Nhà thơ Trầm Phục Khắc lại để ý tới vấn đề ngôn ngữ thơ. Anh cho rằng bài thơ Những Tòa Nhà gần với ngôn ngữ thơ tân hình thức hơn cả, còn các bài khác vẫn còn là ngôn ngữ trừu tượng (có thể là cả nội dung nữa) của thơ tự do. Nhưng thế nào là ngôn ngữ thơ tân hình thức? Ngay nhà phê bình Đặng Tiến cũng từng đặt câu hỏi: “Cao đẹp thay dụng tâm đưa lời thường và đời thường vào thơ. Khốn nỗi, đời thường, ai biết là đời nào?” Ngôn ngữ đời thường chính là phóng chiếu từ những câu nói và sinh hoạt đời sống thường ngày.
THƠ VƯƠNG NGỌC MINH VÀ GIỜ Và giờ các bạn hãy tập đọc cho quen dần với thể thơ tân hình thức việc tôi đến ở đời này quả sự cố lớn và không ngờ nơi sự cố lớn ấy vô vàn sự cố nhỏ (không tin hỏi thượng đến há!) và chưa bao giờ ngay đây vô vàn các sự cố nhỏ đấy lại tức thời cùng hiển hiện khi tôi vào buồng tắm đứng trước gương (soi!) rất đời thường vô vàn các sự cố nhỏ tự bao giờ đã bám kín mặt gương tất nhiên chả tài nào nhìn thấy hình (vong!) tôi phản chiếu lại hay nói đúng hơn tôi chẳng còn hiện hữu trong gương nữa nên nhớ tôi không cần tới bất kì sự giúp đỡ nào
CÁNH CỬA
Thạch Tốt
Cánh cửa như cánh hoa
mười giờ trước cửa luôn
mở em ạ ! giờ yên
vui hớn hở có thấy
gì căn nhà hình như
vừa sáng nay hoa mười
giờ trong trái tim anh
em dưới hiên nhà chùm
cúc vàng là em đó
em đi xa có thấy gì
cánh cửa vẫn mở những
sớm mai trầm lặng tôi
nói em yêu em
một ngày nào đó ( vầng
trăng làm chứng) ? để bây
giờ … vẫn rơi vẫn rơi
đi qua ngõ chung cư
nhà nàng còn nhớ không
gã đàn ông lang thang
huýt sáo nói lời xưa
tưởng rằng tưởng đã quên
còn nhớ không nơi đó
khẻ quay về cánh cửa
như cánh hoa mười giờ
nhớ em bên góc cà
phê thơm hoàng hôn đã
mù tan.
Tiếp theo Vũ Điệu Không Vần, tập tiểu luận này quan tâm tới việc thực hành và sáng tác thơ Tân hình thức Việt. Vì những bài viết được viết rải rác trong những thời điểm khác nhau, nên có một số chi tiết nòng cốt thường được lập lại để bạn đọc nắm được vấn đề, ghi nhớ và dễ dàng trong việc làm thơ. Những sai sót chắc chắn là có, xin bạn đọc rộng lòng lượng thứ.