DẤU QUÊ / TRACES OF MY HOMELAND

    Tập “Dấu Quê” của Khế Iêm có tính đổi mới, nét hấp dẫn, lại dễ hiểu, tất cả cùng một lúc – là điều hiếm có trong thơ! Bài thơ đầu tiên cung cấp một dẫn nhập tốt về thi pháp của ông, cũng như về sự phát hiện của tập thơ rằng chúng ta làm gì với những hồi ức đầy tiềm lực [để bùng phát] về những nơi chốn chúng ta đã mất đi

    GIỚI THIỆU DẤU QUÊ
    INTRODUCTION TO TRACES OF MY HOMELAND

    Tom Riordan


    Tập “Dấu Quê” của Khế Iêm có tính đổi mới, nét hấp dẫn, lại dễ hiểu, tất cả cùng một lúc – là điều hiếm có trong thơ! Bài thơ đầu tiên cung cấp một dẫn nhập tốt về thi pháp của ông, cũng như về sự phát hiện của tập thơ rằng chúng ta làm gì với những hồi ức đầy tiềm lực [để bùng phát] về những nơi chốn chúng ta đã mất đi:

    trút hơi         thở
                    và ngồi duỗi ra
    vào một nơi tưởng là đã tay trắng
              khom
              lưng      bất động như thế cho đến khi giọt
              chuông chiều kia làm tan đi người và    vật
              kiến tạo im ắng mà lâu nay                    bị
             che lấp bởi cánh liếp của                 lời kinh

    Chúng ta thảy đều từng bị đuổi khỏi nhiều nơi chốn, khởi đầu là khỏi tử cung người mẹ, và rồi vào một thời điểm nào đó, khỏi tuổi thơ. Chúng ta đã từng lìa khỏi – hoặc là, trái với ý nguyện của chúng ta, từng bị buộc phải lìa khỏi – những người, những ngôi nhà, những thành phố, những quốc gia. Những gì chúng ta còn lại là những hồi ức của một bản ngã xưa cũ mà nó cùng đi theo tới nơi ở mới của chúng ta, nơi mà tại đó chúng ta cần phải xây đắp một bản ngã mới. Chúng ta xử trí thế nào với những hồi ức đó?

    Trong bài thơ có tựa đề “Dấu Quê”, Khế Iêm tự hỏi liệu là đủ chăng khi

              phà vào lũ mục
             tử bằng đất nung
             vói tay nhón cái phôi

             pha với khói


             vẽ lại hình dạng đã thành quen
             thói

    Trong bài “Với Gió”, ông suy tính xem liệu có thể

             ngồi lênh đênh trên đồi tranh      cởi nắng
             buộc vào cành non.

    Xuyên suốt những bài thơ đó, là nét thuần nhất rõ rệt. Hầu như bất kì bài thơ nào cũng có thể biểu trưng cho toàn tập thơ, tuy thế lại không là sự lặp lại. Hết thảy chúng ta, hoặc là

                     phố lai lai (cáu)
              đấm như trời giáng vào
              mênh
    hoặc
              há
              miệng cho chim chóc nhặt những
              cọng mây giắt răng

    hoặc

              duỗi một chân
              đồng thời ném mẫu thuốc ra ngoài không
             gian
    hoặc

             câm như thóc
    Khế Iêm có quan điểm thực dụng và đầy niềm thương cảm,

              túm lấy hồn nhiên
              hỏi cho ra chỗ vô lý

    Cố gắng neo chặt vào những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, nhưng ông nhìn ra nét hài hước trong chúng –

              mai nhớ ra ga trở về nơi chôn nhau
              nhé

    Như vậy, đâu là sự dự đoán của ông, và của chúng ta? Có những

              tình câm
              nén lại ngoài cửa ngoài

    Chúng ta có được những cơ hội. Như trong bài “Ấm Ớ”, nếu chúng ta đủ mạnh để

              trói chặt
              những khoảng khắc, và ngã
              hôn tang thương
              cùng mộng
    thì chúng ta có cơ may để
              chộp lấy hoang vu trên mắt biếc
              hôn nhanh nhanh

    Nếu chúng ta có thể gom đủ niềm can đảm để giữ được một khoảng cách nào đó giữa bản thân chúng ta với quá khứ, thì chúng ta có thể thành công trong cuộc di cư tị nạn. Trong bài thơ cuối cùng, “Gửi Người Đồng hành”, những người nhập cư thành tựu đó rời bỏ nguồn gốc của họ – dù đó là nơi trước-khi-ra-đời, là tuổi thơ, hoặc quê hương –

              đang run lên vì mưa sa
                                         ngoài dặm
              một cõi thinh không nằm trong sương

    Đối với tôi, đó dường như là khoảnh khắc mà nhà thơ đã tới được một nơi nào khác, đã nói lời chào tạm biệt cái xưa cũ, và cuối cùng dường như sẵn sàng để bước vào và ngụ cư tại nơi nào đó mới mẻ.

    Vậy nên vào lúc này tôi đã trông đợi tập thơ kế tiếp của Khế Iêm rồi. Ông ta đã tới được nơi đâu? Ông đã tìm kiếm được những gì? Cái tôi mới của ông sẽ nói lên những gì, khi giờ đây ông không còn là một di dân, mà là một lãng tử?

    Phạm Kiều Tùng dịch

    “Traces of My Homeland” by Khe Iem is innovative, fascinating and clear, all at once – rare, in poetry! The first poem gives a good introduction to his poetics, as well as to the book’s exploration of what we do with potent memories of places we’ve lost:

    pour out        breaths
                    and sit stretched
    into a place empty-handed
              bend
              back                   motionless as such until a drop
              of afternoon bell dissolves the self and     objects
              that are created lie silent as in the past       being
              covered up by the lattice wings of            prayers

    We’ve all been kicked out of places, starting with the womb and then, at some point, childhood. We have moved away from – or been removed against our will from – people, houses, cities, nations. What we are left with are powerful memories of an old self that comes along to our new location, where we need to construct a new self. How do we deal with those memories?

    In his title poem “Vestiges,” Khe Iem wonders if it is enough to

              breathe life into
              clay figurines of herders
              reach out to pinch the
              vanishing smoke
    and
              redrawing the images that have become
              habitual
    In “With the Wind,” he contemplates the possibility of
              sitting atop a grassy hill       untying sunlight
              tying it to a young branch.

    All through these poems, there is a fine unity. Almost any of them could represent the whole collection, yet there is no repetition. Whether we are all

                         A town of half-breeds (angered)
               punching the air, lost to
              the world
    or an
              open
              mouth for the birds to
              gather cloud,

    or

              stretching one leg out
              while simultaneously flicking a cigarette butt into
              space
    or
              mute as paddy

    Khe Iem’s viewpoint is pragmatic and compassionate,

              grasping for the natural
              requesting the unreasonable
    that was it for me

    Trying to stay anchored in life’s practicalities, he sees the humor in them –

              tomorrow remember to leave for the station to return
              to one’s birthplace
              okay

    So then, what is his, and our, prognosis? There are

              feelings of falling in love
              suppressed from beyond the front door

    We have opportunities. If, as in “Stammering,” we are strong enough to

              bind
              the moments, and cast
              a mournful kiss
              to dreams
    we have a chance of
              catching the wildness in azure eyes
              kissing quickly

    If we can gather up enough courage to put some distance between ourselves and the past, we can successfully emigrate. In the last poem, “To Those Who Made the Journey,” these successful immigrant leave their origins – whether prebirth, childhood or homeland–

               shuddering in a heavy rainfall
                                                    miles away
              a silent empty region lying in the mist

    To me, this feels like the moment where the poet has arrived somewhere else, has said goodbye to the old, and finally feels ready to enter and inhabit something new.
    So, I look forward to Khe Iem’s next book now too. Where has he come to? What has he found? What will his new self say, now that he is no longer an emigrant, but an adventurer?

    Bạn đọc có thể đọc trực tiếp hoặc đặt mua sách, báo
    đóng góp, thơ, tiểu luận xin Gửi về Diễn đàn hoặc Email về Ban Biên Tập 
    Chân thành cảm ơn!


    GHI CHÚ CỦA TÁC GIẢ
     AUTHOR’S NOTES


    Tập thơ “Dấu Quê” được sáng tác trong khỏang 1994 – 1996, xuất bản lần thứ nhất tháng 12 – 1996. Đây là tập thơ tự do, sau tập thơ vần điệu được sáng tác tại Việt nam, tập “Thanh Xuân”, theo phong cách truyền thống thơ Việt, ý ở ngòai lời. Thơ tự do “Dấu Quê” chủ vào việc tìm kiếm cấu trúc thơ trong quan điểm hình thức và nội dung là một, khác hẳn với những dòng thơ tự do Việt nam trước đó, đặc biệt là vào thập niên 1960 ở cả miền Nam lẫn miền Bắc, chủ vào cái hay của ngôn từ. Có thể nói, do sự khác biệt khí hậu văn hóa đã tạo ra hai cách làm thơ khác hẳn.

    Nhà thơ Tom Riordan cho rằng,

    “Những gì chúng ta còn lại là những hồi ức của một bản ngã xưa cũ mà nó cùng đi theo tới nơi ở mới của chúng ta, nơi mà tại đó chúng ta cần phải xây đắp một bản ngã mới. Chúng ta xử trí thế nào với những hồi ức đó?”

    Điều đó có thể đúng với đời sống hiện thực, nhưng trong thơ thì sao? Tôi cho rằng khi hòa nhập vào khí hậu văn hóa khác, chúng ta không hề rời bỏ cái ngã cũ hay tạo ra cái ngã mới, mà thật ra chúng ta hòa nhập vào cái không–ngã. Nếu không thì chúng ta chẳng bao giờ tạo ra được một dòng thơ khác.

    Sau “Dấu Quê”, tôi không còn làm thơ vần điệu hay thơ tự do nữa, mà chuyển qua thơ Tân hình thức Việt, một thể loại nối kết được rất nhiều yếu tố thơ từ truyền thống tới hiện đại, từ thơ tiếng Anh tới thơ tiếng Việt. Đưa tới khả năng, báo hiệu những sáng tác mang tính tập thể. Bởi trong thời đại của mạng xã hội, mỗi cá nhân vừa hiện diện, vừa không hiện diện, mập mờ giữa ảo và thực. Mạng xã hội nối kết và hoà tan con người thành những hiện thân (avatar) vô danh. Vì thế, sáng tác đơn lẻ của một cá nhân cần kết hợp với những sáng tác tập thể để đáp ứng với tầm vóc của thời đại.

    “Mỗi nhà thơ như một tinh cầu cô lẻ, mở ra một lối riêng chỉ vừa một người đi trong cái dù che của từ pháp, chỉ vài năm là bí lối. Trong khi thơ, đáng ra không thể là tiểu lộ, phải là đại lộ, hàng ngàn người cùng đi mà vẫn rộng thênh, không thấy đường cùng.” (Bước Ra, Khế Iêm, Tan Hinh Thuc  Publishing Club)

    Tập thơ song ngữ Tân hình thức “Thơ Khác”, xuất bản năm 2011, cùng với “Dấu Quê” là hai tập thơ sáng tác ở Mỹ, như được sinh ra trong sự tình cờ của lịch sử, bởi nếu không có ngày 30 tháng 4 – 1975 thì tôi không có mặt trên đất nứơc này.

    Tôi chân thành cám ơn nhà biên tập Carol J. Compton, dịch giả Do Vinh và nhà thơ Tom Riordan đã dành cho tôi rất nhiều cảm tình trong cuộc hành trình đầy thi vị này, của thơ.

    This collection of poetry, “Traces of My Homeland”, was composed by Vietnamese language between 1994 and 1996 and was published as “Dấu Quê” in December of 1996. It is structural poetry which form is only an extension of content.  Another formal poetry collection (including some free verse), “Thanh Xuân” (Youth), which I composed a long time ago in Viet Nam (1970s and 1980s) depended on excellent words and an idea-beyond-words. “Thanh Xuân” was composed in Viet Nam; “Traces of My Homeland” was composed in the United States.  So we can say that the cultural climate creates different ways of composing poetry.

    Poet Tom Riordan wrote, in the introduction to “Traces of My Homeland”,

    “What we are left with are powerful memories of an old self that comes along to our new location, where we need to construct a new self. How do we deal with those memories?”

    This would be true in real life, but how about in poetry?  I think that when we integrate ourselves into different cultural climates, we never leave the old self or create a new self but instead integrate into the no–self. If we do not integrate into the no-self, we cannot fly into a new space to make a differ- ent kind of poetry.

    After writing “Dấu Quê”, I discovered a movement of American New Formalists that already existed and joined with them; then I founded Vietnamese New Formalism. Vietnamese  New  Formalism  is  a  kind  of  poetry  which links many principles together, from traditional to modern, from English language to Vietnamese language poetry, and predicts composition by the masses.  Maybe in the age of Facebook, “each individual has a presence, without being present, creating ambiguity between the virtual and the real. Social networks and personal connections dissolve into the anonymous incarnations of avatars. So, the compositions of the individual ought to be combined with collective compo- sitions as a response to the magnitude of the era.

    “Each poet who travels under the umbrella of rheto- ric forges a narrow path like a lonely planet. That path will lead to a dead-end in a few years. Poetry cannot be a narrow path for one; it should be a large thoroughfare for thousands and thousands of travel- ers, and it should even have room for more. It should lead to infinity, not to a dead-end. (Khế Iêm, Stepping Out, Tan Hinh Thuc Publishing Club, 2012)

    The bilingual poetry and the new formalism in “Other Po- etry” (published in 2011) and free verse in “Traces of My Homeland” were both written in the United States and were created by a chance of history. If there had been no April 30, 1975, I would never have been in this country.

    I express my sincere gratitude to English language editor Carol J. Compton, translator DoVinh, and poet Tom Rior- dan, who are in sympathy with me in this poetic journey.

    ĐỌC TRÊN ISSUU


    TRACES OF MY HOMELAND


    Khế Iêm
    Poems

    Translator: Do Vinh
    Editor: Carol J. Compton

    Tan Hinh Thuc Publishing Club
    2013

    P. O. Box 1745
    Garden Grove, CA 92842

    World Wide Web Site
    http://www.thotanhinhthuc.org

    ©2014 by Khế Iêm
    All rights reserved

    Printed in The United States of America

    Library of Congress Control Number:
    2013947386
    ISBN 978-0-9885096-3-4


    CONTENTS

    Introduction To Traces Of My Homeland 15
    Tom Riordan 21
    Author’s Notes 22


    Part 1: Structure

    Níu lại | Lingering 25
    Nhau qua | Crossing 26
    Cà phê | Coffee 27
    Chợ trời | Open-Air Market 28
    Ngẫm ra | Reflecting 29
    Đêm | Night 30
    Dấu quê | Vestiges Of My Homeland 31
    Giận | Anger 32
    Hoa thị | The Persimmon Flower 33
    Lộng ngôn | Exaggeration 34
    Biển xanh | The Blue Ocean 35
    Ngày | A Day 36
    Trầm mình | Immersing Self 38
    Với gió | Against The Wind 39
    Co duỗi | Shrink And Stretch 40
    Khẽ gọi | Calling Softly 41
    Ngọn nguồn | The Source 42
    Dấu vết | Traces 43
    Rơi ra | Falling Apart     44
    Bình minh | Dawn   45
    Quay gót | Turn On One’s Heel     46
    Nheo | Squinting         47
    Hí kịch | Comedy           48
    Muôn thú | Wild Animals     49
    Phiền Muộn | Sadness           50
    Lời | Words  51
    Buông quanh | Pacing  52
    Cánh sầu | Wings Of Sorrow          53
    Cấm | Forbidden        54
    Cỏ ngàn | Fields Of Grass            55
    Quay | Turn     56
    Chống gậy | Leaning On A Cane      57
    Câm | Mute    58
    Chấm phá | A Sketch          59
    Quát tháo | Shouting          60
    Máng rơm | Manger 61
    Tìm kiếm | Search On       62
    Phiêu lãng | Wandering       63
    Han rỉ | Rusty   64
    Vô lý |Unreasonable  65
    Ngàn chim | Thousands Of Birds     66
    Mai kia | Someday          67
    Bến lữ | Traveler’s Port 68
    Kịch một giây | A Play In One Second  69
    Thiếu phụ | Young Woman  70
    Chiều | Evening           71
    Nghẹn | Choke  72
    Đá | Glancing          73
    Cội nguồn | Origin   74
    Trong cõi | On The Horizon           75
    Dặn | Direction          76
    Hỏi | Ask      77
    Kiếm sống | Making A Living            78


    Part 2: Traces Of My Homeland

    Bến sương | Misty Port         81
    Nghi hoặc | Doubt   82
    Chốn khác | Another Place  83
    Khoảng khắc | A Moment        84
    Giả tảng | Pretend            85
    Ấm ớ | Stammering      86
    Gửi người đồng hành | To Those Who Made The Journey       87


    Part 3: Ngục Biếc | The Bluish-Green Prison       91


    Biography        99


    Front cover: Painting by Nguyễn Đại Giang
    Bìa: Tranh Nguyễn Đại Giang


    <

    p style=”text-align: center;”> 

    Leave a Reply

    Subscribe to get notified of the latest Tin Tho updates.

    spot_img

    Up Next

    Discover

    Other Articles