TUẦN THƠ 17: CON SÓI CÁI VÀ BƯỚC RẼ THÁNG TƯ

Sói cái cố quay đầu nhìn lại xóm cũ / Mặt nó hớt hãi mắt nó rơm rớm như / Muốn nói lời từ biệt mọi thứ diễn ra / Quá vội vã như cái tháng tư vội vã quái

THƠ MỖI TUẦN


Chúng ta đã có tiêu chuẩn đánh giá một bài thơ: cái mới trong ý tưởng và cái hay trong nhịp điệu; cùng cách làm thơ Tân hình thức Việt, và bây giờ là thời điểm của vận động sáng tác. Thơ Tân hình thức Việt tái định nghĩa, thơ là một hành trình hồi phục người đọc, so với điện ảnh và ca nhạc, đó là tham vọng chẳng có gì phải thất vọng, vì đó là thơ. Nhưng để hồi phục người đọc, phải hồi phục nhịp điệu thơ, và để có nhiều người đọc, phải có nhiều người sáng tác. Chúng tôi mong muốn có những sáng tác mới, áp dụng theo cách làm thơ Tân hình thức Việt, và ngoài việc sáng tác, xin các thân hữu bỏ ít nhiệt tâm vận động thêm người tham gia. Sáng tác xin gửi email về Ban biên tậpDiễn đàn. Chân thành cảm ơn!


Trầm Phục Khắc
BỨC ẢNH BA CHIỀU

Người đàn bà đánh mất
thời gian đánh rớt tuổi
mơ đánh tháo tự do
cho cuộc đời điên đảo

kể cho cô cháu bé
bỏng nghe về một nơi
gọi là đô thành … là
giấc mơ … mùa cỏ hoa

biêng biếc … giọng bà kể
mơ hồ như cố vẽ
lại bức ảnh ba chiều
lên tâm trí tuổi thơ

bức ảnh đẹp buồn như
trái tim đánh tháo cho
cuộc tình dang dở với
người đàn ông đã mất

người đàn bà bỏ đi
và tất cả biến đi
biến đi từ thành phố
mất tên và mùa cỏ

hoa mất tuổi cô cháu
bé bỏng nghe bà kể
và thiếp đi thiếp đi
như cuộc đời chưa là

cuộc đời chưa thành cuộc
đời chỉ là câu chuyện
kể và cô bé bước
đi mơ hồ theo … bức

ảnh theo hơi thở phập
phồng như bức ảnh đã
hồi sinh với cuộc đời
chưa bao giờ có thật

với bà tiên bước ra
từ tâm trí trẻ thơ
lời kể người đàn bà
và… giấc mơ có thật


Nguyễn Hoài Phương
ĐỌC LÃO TỬ

Đọc Lão rồi thấy Lão cũng như
mình như mình vừa sống cách đây
cả mấy chục mấy trăm thế kỷ
cả hôm nay cả tương lai vô

vô vi vi từ trừ vô cùng
đến cộng vô cùng thấy mình cũng
như Lão như cả hai đều chẳng
phải người Việt Nam cả hai đều

chẳng phải người Trung Hoa cả hai
đều chẳng phải là người của riêng
quốc gia nào trên thế giới này
vi vi vô vô thấy đâu đâu

cũng là nhà đâu đâu cũng là
quê hương đâu đâu cũng gắn bó
cũng yêu thương tha thiết vân vân
và vân vân từ không đến có

từ có đến không vô cùng đến
vô cùng vân vân vi vi đọc
Lão rồi thấy đâu đâu cũng là
nước đâu đâu cũng là không khí

đâu đâu cũng là sự sống đâu
đâu cũng là Em …

Munich, rất đêm, 20 / 02 / 2010


Hường Thanh
SỰ TỐI

Một khoảng cách bối rối của con
rối với chân cầu thang là nó
đang (bị dẫn) lên thang người điều
khiển giơ tay cao không tỏ vẽ

phân vân nào với con rối bằng
gỗ được mang một bộ đồ giống
hệt chàng trai chơi bời tại sao
xuất hiện khoảng cách bối rối của

con rối với chân cầu thang? đấy
là cái bóng nó thôi đơn giản
hơn con rối là con rối hoạt
động không uyển chuyển nào cái cảnh

người điều khiển đang cố đưa con
rối lên cầu thang từng bước sa
lầy mà mặt con rối đôi lúc
lại quay ra sau như nhìn xuống

thang đang ở khoảng cách xa và
xa hơn như cái bóng của nó
càng dài như trên thang không ai
đợi nó chỉ có người sai khiến.

8.2017


Vương Ngọc Minh
ƠI EM!

nhìn mặt biển tôi phát
giơ tay thề trước mặt
chữ chứng giám mùa xuân
bướm ở đâu chả hiểu (!)

do phấn bung đầy trời
hay do em nhắc tên
tôi nhẩy mũi liên tục
sự liên tục nhẩy mũi

khiến gập người tựa hẳn
lên mặt chữ (chữ tân
hình thức!) và do hoa
mắt hay sao (!) tôi bỗng

thấy bướm từng con bay
ngang biển còn nghe ra
cả tiếng cánh đập cực
rộn rã sự rộn rã

tới độ tạo một hiệu
ứng cực kì lầm than
(what!) tôi phải để tay
hạ thấp xuống hớt bụm

bụm phấn (màu lam!) giá
có em ngay đây em
sẽ thấy tôi ném cái
nhìn tân hình thức mạnh

mẽ vào phía tiếng cánh
đập từng cơn rền rĩ
của bướm từng con bay
ngang biển (cái nhìn khi

đấy mạnh mẽ đến nổi
khóe mắt tôi rách tóe
máu (máu tân hình thức!)
ơi em yêu nhìn mặt

biển giờ chỉ còn biết
áng chừng là có bao
nhiêu cách tạo hiệu ứng
sao cứ phải lấy tiếng

đập cánh rộn rã của
bướm (!) sự áng chừng thế
khiến cái nhìn dần tự
nhòe nhoẹt đi ôi trong

tôi hiện nay không lúc
nào không trỗi dậy thứ
tình cảm ham sống niềm
ham sống mãnh liệt tới

độ lần này nhìn vào
mặt biển trước mặt chữ
chứng giám tôi giơ cao
tay thề mùa xuân tới

tôi cỡi con ngựa tía
(ngựa tía tân hình thức!)
hiên ngang phi nước đại
cắp theo bầu trời (bầu

trời tân hình thức nốt!)
ơi em yêu rời mặt
biển nhìn trở lại đời
thường (ở đây!) hai mắt

tôi đột nhiên tóe vạn
niềm vui sướng – cực kì!


Chu Thụy Nguyên
CON SÓI CÁI VÀ BƯỚC RẼ THÁNG TƯ

Ờ thì nữ nghệ sĩ cải lương có
Sao đâu giữa lúc đang đắm
Mê từng nhịp song lang đắm
Mê ánh đèn màu đắm mê tiếng

Vỗ tay rần rần đắm mê tặng bông
Xin chữ ký đắm mê quần là áo
Lụa kim tuyến lấp lánh chiếu mê
Hồn đắm mê son phấn vai lớp bi

Hài mù ảo bỗng chốc tin con sói
Cái giã từ ánh đèn sân khấu giả
Từ sáu câu vọng cổ mùi rệu giã
Từ những tiếng vỗ tay huýt sáo

Rần rần hằng đêm khiến anh nhạc
Sĩ thẩn thờ ôm đàn ngồi bên phông
Tên nước một mình khảy lạc điệu
Bi ai một mình thả buông tiếng song

Lang rơi lạc nhịp rồi chẳng bao lâu
Sau các tin đồn từ xóm phông tên
Nước nghèo bỗng chốc lan nhanh
Thiên hạ thỉnh thoảng bắt gặp con

Sói cái cặp tay một anh chàng lính
Kaki vàng ngoại quốc da hơi sậm tóc
Líu quíu sát da đầu dáng cao lêu
Nghêu hổng phải Mỹ đen nghe hình

Như Phi thiên hạ đồn rùm chiều
Chiều hay thấy anh chàng lính Phi
Xuống xích lô máy ngoài đầu phông
Tên nước hai tay bê hai bọc giấy dầu

Đầy đồ hộp khệ nệ bưng vào nhà con
Sói cái họ nhìn theo bàn tán râm ran
Rồi chờ một lúc sau để thấy con sói
Cái mập lùn ôm sát bụng thằng Phi

Từ trong hẻm ra giống hệt hình ảnh
Con ễnh ương ôm bập dừa tụi nó ra
Đầu đường ngoắc xích lô máy rồi lao
Vút trong đêm bỏ lại sau lưng tiếng

Lục huyền cầm tưng tửng của chàng
Nhạc sĩ thất tình vẫn nức nở rêu rao
Cho đến một ngày giữa tháng tư một
Ngày cả nước bỗng chộn rộn chuyện

Miền trung di tản chuyện cuồng chạy
Chuyện lớp lớp thây ma trên đại lộ
Kinh hoàng cơn ác mộng Mậu Thân
Ngoi dậy như những xác cương thi rượt

Đuổi khắp các thành thị miền nam chạy
Chạy muôn triệu bước chân bỏ nhà bỏ
Của chạy như trối chết người ta thấy
Thằng Phi chạy hộc tốc vào nhà con

Sói một lát sau thằng Phi và con sói
Cái chạy trở ra mỗi đứa kéo sệt một
Va li đầy cố chạy chạy như không còn
Kịp nữa rồi thỉnh thoảng lại thấy con

Sói cái cố quay đầu nhìn lại xóm cũ
Mặt nó hớt hãi mắt nó rơm rớm như
Muốn nói lời từ biệt mọi thứ diễn ra
Quá vội vã như cái tháng tư vội vã quái

Ác ấy thằng Phi cuối cùng cũng ngoắc
Được chiếc xích lô máy hai đứa bước
Lên cùng hai chiếc va li to đùng con
Sói cái còn cố quay lại nhìn vào hẻm

Tay nó vẫn cố vây vẩy bâng quơ trước
Khi tiếng xích lô máy nổ đinh tai lao vào
Dòng xe cộ đông kịt mất hút từ đó chẳng
Còn ai truyện miệng về cuộc đời con sói cái …


Tranh bài: The Old Ships Draw to Home Again, 1920, Jonas Lie, Brooklyn Museum

 

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

TUẦN THƠ 39: THÓI ĐỜI

Sáng tác xin gửi về Diễn đàn hoặc email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com...

TUẦN THƠ 31: THƠ VƯƠNG NGỌC MINH 3

VƯƠNG NGỌC MINH Ở NGÃ BA ÔNG TẠ vậy là tôi ngồi đong đưa thân mình sáu mươi mấy năm ròng rã trên hàng chén miệng mẻ cảđược sắp đặt hòng hứng vàng tôi ngồi đong đưa thân mình như thế cũng chỉ cốt sao cho tớikhải hoàn thì về về dẫu chuyến chót

Human Survival Technology in the Age of Covid-19

Human Survival Technology in the Age of Covid-19 /  Công nghệ...

TUẦN THƠ 54: chuỗi tràng hạt !!

HÀ BẠCH QUYÊN tên thật: Nguyễn Thị Duyên Tuổi Thân 1956 Nơi...

THƠ VIỆT TRÊN ĐƯỜNG BIẾN ĐỔI – Khế Iêm

Tùy theo vị trí, các nhà sử học, xã hội học hay văn học có thể nhìn và đánh giá những sự kiện lịch sử theo những chiều hướng khác nhau. Ngay cả trong phạm vi văn học, chúng tôi cũng chỉ lược qua những điểm chính yếu để nhìn ra chiều hướng thay đổi  chứ không đi sâu vào toàn bộ những dòng văn học khác nhau của từng thời kỳ. Vì vậy, khuyết điểm chắc chắc không thể trách khỏi, mong được sự góp ý và bổ sung thêm của thân hữu và bạn đọc. Chúng tôi xin gửi lời cảm tạ tới các thân hữu: Nhà phê bình Đặng Tiến, nhà văn Nguyễn Tiến Văn và Phạm Thị Hoài, nhà thơ Đỗ Kh. và Nguyễn Thị Ngọc Nhung đã góp ý và hiệu đính một số sai sót để bài viết tương đối được hoàn chỉnh. Bài này mới là bài chính thức và mới nhất.

TUẦN THƠ 49: Thơ Nguyễn Thánh Ngã 1

Nguyễn Thánh Ngã LỖI HẸN DÃ QUỲ người ta bảo đó...

Related Articles

HỘI HỌA HIỆN ĐẠI

Clement Greenberg (born Jan. 16, 1909, Bronx, N.Y., U.S.—died May 7, 1994, New York, N.Y.) American art critic who advocated a formalist aesthetic. He is best known...

MỘT CHUYẾN TRỞ DẠ CỦA NÀNG THƠ

William Noseworthy vừa là nghiên cứu sinh của Trường Đại Học Wisconsin-Madison vừa là nghiên cứu viên cao cấp cho Trung Tâm Khmer Học ở Phnom Penh, Cambodia. Sau khi nhận bằng thạc sĩ (2011), anh đã được một nhánh nghiên cứu về “Văn chương của Cộng đồng Hải Ngoại.” Những bài nghiên cứu của anh xuất hiện trên: ASEAS, the Middle Ground Journal và The IIAS Newsletter. Anh cũng viết bài điểm sách cho Studies on Asia và Cha: An Asian Literary Journal. Hiên này anh đang nghiên cứu về “các ghi nhớ về khu vực biên giới” ở Cambodia và Việt Nam.

THE STATE OF POETRY – VÙNG ĐẤT CỦA THI CA

HIỆN TRẠNG CỦA THƠ Frederick Turner LTS: Frederick Turner sinh năm 1943 tại Anh, lớn lên tại Phi châu và trở thành công dân Mỹ vào...