POETRY

    Căn bản so sánh của Robinson cho thơ hiện đại là những thành đạt vĩ đại của Whitman, càng trở nên rõ ràng hơn nếu chúng ta để bài thơ “Oh for a poet – for a beacon bright” cạnh bài thơ “Walt Whitman,” của ông, bắt đầu với câu “Bài-hát-(của)-bậc-thầy đã chấm dứt” (The master-songs are ended) – chấm dứt với cái chết của Whitman.

    THƠ (phần 1)


    Alan Burns

    Căn bản so sánh của Robinson cho thơ hiện đại là những thành đạt vĩ đại của Whitman, càng trở nên rõ ràng hơn nếu chúng ta để bài thơ “Oh for a poet – for a beacon bright” cạnh bài thơ “Walt Whitman,” của ông, bắt đầu với câu “Bài-hát-(của)-bậc-thầy đã chấm dứt” (The master-songs are ended) – chấm dứt với cái chết của Whitman. Edgar Lee Masters hình như cũng chia sẻ cảm tưởng tương tự, vì trong bài thơ “Petit, the Poet”, ông đối chiếu bài thơ “Faint iambics”, các chữ “tick, tick, tick” cùng với câu thơ của các nhà thơ đồng thời với mình, so với tác phẩm của những nhà thơ lớn thật sự, như Homer và Whitman (tuy nhiên, hãy bỏ qua việc Homer làm thơ đactin sáu âm tiết đi). Bài thơ khai mở đối chiếu chủ nghĩa hình thức đã suy giảm, hợp thời trang Gallic, và hoàn toàn suy đồi vào thời đó (“Triolets, villanelles, rondels, roundeaus, / Ballades by the score with the same old thought”) với loại thơ toàn bộ, nguyên thủy, bao quát toàn thể mọi kinh nghiệm con người cũng như chứa đủ mọi thể loại của thế giới tự nhiên. Giống như bài thơ của Robinson, thơ của Masters chấm dứt một cách do dự với câu hỏi thay vì quyết đoán: “what little iambics / While Homer and Whitman roared in the pines?” Robinson đổ thừa tại đặc tính của thời đại, trong khi Masters đổ thừa chính tại nhà thơ, vì sự quyến rũ tài tử vô ích với thể thơ mà bỏ qua nội dung, nhưng điều mà cả hai nhà thơ đưa ra đều là chẩn đoán hơn là giải quyết.

    Một “Giải quyết” rồi sẽ đến với sự tái sinh hiện đại của truyền thống thơ vào thập niên 1920, thời mà Mỹ châu chứng kiến sự gia tăng bất ngờ về tài năng và cách tân thơ. Lỗi lạc nhất giữa các nhà thơ của phong trào mới là Ezra Pound, mà bài thơ “A Pact” (1916), cũng nhìn lại Whitman nhưng với nhãn quan phê phán hơn cả Robinson hay Masters. Rõ ràng Whitman đã biến thành một chân dung dữ dội và truyền kỳ trong thơ Mỹ vào cuối thế kỷ. Ông đại diện cho tất cả mọi thứ thật sự sôi nổi và khác biệt về thơ Mỹ – năng khiếu bao quát và dân chủ, tự do, thoát khỏi uy quyền của hình thức và truyền thống, và quan hệ sống còn với thế giới thiên nhiên. Nhưng, đối với Pound, Whitman là cả hai phúc lành và nguyền rủa. Như trong tiểu luận “What I Feel about Walt Whitman” đã nói rõ hơn, Pound nhìn thấy Whitman như một thiên tài, nhưng lại là một thiên tài thô thiển. Một cách sắc sảo và không chút ích kỷ nào cả, ông viết: “Tôi vinh danh ông vì ông đã tiên tri tôi.” Tiểu luận “A Pact” của Pound kể lại những cố gắng đồng ý với tinh thần tiền nhân của mình. Pound công nhận Whitman “đã dọn đường” (broke the new wood) cho truyền thống thi ca Mỹ, cũng như các nhà tiên phong đã dọn đường trong khu rừng thế giới mới, nhưng ông khẳng định rằng “Đây là lúc chạm trổ gỗ” – nói một cách khác, đây là lúc nghệ thuật thích ứng dạng thức với tác phẩm tiên phong tương đối vô dạng thức mãnh liệt của Whitman. Không như Robinson và Masters, Pound không nản lòng bởi những thí dụ của Whitman; thay vào đấy, ông thấy mình như là người có thể xây dựng trên đó và ngay cả có thể cải tiến nó – chính xác đó là điều ông gắng làm trong tác phẩm bí ẩn của mình, Cantos, một thi án dài cả đời, trong thế kỷ hai mươi tương đương với Leaves of Grass của Whitman.

    Đối nghịch với những tán tụng về thơ đã được công thức hóa bởi hầu hết các nhà thơ được quan tâm đến trong phần này, bài thơ “Thơ” của Marianne Moore (1921) đưa ra cái nhìn ngờ vực về chủ đề. Câu đầu trong bài thơ nổi tiếng của bà như sau: “I, too, dislike it”. Trong phiên bản cuối vào năm 1967, Moore gia giảm bài “Thơ” xuống còn ba dòng đầu (từ nguyên bản). Tuy nhiên, các nhà soạn tuyển tập thường chuộng nguyên bản, dài hai-mươi-chín dòng. Phiên bản ngắn bù đắp cho thơ bằng cách tìm ra một “chỗ cho xác thật”. Phiên bản dài thêm rõ chi tiết về thứ mà Marianne muốn cho là “xác thật”. Một bản kê khai không giống ai gồm các loại thú, con người, và các đối tượng (dòng 15-25) cho thấy Moore, tựa như Emerson và Whitman trước đó, rằng tất cả mọi hiện thực đều là đề tài thích hợp cho diễn tả thơ – ngay cả “văn kiện buôn bán hay sách vở học đường” mà Tolstoy chống lại, như trong ghi chú cuối bài thơ bà ngụ ý. Thơ phải mang lại kết quả từ việc làm tích cực của tưởng tượng, tác dụng trên bất cứ vật thể hay bề mặt nào mà hiện thực đưa ra. Những “nhà-thơ-nửa-mùa” là người mà tác phẩm của họ bắt nguồn từ đó nhưng không mang lại kết quả từ một ấn tượng trực tiếp và nguyên thủy về đời sống. Công thức nổi tiếng để làm thơ thành công của Moore – “những khu vườn tưởng tượng với những con ếch có thật trong đó” – minh họa sự hợp nhất của tưởng tượng nghệ thuật với “nguyên liệu” hiện thực. Bảo vệ cho “xác thật” của Moore là một loại biện giải cho bề mặt thơ cứng ngắc của chính bà, và là một luận chiến chống lại thơ thông thường “dễ thông cảm”; nhưng đó cũng làm sống mãi dòng chính của tư tưởng Mỹ về thơ kể từ bài “Merlin” của Emerson cho đến thời đại của bà. Một lần nữa, Thơ phải nguyên bản và có sự liên kết sống chết với thế giới thiên nhiên, ngay cả khi thiên nhiên đã bị thay đổi bởi bàn tay con người thành ra một lý tưởng đồng quê thu nhỏ– vườn nhà.

    Cùng với thơ tự do của Whitman, các ành hưởng lớn trên nền thơ mới là chủ nghĩa tượng trưng, có khuynh hướng dùng vers libre (thơ tự do) và haiku của Nhật, nhấn mạnh đặc biệt đến sự trình bày khách quan của hình tượng. Một trong những phong trào có ảnh hưởng hầu hết trên thơ hiện đại Mỹ, chủ nghĩa hình tượng – kết hợp với thơ thuở đầu của Pound và các nhà thơ cùng nhóm như Richard Aldington, Hilda Doolittle, F.S. Flint, và T.E. Hulme, về sau có Amy Lowell và William Carlos Williams – lấy hứng từ haiku và khẳng định tính ưu việt của hình tượng thi ca. Bài “Ars Poetica” (1926) của Archibald MacLeish, một bản tuyên ngôn của thơ hiện đại, nhấn mạnh cùng loại hình tượng “khách quan” và khả năng tóm tắt giáo lý căn bản của chủ nghĩa hình tượng. Qua một loạt so sánh, MacLeish gián tiếp biểu lộ loại thơ mà ông muốn thấy – thứ thơ nghịch lý, “câm nín / như trái cây ngoài bọc quả cầu” và “không lời / Như đàn chim bay” (ta nên để ý, những hình ảnh khẳng định lý thuyết hữu cơ cũ kỹ về thơ). Nói một cách khác, MacLeish, không muốn thơ bình luận về các sự vật; thay vào đó, ông muốn thơ trình bày chúng một cách trực tiếp và cụ thể. Sự phân biệt tương tự tiểu thuyết; như trong một truyện ngắn hiện đại hay, như những truyện viết bởi Chekhov và Hemingway, thơ nên quan tâm với phô diễn hơn là kể ra. Nếu thơ làm được việc ấy tốt đẹp, nó sẽ “ngang bằng / Không đúng.” Nói cách khác, nó biểu hiện sự bí ẩn của thế giới hơn là cố gắng giải thích thế giới. Rồi MacLeish đưa ra những thí dụ làm sao các hình ảnh có thể tượng trưng cho trừu tượng: “Một khung cửa trống vắng và một lá phong” cho thương tiếc, “đám cỏ nghiêng rạp và hai ngọn đèn trên biển” cho tình yêu. Kết luận chứa đựng những câu nổi tiếng nhất của bài thơ và thường được nhắc đến – “Một bài thơ không nên có nghĩa / Nhưng là” – đã kết tinh nghị trình hình tượng.

    Điểm Thọ dịch
    Nguyên tác: Poetry
    (Còn nữa)


    Trích Báo Giấy • Tháng 06 năm 2019 • Năm thứ 4 • Số 55
    Email: baogiaytanhinhthuc@gmail.com • www.thotanhinhthucviet.vn


    Leave a Reply

    Subscribe to get notified of the latest Tin Tho updates.

    spot_img

    Up Next

    Discover

    Other Articles