn

đi xuống và cha ơi con

đường để thoát khỏi sự âm

u chắc chắn phải tìm được

chút ánh sáng lờ mờ và

phải gặp được người quen và

cũng phải chắc chắn rằng họ

dũng cảm hơn là ngồi đó

rồi nghĩ ngợi rõ ràng cha

ơi một chút hèn nhát trên

một tiếng ào ào từ cơn

gió phía xa người bạn của

cha ông ấy đã đi trong

nỗi bất hạnh rõ hình dung

ấy trong đôi mắt trẻ thơ

em gái đã thầm nghĩ hãy

đi đến rừng núi một lần

nữa xuyên sâu vào dãy núi

đá: tin đi cha bị mắc

kẹt và xuyên qua từng kẽ

lá sẽ tìm thấy cha mình

bởi vì rừng cũng có chỗ

kết thúc, mọi cái trên đời

đều có chỗ kết thúc . . .


NGƯỜI BẠN

Khế Iêm

Tôi đi tìm câu chuyện
cho bài thơ sắp kể
một câu chuyện thật không
hư cấu không tưởng tượng
nhưng chỉ có tôi đứng
đây giữa ngã ba xe
cộ qua lại đám mây
xám trên bầu trời và
người đàn ông từ lề
bên này băng qua lề
đường bên kia vội vã
biến vào khu chung cư
im lìm không xảy ra
gì nữa và trong tôi
một người bạn vừa mất
hôm qua Vũ Huy Quang
anh đi đi thanh thản
con đường trước mặt thoáng
chốc vắng xe và tôi
nếu chỉ có tôi là
nhân vật và người kể
chuyện thì đúng rồi câu
chuyện chẳng có tình tiết
hay kết cấu gì đám
mây xám không nói gì
và tôi cũng mặc không
nói gì.

Chú thích: Bài thơ đơn giản chỉ là những hình ảnh: về một bóng ma (đám mây xám), về cái sống đi vào cái chết (người đàn ông), và về ký ức một người bạn (trong tôi).


‘‘CHÚNG TA MẤT HẾT
CHỈ CÒN NHAU…’’ *

Hà Nguyên Du

một đời chắt lưỡi chắt lưỡi cho
những cơn mưa, những cơn mưa rơi
trên đám lá môn, những cơn mưa
xoa trên đầu bầy vịt ; một đời
hít hà hít hà cho những hạt
muối, những hạt muối bỏ vào biển !!
Này lá môn này đầu vịt và
này là biển.., em hỏi anh những
sợi bạc oan khiên có còn tung
theo cơn lốc, em hỏi anh nạn
tật nguyền còn kéo lê trên đất
khách?? “ Đêm anh có nhớ trăng Sài –
20
gòn” xưa với bước dìu em qua
cầu Calmet, vết bấu giận dỗi chắc
còn in trên cánh tay anh? Khi
ấy biên thùy đạn bay anh có
còn vương mùi khói súng, một mùi
nung chí trai hăng xây tự do …
mùi bồ kết làm anh không nhìn
rõ những sợi tóc rối bời của
em ; nói đến những sợi tóc rối
bời của em khiến anh liên tưởng
đến “ hiệu ứng cánh bướm với học
thuyết Chaos ” dùng cho thơ tân hình
thức, thuyết hỗn mang rối bời nghĩ
như giao thời của một chín bảy
lăm. Ba anh khóc mướt khi anh
bị đưa vào hộp, thế là tình
nhân ngoảnh mặt trong thời buổi ngã
nghiệt mưa dầm sấm sét gầm rú
tê cứng cơn đau thấu xanh. Tội
nghiệp cho những ngôi sao và cánh
mai vừa chớm lại chịu nát ngấu
dưới hàng lớp dép dép lẫn sỏi
cuội ; con mèo ốm của em chết
đi vì chủ buồn thường vắng nhà
từ cơn xốc nổi. “ chúng ta mất
hết chỉ còn nhau ” Ôi! Vũ Hoàng
Chương nhà thơ nói như sấm. “ chúng ta mất hết chỉ còn nhau ”, tưởng
cỏ gấu mãi trong lòng đất như
ca dao nào quên trong tim người…
người, như anh nào quên tình đầu!!

Trích tập thơ Gene Đại Dương


NHỮNG ĐỐNG SÁCH CŨ
Nguyễn Lương Ba

Như những giấc mơ trống rỗng

Nằm trong lòng bàn tay và

Sự ngái ngủ quá nhiều điều

Chưa nói đã trôi đi nhiều

Hơn điều đã giữ lại không

âm vang hồi đáp hay giữ

Lại để giải bày hãy nghĩ

Về nhiều điều chưa nói đã

Là niềm vui như những giắc

Mơ trống rỗng nửa đêm về

Sáng để bắt đằu trở lại

Cơn đau không thể nào quên

Được đĩa bánh ngọt cheese cake

Rồi hãy nghĩ về những con

Chữ có khi là a b c

Hay i tờ rít loãng tan

Nhỏ nhẹ cưồng quay mục tiêu

Là khó biết được con đường

Đi sáng đã bắt đầu trở

Laị rồi hãy nghĩ về tương

Lai loại bánh ngọt napoleons

Lặng lẽ giao tới tận nhà

Trong cái chung cư có quán

Caphe ba tầng lầu bắt đầu.

 
07/12/24


CHIỀU NGHE TIẾNG ĐÀN TRANH

Hồ Đăng Thanh Ngọc

Chiều ngớ ngẩn đi qua hàng dâm
bụt chợt nghe tiếng đàn tranh vọng
ra từ cửa sổ ngôi nhà bên
đường vọng ra từ vòm lá xanh
vọng ra từ mái ngói vọng ra
từ không gian thấp thoáng bóng người
con gái vọng ra từ đôi bàn
tay mười sáu ngón bàn tay mười
sáu ngón đang múa trên mười sáu
sợi dây hay mười sáu sợi dây
đang biến thành dòng sông âm vang
dưới mười sáu ngón tay người con
gái cứ tưởng như mười sáu sợi
dây là mười sáu sợi tóc của
nàng mười sáu sợi dây đang rung
lên mười sáu sợi mưa bàn tay
nàng mười sáu ngón chẻ mười sáu
sợi dây đàn thành mười sáu sợi
chiều trong chiều ngớ ngẩn đưa bước
chân tôi thành mười sáu bước chân
phiêu diêu mười sáu sợi dây mười
sáu ngón tay đang quấn chặt như
bện chặt lại buổi chiều ngớ ngẩn
tôi đi qua hàng dâm bụt nhà nàng


VẾT SẸO

Trầm Phục Khắc

(Phác họa chân dung
đứa con của Mẹ Việt Nam)

Như dân tộc đến với
dân tộc đồng bào đến
với đồng bào vết sẹo
đến với ngón tay và

trái tim đến với cuộc
đời đơn giản người đàn
bà nghe tiếng gọi của
người đàn ông ngoài thửa

ruộng cái gai cắm vào
gan mật làm sao để
gỡ như người đàn ông
nghe tiếng thở buổi chiều

tiếng thở người đàn bà
buổi chiều vết sẹo buổi
chiều nghe buổi chiều trong
tiếng thở mình của mình

của chúng mình tắt chưa
tắt của buổi chiều tắt
chưa tắt như ước mơ
của ai không của ai

của trái tim không ngoài
cuộc đời cho dân tộc
còn nhớ dân tộc đồng
bào còn nhớ đồng bào

và người đàn ông còn
nhớ vết sẹo trên thân
thể người đàn bà chưa
tắt buổi chiều chưa TẮT

Trích tập Gã tình nhân và Vở kịch không dành cho sân khấu


Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

ĐỌC – DIỄN THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT

BIỂN BẮC ĐỌC - DIỄN THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT Bước...

TUẦN THƠ 44: 7 NGÀY

Xuân Thủy BẢY NGÀY để quên một cuộc tình đã cũ hay...

NGHĨ VỀ CÁCH LÀM THƠ

Tiếp theo Vũ Điệu Không Vần, tập tiểu luận này quan tâm tới việc thực hành và sáng tác thơ Tân hình thức Việt. Vì những bài viết được viết rải rác trong những thời điểm khác nhau, nên có một số chi tiết nòng cốt thường được lập lại để bạn đọc nắm được vấn đề, ghi nhớ và dễ dàng trong việc làm thơ. Những sai sót chắc chắn là có, xin bạn đọc rộng lòng lượng thứ.

TUẦN THƠ 50: THƠ XUÂN THỦY

THƠ XUÂN THỦY TẬN CÙNG Phận người y như những vần...

Bài thơ trong ngày: ‘Khi tôi nghe nhà thiên văn học uyên bác’

Poem of the Day: ‘When I Heard the Learn’d...

A Last Respect, Flashbacks & Flowers and Working Out

Poetry roundup: Caroline Bracken reviews three new collections: A...

Related Articles

TUẦN THƠ 17: CON SÓI CÁI VÀ BƯỚC RẼ THÁNG TƯ

Chúng ta đã có tiêu chuẩn đánh giá một bài thơ: cái mới trong ý tưởng và cái hay trong nhịp điệu; cùng cách làm thơ Tân hình thức Việt, và bây giờ là thời điểm của vận động sáng tác. Thơ Tân hình thức Việt tái định nghĩa, thơ là một hành trình hồi phục người đọc, so với điện ảnh và ca nhạc, đó là tham vọng chẳng có gì phải thất vọng, vì đó là thơ. Nhưng để hồi phục người đọc, phải hồi phục nhịp điệu thơ, và để có nhiều người đọc, phải có nhiều người sáng tác. Chúng tôi mong muốn có những sáng tác mới, áp dụng theo cách làm thơ Tân hình thức Việt, và ngoài việc sáng tác, xin các thân hữu bỏ ít nhiệt tâm vận động thêm người tham gia. Sáng tác xin gửi về cả 2 email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com ~ tanhinhthuc@gmail.com ~ info@thotanhinhthucviet.vn

TUẦN THƠ 18: PHIM TRƯỜNG

Chúng ta đã có tiêu chuẩn đánh giá một bài thơ: cái mới trong ý tưởng và cái hay trong nhịp điệu; cùng cách làm thơ Tân hình thức Việt, và bây giờ là thời điểm của vận động sáng tác. Thơ Tân hình thức Việt tái định nghĩa, thơ là một hành trình hồi phục người đọc, so với điện ảnh và ca nhạc, đó là tham vọng chẳng có gì phải thất vọng, vì đó là thơ. Nhưng để hồi phục người đọc, phải hồi phục nhịp điệu thơ, và để có nhiều người đọc, phải có nhiều người sáng tác. Chúng tôi mong muốn có những sáng tác mới, áp dụng theo cách làm thơ Tân hình thức Việt, và ngoài việc sáng tác, xin các thân hữu bỏ ít nhiệt tâm vận động thêm người tham gia. Sáng tác xin gửi về email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com ~ tanhinhthuc@gmail.com ~ info@thotanhinhthucviet.vn

THỜI TRANG VÀ HIỆN ĐẠI

Tóm tắt Bài viết của Butor, một cách có phương pháp, đầu tiên được phát hành bằng tiếng Pháp vào năm 1969, liên quan đến những áp dụng cấu trúc đầu tiên trong thời trang bởi Roland Barthes trong các thập niên 1950 và 1960, bao gồm trong cuốn Système de la Mode của ông. Tiểu luận của Butor được chia ra thành nhiều đoạn có chủ đề: quần áo như ngôn ngữ; trang sức và nơi chốn; phát động thời trang, theo đuổi thời trang; từ xưởng thương hiệu may đến xưởng may gia đình; ai tạo ra thởi trang?; ngôn ngữ quanh thời trang; ngôn ngữ như quần áo; avant-garde; thanh lọc các thứ cổ điển; và ai tạo ra văn chương?

Khám phá thêm từ THO VIET

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc