VIRUS VŨ HÁN VÀ VƯƠNG VẤN TÌNH NGƯỜI /
WUHAN VIRUS AND CONSULTING HUMANITY
Khế Iêm
Con người với cái tên Homo erectus (erect man) xuất hiện từ Phi châu, và bắt đầu có mặt trên trái đất vào khoảng 1 triệu 6 tới 300 ngàn năm trước đây. Trí thông minh giúp họ di cư tới Âu châu và Đông Á châu, và đặc biệt, phát minh ra ngôn ngữ trong mối giao tiếp. Họ hợp tác với nhau săn mồi, phân phối thực phẩm, và cuối cùng, phát minh ra lửa vào 400 ngàn năm trước. Sự khác biệt giữa Homo erectus và Homo sapiens là chiều cao – hơn nhau một cái đầu – trán nhô ra như khỉ, còn trí óc chỉ bằng 70 % trí óc của chúng ta bây giờ. Giữa Homo erectus và con người hiện đại chuyển từ hai giai đoạn của Homo sapiens: Homo sapiens cổ xưa khoảng 300 tới 125 ngàn năm trước, và Neanderthal Man khoảng 40 ngàn năm trước. Neanderthal Man tạo ra dụng cụ bằng đá như dao, dựng nên chỗ ở bằng cành cây, hang hốc … săn thú rừng như hươu, nai … Họ biết thiêu xác và cúng thức ăn cho người chết. Những người Neanderthal Man mất dấu vào khoảng 40 hoặc 30 ngàn năm trước. Và lịch sử chỉ bắt đầu được viết vào khoảng 3200 B.C ở Summer, vùng Mesopotamia cổ, nay thuộc iraq, Syria, Phi châu. Văn minh nhân loại xuất phát từ Ai Cập, từ trước năm 3100 B.C. Ai cập mở mang hệ thống chữ viết Hieroglyphic. Hieroglyphic căn cứ trên 3 đặc tính: pictograph (lối chữ hình vẽ), Syllable (âm tiết), alphabet (bảng chữ cái). Hai đặc tính trước hợp thành chữ cuneiform (hình nêm), riêng đặc tính 3 hình thành hệ thống Alphabet vào khoảng 1400 B.C. Sau đó, người Phoenicians, thuộc người Semitic ở phía Đông bờ biển Mediterranean, chuyển thành Alphabet cho những người Hebrews, Arabs, Greeks, và Romans. Văn minh Hy Lạp xuất hiện từ nhiều trăm năm, trước khi thành Athens được thành lập. Tác phẩm Iliad của Homer, “Troy War” (Cuộc Chiến Thành Troy), được viết vào khoảng 8 thế kỷ trước B. C. Như vậy, lịch sử Hy lạp đã bắt đầu trên một ngàn năm trước Socrates (470 – 399 B. C.) Đơn vị hành chính là các thành bang, bao gồm Athens và Sparta. Thời kỳ đầu, các thành bang theo chế độ quân chủ. Nhưng về sau, nền dân chủ đặc biệt được thành lập tại Athens. Tuy nhiên chế độ dân chủ ở Hy Lạp cổ khác xa so với ngày nay, chỉ những công dân nam giới mới được quyền bầu cử. Hai đặc tính chính của văn minh Hy Lạp, ngoài thể chế dân chủ, còn có phương pháp giáo dục cổ điển, phát huy trí tuệ và sức sáng tạo của con người. Đó cũng là hai đặc tính châu Âu tiếp thu từ Hy Lạp, sau đó phát triển thành hai yếu tố nền tảng của văn minh phương Tây bây giờ, Thời Trung cổ, kết thúc vào thế kỷ 15, văn minh châu Âu tiếp nối văn minh Hy Lạp, với phong trào Phục hưng, bắt đầu từ thế kỷ 15 tới 18, tại Florence, Ý. Vào cuối thế kỷ 18, Anh phát minh ra động cơ hơi nước, đến khoảng thập kỷ 1860s, tiếp theo là điện tín, điện thoại, đường sắt, áp dụng dây chuyền sản xuất hàng loạt, kinh tế, nhờ thế kỹ thuật bắt đầu phát triển. Từ giữa thế kỷ thứ 16, các nước châu Âu hình thành chủ nghĩa tư bản, đi tìm kiếm tài nguyên, thuộc địa, xâm chiếm các nước châu Á, châu Phi. Đến đầu thế kỷ XX, Đức vượt qua Anh, Pháp, trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu, và là nước hiếu chiến nhất, đề cao chủng tộc Đức, tích cực chạy đua vũ trang. Nước Đức cùng Áo – Hung, Ý thành lập “phe Liên Minh” vào năm 1882, chuẩn bị chiến tranh. Năm 1914 – 1918, thế chiến thứ I xảy ra, giữa phe Hiệp Ước (Anh, Pháp, Nga, và sau đó là Hoa Kỳ, Brasil) và phe Liên Minh (Áo-Hung, Bulgaria và Ottoman). Sau thế chiến thứ nhất, khủng khoảng kinh tế xảy ra vào năm 1929, tiếp theo thế chiến thứ II (1939–1945) giữa các nước Anh, Pháp, Nga và sau đó Mỹ, với liên minh các nước Đức Ý Nhật. Kết thúc thế chiến II, Đức Ý Nhật bại trận, và tình trạng kinh tế châu Âu kiệt quệ, chấm dứt nền văn minh sau hơn 400 năm. Thế giới rơi vào cuộc chiến tranh lạnh, giữa Mỹ và Nga, cho đến năm 1989, khi Liên bang Xô Viết tan rã, và vị tổng thống đầu tiên của Nga là Yelsin đắc cử vào năm 1991, Mỹ và Nga hợp tác trở lại. Thế giới bước vào thời đại toàn cầu hóa. Trước thế chiến thứ I, châu Âu đã có cơn đại dịch gọi là Cái chết đen, bùng phát tại Ý, bắt nguồn từ Trung quốc hoặc Trung Á (vùng này có Con đường Tơ lụa và có những người dân du mục, từng là điểm trung chuyển hàng hóa giữa Đông Á, Nam Á, Trung Đông và châu Âu.) Trong khoảng cuối thập niên 1320s hoặc 1330s, các thương gia và binh lính đã mang căn bệnh này tới bán đảo Krym (Phía Nam Ukraina) theo con đường tơ lụa. Một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết cho rằng đại dịch bùng nổ ở chính khu vực này. Trong cả 2 trường hợp, bệnh dịch đều đã từ Krym lan đi khắp Bắc Âu, Tây Âu và Bắc Phi trong thập niên 1340s. Tổng cộng có khoảng 75 triệu người chết, trong đó 25 – 50 triệu là dân số châu Âu. Như vậy Cái Chết Đen là thủ phạm gây ra cái chết của khoảng 30 – 60% dân số châu Âu. Nhưng dịch bệnh Vũ Hán, cũng bắt nguồn từ Trung quốc rồi phát tại Ý, sau đó lan qua các nước Âu châu. Nhưng ngoài châu Âu, còn lan qua Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới, vì các phương tiện di chuyển hàng không trở thành phổ biến. Số người chết chưa thể so sánh với đại dịch Cái chết đen – tuy số ca lây nhiễm cũng đã lên tới hàng triệu – vì cơn dịch bệnh chỉ mới bùng phát, nhưng khó trở thành đại dịch, vì dụng cụ y tế và thuốc men là kỹ nghệ đã phát triển tột cùng. Sau thế chiến II, nước Anh trả lại độc lập cho các nước họ đô hộ, không cần chiến tranh dành độc lập gì cả. Nước Pháp cũng trả lại độc lập cho các nước Phi châu. Văn minh châu Âu chuyển sang Hoa Kỳ về mọi mặt, từ văn hóa, chính trị, khoa học kỹ thuật, Hoa Kỳ trở thành cường quốc trên thế giới. Văn minh phương Tây, quay về với con người, với niềm tin tôn giáo, sau khi trải qua hai cuộc thế chiến. Ngẫm lại, nước Mỹ vĩ đại không phải do sức mạnh quân sự hay khoa học kỹ thuật, mà do lòng vị tha, giúp đỡ mọi đất nước khốn khó vì tai ương, bão táp, hay bị các nước khác xâm chiếm, tiếp nhận các đợt sóng di cư từ khắp nơi trên thế giới … Những hội từ thiện Hoa Kỳ giúp đỡ trẻ em nghèo, mồ côi, tất cả đều thể hiện bằng hành động cụ thể, không phải chỉ qua lời nói. Tại sao nước Mỹ như thế, lại trở thành cơn dịch bệnh hàng đầu thế giới? Có phải vì đó là cái giá phải trả cho nền văn minh? Như văn minh châu Âu phải trả bằng đại dịch Cái chết đen? Tại sao có người đầy lòng nhân ái, giúp đỡ người khác, nhưng lại nhận được cái giá khổ đau? Khổ đau không có không? Cái nghĩ và cái tình, hai cái khác nhau. Hạnh phúc nằm ở nơi cái tình (bên não phải), còn cái nghĩ (bên não trái) làm ra khổ đau. Có người nghiêng về não phải, có người nghiêng về não trái. Thế kỷ 20, khi kỹ thuật tiến nhanh, con người đa số nghiêng về não trái. Chúng ta cần dung hòa giữa tình và lý. Nếu không vượt qua được cái lý, thì không đến được cái tình. Trường hợp giúp đỡ người khác, thay vì trả ơn, họ lại coi chúng ta là kẻ thù. Nhưng hãy cám ơn họ, vì nhờ họ mà chúng ta biết rõ bản chất mỗi con người. Virus Vũ Hán giúp chúng ta nhận rõ cái tốt, xấu, vượt lên cả hai, để còn giữ lại tình người. Nhờ vậy, cái tình mới nảy sinh. Mong thay. Source Materials
|
Humans with the name Homo erectus (upright human) appeared in Africa and began to inhabit the rest of the world from 1.6 million to 300,000 years ago. Their intelligence helped them migrate to Europe and East Asia. They collaborated on hunting and distributing food and eventually adopted the use of fire 400,000 years ago. The difference between Homo erectus and Homo sapiens is the height – more than a head – and the protrusion of the forehead, which sticks out like a monkey, although they had only 70% of our brain capacity. Between Homo erectus and modern humans we have two stages of Homo sapiens: the ancient Homo sapiens of about 300 to 125 thousand years ago and Homo sapiens neanderthalensis, which lived appeared about 40,000 years after that. Neanderthals created stone tools, like knives, built houses with branches, burrows…and they can hunted wild animals – such as deer. They burned the bodies of their dead and offered food to them. Neanderthals disappeared around 30 to 40 thousand years ago, yet history began to be written only around 3200 BCE in Sumer, in ancient Mesopotamia, which is now Iraq. Human civilization comes from Egypt before 3100 BCE. Egypt expanded the Hieroglyphic writing system. Hieroglyphics are based on three characteristics: pictographs, syllables and a system of individual letters. The first two properties also constitute cuneiform, and the third became the Alphabet around 1400 BCE. The Phoenicians, a Semitic people on the eastern coast of the Mediterranean, transformed the Alphabet into a writing system which was further developed by the later Hebrew, Greek and Roman civilizations. Greek civilization dates back hundreds of years before the founding of Athens. Homer’s Iliad, about the “Trojan War,” was written about eight centuries before the common era. Thus, Greek history began over a thousand years before Socrates (470 – 399 BCE). Ancient Greek administrative units were separate city-states, including Athens and Sparta. In the early days of Greek civilization, the Greek city-states followed a monarchic model. But a special form of democracy was later established in Athens. However, the democracy of ancient Greece was very different from the democracy of today The two main characteristics of Greek civilization are democratic institutions as well as classical educational methods, which promote human intelligence and creativity. With the end of the Medieval period in the 15th century, European civilization rediscovered Greek civilization, giving birth to the Renaissance movement from the 15th through the 18th centuries, starting in Florence, Italy. At the end of the 18th century, the steam engine was invented in England, and, thanks to such later inventions as the telegraph, the telephone, the railroad and mass production, economies and technologies began to develop more rapidly. From the middle of the 16th century onward, European countries formed capitalist economies, seeking ever more resources and invading and colonizing Africa, Asia and the Americas. By the beginning of the 20th century, Germany had surpassed England and France economically, becoming a leading industrial power and the most belligerent nation in Europe, promoting notions of “German supremacy” and starting another arms race. Germany, the Austro-Hungarian Empire and Italy established the “Triple Alliance” in 1882, preparing for war. From 1914 through 1918, World War I took place between the Allies (England, France, Russia, and later the United States and Brazil) and the Central Powers (the Austro-Hungarian Empire, Germany, Bulgaria and the Ottoman Empire). After World War I, an economic crisis occurred in 1929, and World War II (1939 – 1945) followed between Britain, France, the Soviet Union, China and the United States, and the alliance of Germany, Italy and Japan. At the end of World War II, Germany and Japan were defeated, and the economic situation in Europe was exhausted, leading to a collapse after 400 years of civilizational growth. The world then became involved in the Cold War between the United States and the Soviet Union until 1989, when the Soviet Union disintegrated. The first Russian president, Boris Yeltsin, was elected in 1991, which led to the United States cooperating with Russia again. Thus, the world entered the new era. Europe has experienced several pandemics, such as the Black Death, in the past. In the mid-1340s, merchants and soldiers brought the Black Death from Central Asia to the Krym Peninsula (southern Ukraine) along the Silk Road. The disease spread from Krym through the Black Sea region, the Aegean Sea region, the entire Mediterranean Sea region, southern Europe, northern Europe and finally northeastern Europe (Moscow) by 1352. In total, about 75 million people died, including about 25 million Europeans. Thus, the Black Death was the cause of death for about one-third of the European population. The Wuhan Virus (Wuhan is the capital of Wubei province) arose in China. It then spread rapidly to Europe and North America because global air travel has become easy. The number of deaths caused by the Wuhan Virus is not comparable to the number of deaths caused by the Black Death pandemic, perhaps because the Wuhan disease has only recently broken out. The Wuhan Virus might not have originally seemed likely to transform into a pandemic because of medical equipment and medicines and the continuing development of the medical industry. After World War II, Britain returned independence to the countries which it had once dominated, and these countries thus had no need for war to regain independence. France also returned independence to several African countries which it had once dominated. European civilization seemed to yield to the United States in all aspects of culture, politics, science and technology as the United States became the dominant world power. Western civilization, recently returned to the people with religious beliefs. In this retrospective vision, America was not great due to military power or scientific technology but by altruism, by helping every country which was made miserable by disasters, storms or invasion by other countries. American charities help the poor and orphaned children, as expressed by specific actions, not just through words. Why did America become the world leader in the number of infections in the Wuhan Virus pandemic? (Total cases: 1,7000,000 – Deaths: 100,500). Is it because the infections are the price to pay for civilization? Why are there people who are full of kindness, helping others but receiving the cost of suffering? Is there suffering? Thought and love are two different things. Happiness lies within love (in the right hemisphere), and thought (in the left hemisphere) causes suffering. Some people rely on the right brain, while other people rely on the left brain. In the 20th century, when technology advanced, most people became inclined toward the left brain. We need to reconcile ourselves between love and reason. If we cannot overcome reason, we cannot obtain love. When we try to help others, they consider us enemies. But we can thank them because, through them, we can know the nature of each person. The Wuhan Virus helps us to recognize the good and the bad, to rise above both to retain our human affection. Thanks to that, new love arises. Hopefully. Monday, May 04 – 2020 Translated by Dr. William B. Noseworthy |