NHỮNG BÀI THƠ TÂN HÌNH THỨC MỸ

    Khế Iêm (giới thiệu)
    Nhà bình luận thơ Angela Saunders cho rằng, “… Những âm thanh trôi chảy trong một ngôn ngữ bản địa đều có nét đặc thù về mặt ngôn ngữ và không dễ dàng để dịch sang một ngôn ngữ khác. Một bài thơ được sắp đặt theo những giai điệu và âm điệu trong một ngôn ngữ bản địa, khi được dịch sang ngôn ngữ khác, sẽ mất đi sức quyến rũ của nó về mặt thẩm mỹ.”
    Những bài thơ tân hình thức Mỹ
    Minh họa: NHÍM

    Được sự đồng ý của nhà thơ Mark Jarman, đồng biên tập (với David Mason) tuyển tập “Rebel Angels: 25 Poets Of The New Formalism” (Những Thiên Sứ Nổi Dậy: 25 Nhà Thơ Tân Hình Thức) do Story Line Press xuất bản năm 1998, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số bài thơ trích trong tuyển tập này. Ngọai trừ hai bài thơ của nhà thơ Frederick Turner và Frederick Feirstein, thay vì lấy trong tuyển tập, chúng tôi trích từ tác phẩm của họ đã gửi cho chúng tôi. Như chúng ta biết thơ tân hình thức Mỹ là một phong trào thơ hồi phục lại thể luật (cũng giống như thơ vần điệu Việt), quan trọng hơn, hồi phục lại nhịp điệu thơ đã mất sau một thời kỳ dài của thơ tự do. Những bài thơ trong tuyển tập vì thế, bao gồm những bài thơ thể luật, có vầnkhông vần. Khi dịch, chúng tôi vẫn giữ nguyên số âm tiết của dòng thơ (10 hoặc 8 âm tiết), tương đương với số chữ trong thơ Việt, và không vần. Bởi vì hình dạng đều đặn của dòng thơ, tạo tâm lý thỏai mái khi đọc, không bị cảm giác vướng mắt vì dòng dài ngắn như thơ tự do.

    Nhưng buồn thay, nhịp điệu ròn rã và nghệ thuật ngôn từ của ngôn ngữ tiếng Anh, không nhấn, nhấn, do thể luật tạo ra đã không còn. Chỉ còn chăng là những ý tưởng, mà ngay cả những ý tưởng cũng chưa hòan tất vì thiếu phương tiện chuyên chở là nhịp điệu. Bản dịch vì thế, chỉ chuyển được nghĩa bài thơ chứ không thể coi như một bài thơ.  Để bù lại, chúng tôi sẽ đưa lên internet nguyên bản tiếng Anh, theo dạng thơ song ngữ, để bạn đọc có thể đọc trực tiếp (nghe âm thanh nhịp điệu khi đọc lên) và thưởng thức nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ thơ (cũng là một yếu tố quan trọng), vì khả năng hạn hẹp của trang giấy không cho phép chúng tôi in thêm nguyên tác.
    Khế Iêm tuyển dịch
    Marilyn Hacker
    “DID YOU LOVE WELL WHAT
    VERY SOON YOU LEFT?”
    Did you love well what very soon you left?
    Come home and take me in your arms and take
    away this stomach ache, headache, heartache.
    Never so full, I never was bereft
    so utterly. The winter evenings drift
    dark to the window. Not one word will make
    you, where are you, turn in your day, or wake
    from your night toward me. The only gift
    I got to keep or give is what I’ve cried,
    foodgates let down to mourning for the dead
    chances, for the end of being young,
    for everyone I loved who really died.
    I drunk our one year out in brine instead
    of honey from the seasons of your tongue.
    Marilyn Hacker
    ANH CÓ YÊU TRỌN VẸN NHỮNG GÌ ANH ĐÃ RỜI XA?
    Anh có yêu trọn vẹn những gì anh đã rời
    xa? Hãy trở về nhà ôm em trong tay và
    lấy đi cơn đau bao tử, cơn nhức đầu, cơn
    đau tim này. Chưa bao giờ trọn vẹn như vậy,
    chưa bao giờ em mất đi hòan tòan như vậy.
    Những chiều đông bóng tối dạt trôi vào cửa sổ.
    Không có lời nào làm anh, anh ở đâu, bỏ
    cả ngày, hoặc thức cả đêm hướng về em. Món
    quà duy nhất mà em giữ hoặc cho là những
    gì em than khóc, cống thóat nước thải ra nỗi
    thương tiếc vì những cơ hội héo tàn, vì sự chấm
    dứt lúc thanh xuân, vì từng người em yêu thật
    sự đã chết. Suốt năm, em nghe, nước biển mặn
    thay vì mật ong, lời tiếng bốn mùa biến đổi
    của anh.
    Rafael Campo
    FOR J. W.
    I know exactly what I want to say,
    Except we’re men. Except it’s poetry,
    And poetry is too precise. You know
    That when we met on Robert’s porch, I knew.
    My paper plate seemed suddenly too small;
    I stepped on a potato chip. I watched
    The ordinary spectacle of birds
    Become magnificent until the sky,
    Which was an ordinary sky was blue
    And comforting across my face. At least
    I thought I knew. I thought I’d seen your face
    In poetry, in shapeless clouds, in ice –
    Like staring deeply into frozen lakes.
    I thought I’d heard your voice inside my chest,
    And it was comforting, magnificent,
    Like poetry but more precise. I knew,
    Or thought I knew, exactly how I felt.
    About the insects fizzing in the lawn.
    About the stupid, ordinary birds,
    About the poetry of Robert Frost,
    Fragility and paper plates. I look at you.
    Because we’re men, and frozen hard as ice –
    So hard from muscles spreading out our chests –
    I want to comfort you, and say it all
    Except my poetry is imprecise.
    Rafael Campo
    GỬI J. W.
    Tôi biết chính xác điều gì tôi muốn nói trừ
    Ra chúng ta là những người đàn ông. Trừ ra
    Đó là thơ, và thơ thì quá tinh xác. Anh
    Biết khi chúng ta gặp nhau ở hiên nhà Ro-
    Bert, tôi đã biết. Cái đĩa giấy của tôi hình
    Như bất ngờ quá nhỏ; tôi dẫm lên một miếng
    Khoai tây chiên. Tôi dõi theo sự chao liệng bình
    Thừơng của những cánh chim, sự chao liệng trở nên
    Lộng lẫy cho tới khi bầu trời, một bầu trời
    Bình thừơng, xanh và thỏang thóat ngang qua tôi.
    Ít nhất tôi nghĩ tôi biết. Tôi đã thấy khuôn
    Mặt anh trong thơ, trong những đám mây không hình
    Dạng, trong băng giá – giống như đang đăm đăm nhìn về
    Hướng những hồ nước đông lạnh. Tôi nghĩ tôi đã
    Nghe giọng anh trong ngực tôi, giọng nói thỏang thóat
    Và lộng lẫy, như thơ nhưng tinh xác hơn. Tôi
    Đã biết hoặc nghĩ tôi đã biết, đúng ra là
    Làm sao tôi cảm thấy. Về những con côn trùng
    Xì xèo trong bãi cỏ. Về những cánh chim bình
    Thường và ngu ngốc, về thơ Robert Frost, sự
    Dễ vỡ và những chiếc đĩa giấy. Tôi nhìn anh.
    Bởi chúng ta là những người đàn ông, và đông
    Cứng như băng – gồng lên để giữ cảm xúc bên
    Trong lồng ngực – tôi muốn an ủi anh và nói hết
    Cả. Trừ thơ tôi không tinh xác.
    Tom Disch
    CONVALESCING IN LONDON
    Like a drunk treading on his trouser cuffs,
    Time lurches past. Time goes too fast.
    I don’t know what to do
    And lie awake in the dark, overheated room,
    Listering, listering to
    Time lurches past. Time goes too fast.
    I may not move about too much, nor drink,
    My doctors say. I went to the Tower today,
    Where many famous men
    And women, waiting to die, found good thing to say
    About death (a friend). Then
    A few bridges and Hyde Park. Now it is dark.
    Since my hepatitis I’m afraid
    I’ve not been entertaining. It’s too hot
    In here but when I raise
    The window rain comes in, and noises
    From the street. I cannot
    Concentrate on anything, except the clock, ticking.
    Tom Disch
    HỒI SỨC Ở LUÂN ĐÔN
    Giống như một kẻ say rượu dẫm lên
    Những gấu quần dài, thời gian lảo đảo
    Qua. Thời gian trôi qua nhanh. Tôi
    Không biết làm gì, và nằm thức trong
    Bóng tối, căn phòng quá nóng, lắng nghe,
    Lắng nghe. Thời gian lảo đảo qua. Thời
    Gian trôi qua nhanh. Bác sĩ nói, tôi
    Không thể di động chung quanh quá nhiều,
    Không uống rựơu. Tôi đến Tower hôm
    Nay, nơi nhiều ông nổi tiếng và các
    Bà, đang đợi chết, tìm thấy những điều
    Tốt lành để nói, về cái chết (một
    Người bạn). Rồi thì, vài chiếc cầu và
    Hyde Park. Bây giờ trời tối. Vì
    Bệnh viêm gan tôi sợ. Tôi không thấy
    Vui. Ở đây rất nóng nhưng khi tôi
    Nâng cửa sổ lên, mưa hắt vào, và
    Những tiếng ồn ngòai đường phố. Tôi không
    Thể tập trung vào bất cứ cái gì,
    Ngòai chiếc đồng hồ, tích tắc.
    Dana Gioia
    MAZE WITHOUT A MINOTAUR
    If we could only push these walls
    apart, unfold the room the way
    a child might take apart a box
    and lay it flat upon the floor –
    so many corners cleared at last!
    Or else could rip away the roof
    and stare down at the dirty rooms,
    the hallways turning on themselves,
    and understand at last their plan –
    dark maze without a minotaur,
    no monsters but ourselves.
    Yet who
    could bear to see it all? The slow
    descending spirals of the dust
    against the spotted windowpane,
    the sunlight on the yellow lace,
    the hoarded wine turned dark and sour,
    the photographs, the letters – all
    the crowded closets of the heart.
    One wants to turn away – and cry
    for fire to break out on the stairs
    and raze each suffocating room.
    But the walls stay, the roof remains
    strong and immovable, and we
    can only pray that if these rooms
    have memories, they are not ours.
    Dana Gioia
    MÊ CUNG KHÔNG CÓ QUỈ ĐẦU BÒ
    Nếu chúng ta có thể chỉ đẩy những
    bức tường này ra xa, trải căn phòng
    theo cách một đứa bé có thể tháo
    rời một cái hộp và để nó nằm
    dẹp trên sàn nhà – như vậy mọi góc
    cạnh cuối cùng tan biến! Hoặc là chọc
    thủng mái nhà và nhìn xuống những căn
    phòng dơ bẩn, những hành lang tự nó
    ngòan ngòeo, và cuối cùng hiểu họa đồ
    của chúng – mê cung tối không có quỉ
    đầu bò, không có quái vật chỉ có
    chính chúng ta.
    Ai nữa
    Có thể chịu đựng cái nhìn hết mê
    cung đời? Những đừơng bụi xoắn ốc chậm
    rơi tương phản với khung kính lốm đốm,
    ánh sáng mặt trời trên đăng ten vàng
    màn cửa sổ, rượu cất trở nên thẫm
    màu và chua, những tấm hình, những lá
    thư – tất cả những ngăn chứa đầy ắp
    của trái tim. Ngừơi ta muốn ngỏanh mặt
    đi – và khóc vì ngọn lửa bùng cháy
    trên cầu thang và san bằng từng căn
    phòng ngộp thở. Nhưng những bức từơng vẫn
    còn đó, mái nhà nguyên xi và kiên
    cố, và chúng ta chỉ có thể cầu
    nguyện nếu những căn phòng này có những
    ký ức thì những ký ức đó chẳng
    phải của chúng ta.
    Minotaur là một quái vật nửa người nửa bò trong thần thoại Hi Lạp. Hoàng hậu của vua Minos, Pasiphae, giao phối với con bò và kết quả là sự ra đời của Minotaur. Minotaur đã gieo rắc kinh hoàng cho toàn đảo Crete nên vua Minos ra lệnh cho làm một một mê cung nhốt nó lại.
    R. S. Gwynn
    APPROACHING A SIGNIFICANT
    BIRTHDAY, HE PERUSES
    THE NORTON ANTHOLOGY OF POETRY
    All human things are subject to decay.
    Beauty is momentary in the mind.
    The curfew tolls the knell of parting day.
    If winter comes, can Spring be far behind?
    Forlorn! The very word  is like a bell
    And somewhat of a sad perplexity.
    Here, take my picture, though I bid farewell.
    In a dark time the eye begins to see.
    The woods decay, the woods decay and fall –
    Bare ruined choirs where late the sweet birds sang.
    What but design of darkness to appall?
    An aged man is but a paltry thing.
    If I should die, think only this of me:
    Crass casualty obstructs the sun and rain
    When I have fears that I may cease to be,
    To cease upon the midnight with no pain
    And hear the spectral singing of the moon
    And strictly meditate the thankless muse.
    The world is too much with us, late and soon.
    It gathers to a greatness, like the ooze.
    Do not go gentle into that good night.
    Fame is no plant that grows on mortal soil.
    Again he raised the jug up to the light:
    Old age hath yet his honor and his toil.
    Downward to darkness on extended wings,
    Break, break, break, on thy cold gray stones, O sea,
    And tell sad stories of the death of kings.
    I do not think that they will sing to me.
    R. S. Gwynn
    ĐẾN GẦN NGÀY SINH NHẬT ĐẦY Ý NGHĨA
    HẮN ĐỌC TUYỂN TẬP THƠ DO NORTON XUẤT BẢN
    Tất cả sở hữu của con ngừơi là đối tượng
    Suy đồi. Cái đẹp chốc lát trong tâm trí. Giờ
    Giới nghiêm rung chuông báo tử về một
    Ngày chia tay. Nếu mùa đông tới, có thể mùa
    Xuân bị bỏ rơi xa đằng sau? Bị bỏ rơi!
    Ngày sinh nhật ấy giống như một tiếng chuông và
    Là một phần của tình trạng bối rối tệ hại.
    Đây, chụp tấm hình tôi, mặc dù tôi chào tạm
    Biệt. Mắt bắt đầu nhìn thấy trong lần tăm tối.
    Những rừng cây hư họai, những rừng cây hư họai
    Và rơi – những đội hợp xướng điêu tàn trần trụi
    Nơi mới đây những con chim dễ thương hót. Ngày
    Sinh nhật là ý đồ của bóng tối làm hỏang
    Sợ con người? Người đàn ông già chỉ là thứ
    Vô giá trị. Nếu tôi chết, nên nghĩ về điều
    Đó vì tôi: sự tử vong hòan tòan làm trở
    Ngại bất tử, khi tôi sợ rằng có thể tôi
    Không còn nữa, không còn nữa vào nửa đêm không
    Đau đớn, và nghe hồn ma hát về mặt trăng
    Và trầm tư tuyệt đối vào hồn thơ bội bạc.
    Thế giới thì quá nhiều đối với chúng ta, sớm
    Và muộn. Nó tập hợp sự lớn lao, giống như
    Rò rỉ. Đừng đi nhẹ nhàng vào đêm an lành.
    Danh tiếng không phải là cây cối mọc trên đất
    Chết. Lần nữa hắn giơ cái bình ra ánh sáng;
    Tuổi già có vinh dự và vất vả của nó
    Từ trước tới nay. Đi xuống địa ngục bằng những
    Cánh duỗi thẳng. Vỡ, vỡ, vỡ trên những hòn đá
    Xám lạnh của mi, ôi biển, và kể những câu
    Chuyện buồn về cái chết của những ông vua. Tôi
    Không nghĩ những câu chuyện buồn sẽ hát vì tôi.
    Timothy Steele
    AN AUBADE
    As she is showering, I wake to see
    A shine of earrings on the bedside stand,
    A single yellow sheet which, over me,
    Has folds as intricate as drapery
    In paintings from some fine old master’s hand.
    The pillow which , in dozing, I embraced
    Retains the salty sweetness of her skin;
    I sense her smooth back, buttocks, belly, waist,
    The leggy warmth which spread and gently laced
    Around my legs and loins, and drew me in.
    I stretch and curl about a bit and hear her
    Singing among the water’s hiss and race.
    Gradually the early light makes clear
    The perfume bottles by the dresser’s mirror,
    The silver flashlight, standing on its face,
    Which shares the corner of the dresser with
    An ivy spilling tendrils from a cup,
    And so content am I, I can forgive
    Pleasure for being brief and fugitive.
    I’ll stretch some more, but postpone getting up
    Until she finishes her shower and dries
    (Now this and now that foot placed on a chair)
    Her fineboned ankles, and her calves and thighs,
    The pink full nipples of her breasts, and ties
    Her towel up, turban-style, about her hair.
    Timothy Steele
    MỘT KHÚC NHẠC SỚM
    Trong lúc nàng tắm, tôi thức dây nhìn, một cặp
    Bông tai lấp lánh trên cái giá cạnh giường, một
    Tấm chăn đơn màu vàng, kéo ngang qua tôi, xếp
    Nếp phức tạp như tấm màn cửa trong những bức
    Tranh từ bàn tay của những bậc thầy già giặn.
    Cái gối, trong giấc ngủ chập chờn, tôi ôm còn
    Vương vị ngọt mặn của da thịt nàng; tôi cảm
    Nhận tấm lưng, mông, bụng, eo mượt mà của nàng,
    Sự nồng ấm của đôi chân thon dài quấn lấy
    Chân và hông tôi, và kéo tôi vào. Tôi duỗi
    Mình và cuộn lại một chút và nghe nàng hát
    Giữa tiếng nước tuôn chảy xè xè. Dần dần ánh
    Sáng sớm rõ hơn, những lọ dầu thơm bên tấm
    Gương của bàn trang điểm, cái đèn pin bằng bạc
    Dựng úp mặt, ở góc bàn trang điểm, một chiếc
    Ly cắm một dây leo trường sinh tỏa xuống. Và
    Tôi thỏa mãn làm sao, có thể tha thứ niềm
    Lạc thú vì ngắn ngủi và thóang qua. Tôi tính
    Duỗi mình thêm, nhưng ngừng lại tỉnh giấc. Cho đến
    Khi nàng tắm xong và lau khô (lúc bàn chân
    Này lúc bàn chân kia đặt lên chiếc ghế), những
    Mắt cá chân xương mịn, những bắp chân và bắp
    Vế, những núm vú vun đầy màu hồng của nàng,
    Và nàng đội cái khăn xếp, gấp chéo lên tóc.
    Andrew Hudgins
    ELEGY FOR MY FATHER,
    WHO IS NOT DEAD
    One day I’ll lift the telephone
    and be told my father’s dead. He’s ready.
    In the sureness of his faith, he talks
    about the world beyond this world
    as though his reservations have
    been made. I think he wants to go,
    a little bit – a new desire
    to travel up, an itch
    to see fresh worlds. Or older ones.
    He thinks that when I follow him
    he’ll wrap me in his arms and laugh,
    the way he did when I arrived
    on earth. I do not think he’s right.
    He’s ready. I am not. I can’t
    just say good-bye as cheerfully
    ss if he were embarking on a trip
    to make my later trip go well.
    I see myself on deck, convinced
    his ship’s gone down, while he’s comvinced
    I’ll see him standing on the dock
    and waving, shouting, Welcome back.
    Andrew Hudgins
    BÀI AI VÃN CHO CHA TÔI,
    NGƯỜI KHÔNG CHẾT
    Một hôm tôi nhắc điện thọai lên và
    được biết về cái chết của cha tôi.
    Ông sẵn sàng. Trong sự chắc chắn của
    niềm tin, ông nói về thế giới ở
    bên kia thế giới này y như thể
    ông đã dành được một chỗ trước. Tôi
    nghĩ ông khá là muốn đi – một khao
    khát mới tăng cao, ngứa ngáy nhìn những
    thế giới tươi mới. Hoặc xưa cũ. Ông
    tưởng ra rằng khi tôi chết theo, ông
    sẽ ôm tôi trong tay và cười, cái
    cách của ông khi tôi sinh ra. Tôi
    không cho là ông đúng. Ông sẵn sàng.
    Tôi thì không. Tôi không thể chỉ nói
    lời từ biệt một cách vui vẻ cứ
    như là ông đang lên tàu du hành
    để làm cuộc du hành sau đó của
    tôi xuông xẻ. Tôi thấy mình trên boong
    tàu, tin chắc con tàu của ông chìm
    xuống, trong lúc ông tin chắc tôi sẽ
    thấy ông đứng trên cầu tàu và vẫy
    tay, la lớn, Hãy trở lại nhé.
    Frederick Turner
    THE WHEAT FIELD
    This field of rustling wheat has gone from green
    To almost hazy blue, to rufous gold.
    Piers Plowman’s plot is what it seems to mean,
    Eternal blessings sown a hundredfold,
    Time’s wheel of tilth and fallow, reap and glean.
    This glory is the mark of death to him
    Who travels the North Dallas corridor.
    These last years of the old millennium
    Wealth in its heyday rises to a roar
    Along the freeways of computerdom,
    And field by field, wood by dappled wood,
    The city, eating northward, prepotent,
    Engorges land as its essential food.
    They’ll sow, the year before development,
    A field of corn to suck the soil’s last good.
    This golden plot’s the mark upon the tree
    That tells the woodman which one must come down;
    It is the fever when the HIV
    Plants its pale banner in the body’s town:
    It is the sign of Man’s apostasy.
    And the observer in his car or plane
    Would on first seeing mourn this cruelty,
    Meadows never to see the sun again,
    Nature the victim to modernity
    – And all the gracenotes of that grim refrain.
    But there’s a chivalry of experience,
    That carries thought beyond its first crude test,
    That makes an actor of an audience,
    And will not be content with second-best.
    Creation flourishes on turbulence;
    For what will happen here after the reaping?
    The roads will come, the pipes and sewers and wires,
    Young families will set up their housekeeping
    In raw bright rooms that after a few years
    Will be the secret nests of children sleeping;
    Strange birds will fly among the orchard-trees
    Where once huge flocks of starlings veered and wheeled;
    Flowers bred by Romans, Arabs, Japanese,
    Are planted there, where all was empty field,
    By African and Asian refugees.
    The golden corn has got another meaning;
    Trans-substanced to a further sacrament;
    New bread will rise fragrant out of the gleaning;
    The human is what nature always meant;
    The golden fall is but another greening
    Into the dark fields of the firmament.
    From the author: “The suburbs north of Dallas, especially Richardson, Plano and McKinney, have become a second Silicon Valley with high tech computer, communications, nanotech, and biotech companies.  Agricultural fields are being bulldozed to create new housing for the thousands of workers in the new corporate campuses.  Those workers come not only from North America but all over the world.
    When a field is sown with wheat, it is a sign that this will be the last crop before the bulldozers move in.  The wheat field is for people of British ancestry a symbol of the “field full of folk”, the ancient medieval world of Christendom that the poet William Langland described in “Piers Plowman”, a traditional image of home, ancestral values, a worshipful attitude to heaven and earth, and a natural lifestyle.  My poem mourns the loss of that world, but also celebrates the emergence of a new “field full of folk”, a multi-ethnic community that is creating the future.
    Cordially,
    Fred”
    ___________________________________________________________
    Frederick Turner
    CÁNH ĐỒNG LÚA MÌ
    Cánh đồng xào xạc lúa mì đã biến mất từ
    Màu lục diệp thành màu xanh mù sương, rồi vàng
    Hung. Vùng đất trong câu truyện Piers Plowman
    Ngụ ý, những hồng ân vĩnh cửu đã được gieo
    Xuống cả trăm lần, qua bánh xe thời gian của
    Đất cày và ải, gặt hái và thu họach. Niềm
    Vinh quang này, nay còn đâu, xuyên suốt hành lang
    North Dallas. Những năm tháng cuối cùng của thiên
    Niên kỷ ầm ĩ nổi lên sự thịnh vượng của
    Thời vàng son dọc theo những xa lộ của vương
    Quốc điện tóan, và cánh đồng tiếp giáp cánh đồng,
    Rừng cây lốm đốm rừng cây, thành thị ăn lan về
    Hướng Bắc, lấn lướt, nghiến ngấu đất đai như thực
    Phẩm không thể thiếu. Họ gieo, năm trước khi mở
    Mang, cánh đồng ngũ cốc, tận dụng đất trồng cho
    Mùa gặt cuối. Cánh đồng ngũ cốc này chẳng khác
    Nào dấu ghi trên cây dặn người tiều phu phải
    Đốn ngã; đó là cơn sốt khi HIV
    Cấy những biểu ngữ tái xanh trên thân thể thị
    Trấn: dấu hiệu suy đồi đạo lý Con Người. Và
    Người quan sát từ xe hoặc máy bay, đầu tiên
    Là thương tiếc cho sự tàn ác này, những đồng
    Cỏ không bao giờ thấy mặt trời lần nữa, thiên
    Nhiên là nạn nhân của thời hiện đại – và tất
    Cả những nốt nhạc không thiết yếu của điệp khúc
    Ảm đạm đó. Nhưng có một trải nghiệm mang tinh
    Thần hiệp sĩ đưa ý tưởng vượt quá thử nghiệm
    Thô sơ ban đầu, làm diễn viên trong một khán
    Giả, và sẽ không bằng lòng với những gì không
    Hòan hảo. Sự sáng tạo nở hoa trong hỗn lọan;
    Và điều gì sẽ xảy ra ở đây sau kỳ
    Thu họach? Đó là những con đường sẽ hiện ra,
    Điện nước cống rãnh, những gia đình trẻ sắp xếp
    Công việc nhà, trong những căn phòng sáng sủa, mới
    Tinh để sau đó vài năm trở thành tổ ấm
    Cho con trẻ; những con chim kỳ lạ sẽ bay
    Trên những vườn cây ăn trái nơi đã có lần
    Những bầy chim đá đổi chiều và bay lượn; những
    Lòai hoa giống La Mã, Ả rập Nhật bản, được
    Trồng bởi những người tị nạn Phi châu và Á châu,
    Nơi trước kia tòan là cánh đồng hoang. Cánh đồng
    Ngũ cốc có một ý nghĩa khác; xuyên bản thể
    Tới một lễ bí tích xa hơn. Bánh mì mới
    Tỏa hương thơm từ sự thu nhặt; với thiên nhiên,
    Con người luôn luôn giá trị; sự biến mất của
    Lúa mì chỉ là khởi điểm khác bên trong những
    Cánh đồng u tối của bầu trời.
    Chú thích
    Lời tác giả: Những vùng ngọai ô ở Bắc Dallas, đặc biệt là Ricardson, Plano và McKinney, đã trở thành Thung Lũng Silicon thứ hai với kỹ thuật cao về điện tóan, những công ty về mạng lưới tin học, kỹ thuật số, và kỹ thuật sinh học. Những cánh đồng nông nghiệp bị san phẳng để xây những khu nhà mới cho hàng ngàn công nhân trong những khuôn viên của những công ty mới. Những công nhân này chẳng phải đến từ Bắc Mỹ mà còn ở khắp nơi trên thế giới.
    Khi một cánh đồng lúa mì đã gieo, thì đó là dấu hiệu của một vụ mùa chót trước khi những xe ủi đất bắt đầu làm việc. Cánh đồng lúa mì, đối với những người tổ tiên là người Anh, là “field full of fold” (cõi người), biểu tượng cho những người theo đạo Cơ đốc thời trung cổ và cổ đại mà nhà thơ  William Langland đã diễn tả trong “Piers Plowman”. “Cõi người” ấy chính là hình ảnh gia đình truyền thống, giá trị truyền thừa, thái độ tôn kính thiên đường hạ giới, và đời sống thiên nhiên. Bài thơ của tôi thương tiếc cho thế giới đó, nhưng đồng thời cũng tán dương sự nổi lên của một “cõi người” mới, một cộng đồng đa chủng tộc kiến tạo tương lai.
    Piers Ploughman (viết năm 1360–1387) hay Visio Willelmi de Petro Ploughman (William’s Vision of Piers Ploughman) là tựa đề bài thơ ngụ ngôn Anh thời Trung cổ của William Langland được viết theo kỹ thuật điệp âm (alliterative: âm hay chữ đầu trước hai hay nhiều âm hay chữ tiếp theo) và không vần, chia thành từng đọan, gọi là “passus” (Latin là “step”). Piers Ploughman được những nhà phê bình coi như là một trong những tác phẩm lớn của văn học Anh, cùng với Canterbury Tales của Chauser, và Sir Gawain và the Green Knight trong thời Trung cổ.
    Bài thơ bắt đầu nơi Malvern Hills ở Malvern, Worcestershire, Anh. Một người đàn ông tên là Will thiếp ngủ và thấy một tòa tháp trên một ngọn đồi và một thành lũy dưới một thung lũng sâu; giữa những biểu tượng thiên đường và địa ngục đó, là “cõi người” (field full of folk), đại diện cho thế giới lòai người. Trong phần đầu, Piers, một người thợ cày khiêm tốn, xuất hiện và nhận mình như một người kể truyện, dẫn đường tới sự thật. Những phần sau, liên quan tới người kể đi tìm những nhân vật Dowel, Dobet and Dobest.
    From Wikipedia, the free encyclopedia
    Frederick Feirstein
    FATHER AND SON
    Finally I’ve learned forgiveness at this age,
    For your mistakes that crippled me,
    Which I’ve repeated. I have seen far worse.
    You made them out of ignorance, not choice.
    The rage I had, the wisdom that I lacked
    Amaze me now, as if a page
    That I was reading suddenly caught fire
    And images of you tumbled from the smoke,
    Words you mumbled when you were very tired,
    Dying, your hand in mine, that long last night,
    Both knowing you had lost all breath to fight.
    “It’s late,” you said, “I don’t want you to go.
    But you have to leave me.” So I sighed
    And, like a child in winter, buttoned up my coat.
    “I love you,” we said simultaneously.
    “Kiss your son for me,” who then was four months old.
    The next day you were found unsaveable and cold.
    So if I try to save you on this page
    And if you try to save me from your realm,
    Eons away, distances so vast
    It seems a microscopic stage our past
    Of father and son struggling through myth
    Which we enacted witlessly and sick,
    Dumb, irreconcilable, compelled
    To make this seeming paradise a hell
    In which we sleptwalked like the shade you are,
    The shadow of a man I hoped to be.
    Why were we burdened, little you and me
    Or, as you often said, “How can this be?”
    From the author: This poem alludes to is the tragic reconciliation I had with my father the day he died and my feelings later in which I sought forgiveness and found forgiveness for the difficulties in our relationship. In childhood we were very close. In my adolescence it was a difficult time for both of us. Its placement in the book is meant to suggest a parallel between our sleepwalking through life and the sleepwalkers in the 9/ll poem, that is the relationship between private and public trauma I talk about in the Afterword.
    As you can gather, my poetry books are not collections but are carefully structured books.
    ________________________________________
    Frederick Feirstein
    CHA VÀ CON
    Cuối cùng, ở tuổi này, con đã học được sự
    Tha thứ, vì những sai sót của cha đã làm
    Hỏng con, những sai sót đó con đã lập lại.
    Tệ hại hơn nhiều. Những sai sót do cha không
    Biết, chứ đâu chọn lựa. Con đã có thừa giận
    Dữ, và thiếu sự khôn ngoan. Điều đó bây giờ
    Làm con ngạc nhiên, như thể một trang sách con
    Đang đọc bất thình lình bắt lửa. Và hình ảnh
    Của cha ngã nhào từ cột khói, những tiếng cha
    Lầm bầm khi đã mệt lả, lúc hấp hối, con
    Đã nắm tay cha, đêm dài cuối cùng đó, cả
    Hai chúng ta đều biết cha đã chiến đấu đến
    Hết hơi. “Trễ rồi,” cha nói, “Cha không muốn
    Con đi. Nhưng con phải bỏ cha ở lại.” Lúc
    Đó con đã thở dài. Và, như một đứa trẻ
    Trong mùa Đông, con cài áo khóac. “Con (cha) thương
    Cha (con),” chúng ta cùng nói. “Hôn đứa cháu cho
    Cha,” đứa cháu mới bốn tháng tuổi. Hôm sau, cha
    Được tìm thấy đã chết và lạnh. Như thế, nếu
    Con cứu cha trên trang giấy này và nếu cha
    Cứu con từ vương quốc của cha, khỏang thời gian
    Vô tận vụt qua, khỏang cách mênh mông đó, tưởng
    Như một sân khấu vi mô, quá khứ của chúng
    Ta của cha và con vẫy vùng qua huyền thọai
    Mà chúng ta đã diễn vai như mất hồn và
    Chán ngán, đần độn, bất tương nhượng, thúc bách để
    Làm cái thiên đường ra vẻ này là địa ngục
    Trong đó chúng ta đã mộng du như thể cha
    Là cái bóng, cái bóng của người đàn ông con
    Mong được trở thành. Tại sao chúng ta bị đè
    Nặng, tuổi thơ của cha và con hoặc, như cha
    Thường nói, “Làm sao lại có thể thế này nhỉ?”
    Lời tác giả: Những ám dụ của bài thơ này, là sự hòa giải đầy bi kịch. Tôi đã ở bên người cha của mình khi ông chết, và những cảm xúc sau đó là tìm kiếm sự tha thứ và đã tìm thấy sự tha thứ cho những cảnh khó khăn trong mối liên hệ cha con. Trong thời thơ ấu, tôi rất gần gũi ông. Trong thời thanh niên là lúc khó khăn cho cả hai chúng tôi. Sự tìm kiếm đó trong cuốn sách hàm ý sự trùng hợp giữa sự mộng du của chúng tôi xuyên suốt cuộc đời và những kẻ mộng du trong bài thơ về biến cố 9/11, đó là sự liên hệ giữa cơn chấn thương riêng và chung mà tôi đã nói trong Lời Cuối.
    Như bạn biết, những tập thơ của tôi không phải chỉ là những tuyển tập mà còn là những tập thơ được kết cấu cẩn thận.
    Tóm tắt tiểu sử
    Marilyn Hacker
    Sinh năm 1942. Tác phẩm: Presentation Piece, Separations, Love, Death and the Changing of the Seasons, Going Back to the River, và Winter Numbers.
    Rafael Campo
    Sinh năm 1964. Tác phẩm: The Other Was Me The Poetry of  Healing: A Doctor’s Education in Empathy, Identity and Desire.
    Tom Disch
    Sinh năm 1940. Tác phẩm: Burn This, Dark Verses and LightYes, Let’s.
    Dana Gioia
    Sinh năm 1950. Tác phẩm: Daily HoroscopeThe Gods of Winter.
    R. S. Gwynn
    Sinh năm 1948. Tác phẩm: The Drive-in, Body Bags, The NarcissiadThe Area Code of God.
    Timothy Steele
    Sinh năm 1948. Tác phẩm: Uncertainties and Rest, The Prudent Heart, Sapphics Against Anger,The Color Wheel.
    Andrew Huggins
    Sinh năm 1951. Tác phẩm: Saints and Strangers, The Never-Ending, và The Glass Hammer.
    Frederick Turner
    Sinh năm 1943. Tác phẩm: The New Worl: An Epic poem, Natural Classicism: Essays on Literature and Science, Genesis: An Epic Poem, Rebirthof value: Meditations on Beauty, Ecology, Religion and Education, April Wind.
    Frederick Feirstein
    Sinh năm 1940. Tác phẩm: New& Selected Poems.
    ——————————-
    (Nguồn: Tạp chí Sông Hương số 280/tháng 6-2012)

    Leave a Reply

    Subscribe to get notified of the latest Tin Tho updates.

    spot_img

    Up Next

    Discover

    Other Articles