Cuộc “hội ngộ vàng son” của hội họa

PHAN THÀNH


Rất lâu rồi Huế mới có một cuộc hội ngộ tác phẩm của các danh họa thu hút đông đảo công chúng tìm đến thưởng lãm. Cuộc hội ngộ ấy là cả một quá trình gian nan trong hành trình sưu tập kể từ khi Bảo tàng Mỹ thuật Huế thành lập vào cuối năm 2018 – đến nay đã 5 năm.


Trong không gian số 15 Lê Lợi, TP. Huế cạnh dòng Hương thơ mộng, nhiều người chậm rãi để chiêm ngưỡng những tác phẩm tiêu biểu. Trưng bày trong gần một tháng và mở cửa miễn phí, đó như cơ hội để nhiều người tận mắt chứng kiến tuyệt tác mang phong cách riêng của mỗi họa sĩ. Ở đó, người xem diện kiến được những tác phẩm của Tôn Thất Đào, Tôn Thất Sa, Tôn Thất Văn, Bửu Chỉ, Mai Trung Thứ, Hoàng Đăng Nhuận, Trương Bé, Đỗ Kỳ Hoàng, Vĩnh Phối, Đinh Cường, Phan Xuân Sanh, Võ Xuân Huy… Đó là những danh tài hội họa người gốc Huế hoặc sinh sống, học tập và làm việc tại Huế đã góp phần xây dựng nền mỹ thuật Huế, từ những thập niên đầu của thế kỷ 20 đến nay, như đúng tiêu chí sưu tập mà bảo tàng hướng đến.

Từ trên xuống, trái qua: tác phẩm Làm xiếc của họa sĩ Bửu Chỉ, tác phẩm Lăng Tự Đức của họa sĩ Tôn Thất Văn, tác phẩm Gối kiếm của họa sĩ Phan Xuân Sanh

Nhiều người chú ý với tuyệt tác của họa sĩ Tôn Thất Đào, hiệu trưởng đầu tiên Trường Mỹ thuật Huế. Đó là tác phẩm “Thiếu nữ bên hoa sen” (lụa, 50x70cm), vì lý do riêng mà bức tranh này từng nằm trong Trường đại học Nghệ thuật Huế, về sau qua nhiều đợt thương thảo, vận động và được gia đình đồng ý chuyển nhượng cho bảo tàng. Cách đó không xa, tác phẩm “Lăng Tự Đức” (sơn dầu trên bố, 1,1×1,5m) của cố họa sĩ Tôn Thất Văn khiến nhiều người mê mẩn, đắm đuối với nữ sinh trong tà áo dài hòa quyện cảnh sắc các công trình kiến trúc bên trong lăng Tự Đức. Cũng do cơ duyên, tác phẩm được vẽ vào năm 1972 này từng được nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Hoàng (TP. Huế) sở hữu lại từ một người ở TP. Hồ Chí Minh. Về sau, anh Hoàng đã nhượng lại, bổ sung vào bộ sưu tập tranh quý của Bảo tàng Mỹ thuật Huế và triển lãm lần này.

Những tác phẩm tiêu biểu đại diện cho tên tuổi các họa sĩ lần đầu được hội ngộ đã cuốn hút người xem

Trong số 68 tác phẩm được sưu tập từ ngân sách nhà nước, không thể không nhắc đến tác phẩm “Cô gái trong lồng chim” của cố danh họa Mai Trung Thứ – một trong những họa sĩ tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và từng gắn bó với đất Cố đô khi có những năm tháng dạy tại Trường Quốc Học Huế. Tác phẩm này từng thuộc sở hữu của ông Phan Đình Hối (TP. Huế) và được ông “gửi gắm” lại cho bảo tàng. Rồi những “Vàng son lấp lánh” của cố họa sĩ Trương Bé, hay phố mộng mơ của “nghệ sĩ giang hồ xứ Huế” Hoàng Đăng Nhuận… như níu người xem đắm chìm trong muôn vàn cảm xúc.

Nhiều người yêu hội họa đã không khỏi xúc động khi lần đầu tiên được chứng kiến tận mắt những tuyệt tác này. Bởi lẽ, vì nhiều lý do mà 5 năm qua các tác phẩm được Bảo tàng Mỹ thuật Huế “cất kho” và đây là lần đầu tiên được đưa ra triển lãm. Nhà sưu tập cổ vật Nguyễn Hữu Hoàng, người từng nhượng tác phẩm mỹ thuật cho bảo tàng dù có cơ hội thưởng lãm nhưng vẫn phải thốt lên rằng: “Tuyệt đẹp! Sang trọng quá!”.

Một góc không gian trưng bày các tác phẩm của các họa sĩ được Bảo tàng Mỹ thuật Huế sưu tập trong 5 năm qua

Theo anh Hoàng, đây là những tác phẩm quý, những tên tuổi ấy không thể thiếu khi nhắc đến mỹ thuật của đất Cố đô. “Hy vọng rằng, rồi đây sẽ có nhiều, nhiều hơn nữa những tác phẩm quý được bảo tàng sưu tập để bảo tồn, lưu giữ, tôn vinh giá trị mỹ thuật Huế”, anh Hoàng mong mỏi khi đang ngắm tác phẩm bằng chất liệu sơn dầu “Không đề 1” của cố họa sĩ Võ Xuân Huy.

Gặp lại nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin trong không gian “hội ngộ”, ánh mắt ông ánh lên niềm vui, bởi sau gần 20 năm thai nghén từ khi ông còn đương chức và 5 năm thành lập, các tác phẩm mới được đưa ra với công chúng. “Đây là sự kiện rất đặc biệt, bởi nó đã được ấp ủ từ 2 thập niên về trước. Từ khi chưa có bảo tàng, chúng tôi – những người hoạt động trong ngành văn hóa dù đề xuất không thành, nhưng với các nỗ lực tự thân đã chủ động sưu tập bằng nguồn kinh phí rất hạn hẹp để có những tác phẩm ưng ý nhất, làm tiền đề cho sự ra đời của Bảo tàng Mỹ thuật ngày hôm nay”, ông Hoa xúc động khi chậm rãi ngắm những tác phẩm của các họa sĩ tên tuổi.

Một trong những tác phẩm của họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận khiến người xem mê mẩn

Với nhiều chuyên gia, những người hoạt động trong lĩnh vực hội họa, số lượng sưu tập được trong 5 năm qua của một Bảo tàng Mỹ thuật là chưa nhiều. Nhưng với bối cảnh ra đời muộn, gặp nhiều khó khăn đó là một nỗ lực đáng ghi nhận. Theo TS. họa sĩ Nguyễn Thiện Đức – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, các tác phẩm được Bảo tàng Mỹ thuật Huế sưu tập và đưa ra công chúng ngày hôm nay đã tạo được dấu ấn riêng biệt. Ông gọi các tác phẩm đó “là những viên gạch đầu tiên”, rất xứng đáng và hy vọng trong tương lai với đà phát triển như thế sẽ trở thành bảo tàng mỹ thuật chất lượng.

Tác phẩm Lễ truyền lô của họa sĩ Đỗ Kỳ Hoàng được Trung tâm Bảo tồn di tích Huế tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế

Với ông Đức, sự hiện diện của nhiều tên tuổi trong bộ sưu tập này là rất quý. Họ là thế hệ đầu tiên của giai đoạn cận đại và đặt nền móng cho mỹ thuật hiện đại, đặc biệt là mỹ thuật Huế. “Dù chưa đầy đủ các tên tuổi nhưng như vậy là quá tốt. Bởi việc sưu tập các tác phẩm mỹ thuật, đặc biệt của các tác giả tên tuổi ngày càng khan hiếm, gặp khó khăn khi cạnh tranh với các nhà sưu tập tư nhân”, ông Đức chia sẻ.


Ảnh: NHẬT MINH – Thiết kế: QUANG THIỀU

Source link

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

DẤU QUÊ / TRACES OF MY HOMELAND

Tập “Dấu Quê” của Khế Iêm có tính đổi mới, nét hấp dẫn, lại dễ hiểu, tất cả cùng một lúc – là điều hiếm có trong thơ! Bài thơ đầu tiên cung cấp một dẫn nhập tốt về thi pháp của ông, cũng như về sự phát hiện của tập thơ rằng chúng ta làm gì với những hồi ức đầy tiềm lực [để bùng phát] về những nơi chốn chúng ta đã mất đi

THƠ PHẢN CHIẾN TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH VIỆT NAM

  Nguyễn Lương Ba Lối phê bình ấn tượng luôn chú...

Như thế…Tôi đã đến với Tân hình thức.

When we try to help others, they consider us enemies. But we can thank them because, through them, we can know the nature of each person. The Wuhan Virus helps us to recognize the good and the bad, to rise above both to retain our human affection. Thanks to that, new love arises. Hopefully.

Keki N Daruwalla: The Poet and Novelist

KEKI N. DARUWALLA THE POET AND NOVELIST by ASHA VISWAS...

POETRY

Căn bản so sánh của Robinson cho thơ hiện đại là những thành đạt vĩ đại của Whitman, càng trở nên rõ ràng hơn nếu chúng ta để bài thơ “Oh for a poet – for a beacon bright” cạnh bài thơ “Walt Whitman,” của ông, bắt đầu với câu “Bài-hát-(của)-bậc-thầy đã chấm dứt” (The master-songs are ended) – chấm dứt với cái chết của Whitman.

Related Articles

TUẦN THƠ 02: CHÙM THƠ NHIỀU NGƯỜI VIẾT

TIẾNG HÁT TỪ CỔ XƯA Chàng thất lạc tới ngôi nhà hoang phế những con đừơng dẫn lối xưa như cỏ dại và chàng đẩy cửa vào như cánh cửa đẩy chàng vào căn phòng lờ mờ tím than và chàng đọc trên bức vách những con chữ ngoằn ngòeo bay ra mùi ẩm mốc của thứ thời gian đặc lại và lõang tan trong lớp bụi bậm tự thuở nào còn văng vẳng tiếng cười đùa trong cơn huyên náo của tình yêu như tiếng reo ca của dục lạc tiếng nước chảy trong chiều hè và dòng sông nước mắt và nước mắt dòng sông …

Poem: Your Lifestyle Awaits

Biên soạn bởi John Miles | Tháng Chín 15, 2021 Monique Holton Paradise is there to be found, not lost, suggests this week’s Poet’s Corner contribution from...

TUẦN THƠ 40: ?

Sáng tác xin gửi về Diễn đàn hoặc email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com | info@tintho.net Xuân Thủy ĐỨA TRẺ XA MẸ  Đứa trẻ xa mẹ lâu rồi đứa trẻ gặp lại mẹ...

Khám phá thêm từ THO VIET

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc