Báo Giấy • Tháng 12 năm 2020 • Năm thứ 4 • Số 63

    Home Ebook Báo Giấy • Tháng 12 năm 2020 • Năm thứ 4 • Số 63

    Email: tapchitho2022@gmail.com • www.thotanhinhthucviet.vn

    THƯ TÒA SOẠN

    Tờ báo song ngữ Poetry Journal # 11 gồm 36 trang, với 9 bài thơ Tân hình thúc Việt dịch qua tiếng Anh, và thơ của 20 nhà thơ Mỹ dịch qua tiếng Việt. Đây là số báo nhiều trang nhất, gần gấp đôi so với số báo trước, và là số đặc biệt về con Virus Vũ Hán. Báo song ngữ Poetry Journal là tờ báo duy nhất ở hải ngoại tiếp cận với những nhà thơ nổi tiếng của dòng chính Mỹ, bao gồm cả thơ tự do lẫn thể luật. Cũng chính vì vậy mà đã có đề nghị tổ chức cuộc hội thảo về thơ Mỹ và Việt của tạp chí Sông Hương vào năm 2016. Cuộc hội thảo tuy không được giấy phép, nhưng cũng đã tạo nên tiếng vang, đưa tới cuộc hội thảo về thơ Tân hình thức, đại học văn hóa Hà Nội. Và sau đó là buổi đọc thơ Mỹ Việt do nhà thơ danh dự tiểu bang California, Dana Gioia, tổ chức tại Irvine, ngày 20 tháng 11, 2016, với sự tham dự của Khế Iêm và nhạc sĩ Tina Huỳnh. Trước đó, vào năm 2006, là cuộc hội thảo (panel), chủ đề, “Poetry as a Window on History and Change in Southeast Asia” (Thơ như cánh cửa sổ qua lịch sử và biến đổi tại Đông Nam Á), với ba nước Thái Lan, Phi Luật Tân và Việt Nam.

    Thơ gắn liền với ngôn ngữ, mà ngôn ngữ lại gắn liền với hồn dân tộc. Thơ, nếu dịch ra ngôn ngữ khác, chỉ còn xác chứ hồn thì không. Riêng với thơ Mỹ, thuộc ngôn ngữ đa âm, bao gồm 2 yếu tố Ý tưởng và Nhịp điệu, cần dịch ra tiếng Việt, để người làm thơ có thể học hỏi thêm. Vì thơ Việt là một ngôn ngữ đơn âm, nên thơ vần điệu không thể chuyển tải tư tưởng, và thơ tự do chỉ là những suy nghĩ rời rạc. Cái hay của thơ là cái hay ở cách dùng chữ. Mục đích của thơ Tân hình thức Việt là kết hợp giữa vần điệu và tự do, tạo thành một thể thơ mới, phù hợp với hai yếu tố Ý tưởng và Nhịp điệu, để chuyển dịch và giới thiệu ra ngoài thế giới. Nhưng cả hai yếu tố đều khó đối với người làm thơ. Ý tưởng không mới, còn nhịp điệu cũng không đủ mạnh. Bài thơ đọc lên tưởng như một đọan văn xuôi xuống dòng.

    Vì vậy, số lượng thơ đạt tiêu chuẩn hay, không nhiều. Nhưng chính nhờ một số thơ đạt yêu cầu nên thơ Tân hình thức Việt mới trở thành một phong trào thơ, được giới học thuật và khoa bảng quan tâm. Thơ là hình thái của sáng tạo, mà sáng tạo phải đổi mới.

    Trở lại vần đề dịch thuật. Khi chuyển dịch từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ khác, là cả một vấn đề. Thơ tùy thuộc vào ngôn ngữ, nên khi chuyển dịch, âm thanh của ngôn ngữ biến mất. Với tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm, dù là thơ vần hay tự do, chúng ta vẫn giữ được ý tưởng của câu dòng, nhưng với tiếng Việt, là ngôn ngữ đơn âm, thơ không chuyên chở ý tưởng, nếu dịch ra ngôn ngữ khác, sẽ thành vô nghĩa. Ngay cả với truyện và tiểu luận, muốn dịch ra tiếng Anh, nội dung phải lôi cuốn được người đọc Mỹ. Thơ Mỹ, cũng cần dịch ra tiếng Việt, giúp cho người làm thơ Việt quen dần với cách tạo ý tưởng trong thơ. Báo song ngữ Poetry Journal vì 6 tháng mới ra một số, cần kết hợp với Báo giấy, 2 tháng một số, để trở thành một loại báo thơ với đầy đủ các thể loại và dịch thuật.

    Nếu trước kia, chúng ta chuyển tải thơ Tân hình thức Việt ra tiếng Anh, thì bây giờ, tạm dừng lại, chờ cho đến khi đáp ứng được hai tiêu chuẩn, ý tưởng và nhịp điệu. Một thay đổi mới: Nếu trước kia, chúng ta thường dịch thơ Mỹ ra tiếng Việt, và thơ Tân hình thức Việt qua tiếng Anh, thì bây giờ, con virus Vũ Hán gợi cho chúng ta một ý tưởng: dịch những bài viết mới, là tâm tư của con người trước những biến động thời thế, bằng tiếng Việt ra tiếng Anh, phổ biến ra ngoài thế giới.

    – The Wuhan Virus And the Tragedy of Suffering (Virus Vũ Hán và Bi Kịch Khổ Đau)
    – Wuhan Virus and Consulting Humanity (Virus Vũ Hán và Vương Vấn Tình Người)
    - Wuhan Virus and Zero Degrees of Consciousness (Virus Vũ Hán và Độ Không Tâm Thức)
    – Wuhan Virus Drawings & Love Stories (Virus Vũ Hán và Câu Chuyện Tình Yêu)
    – (Virus Vũ Hán và Tâm Tư Sầu Muộn)

    Phần tiếng Anh 4 tiểu luận được đăng trên Blog Italy, sau đó, 2 tiểu luận song ngữ đầu tiên đã đăng trên Poetry Journal # 11. Những tiểu luận sau đó sẽ được lần lượt đăng trên Báo Giấy. Phần tiếng Anh đã được đăng trên Blog của Italy: http://immagine.poesia.over-blog.it/ bao gồm thêm: The Reverie-Forbidden Fruit And The World of Words by Trầm Phục Khắc, translated by Trần Vũ Liên Tâm, Những bài thơ: Con Mèo Đen (Black Cat), Chairs (Những Chiếc Ghế), Cà Phê (Coffee), Chợ Trời (Air-Market), Các tiểu luận: Giới Thiệu Thơ Tân Hình Thức Việt, Nhắc Lại 10 Năm (Introduction To Vietnamese New Formalism Poetry, A Review After 10 Years), Thơ Việt Trên Đường Biến Đổi (Contemporary Vietnamese Poetry On The Path Of Transformation, A Portrait Of Vietnamese Literature)

    Giải thưởng thơ Tân hình thức Việt: Với sự đóng góp của các nhà thơ Phạm Quốc Bảo, Nguyễn Lương Ba, Trầm Phục Khắc thêm vào quĩ thơ Tân hình thức, dùng số tiền lời hàng năm cho giải thưởng. Theo sự góp ý của nhà thơ Lê Hưng Tiến: “Có thể chúng ta sẽ tận dụng những mạnh thường quân yêu quý văn nghệ để có nhiều kinh phí làm giải thưởng. Giải thưởng thật lớn thì hiệu quả lan tỏa với những người hoạt động sáng tạo tham gia mới rộng. Hơn nữa, giải thưởng lớn này sẽ làm ảnh hưởng đến đông đảo đến những ai chưa quan tâm hoặc chưa biết gì về trào lưu Tân hình thức. Khi đó, chắc chắn Tân hình thức sẽ được thu hút sự nghiên cứu của hàn lâm, của nhà trường, và của những tên tuổi đóng góp cho Tân hình thức. Quan trọng mình phải tìm kiếm và xây dựng cho đối tượng sáng tạo có được thương hiệu về tên tuổi thì Tân hình thức mới có hiệu ứng với xã hội.”

    Category: , ,
    10.000  inc. Thuế 10.000  bán tại. Thuế

    Email: tapchitho2022@gmail.com • www.thotanhinhthucviet.vn

    THƯ TÒA SOẠN

    Tờ báo song ngữ Poetry Journal # 11 gồm 36 trang, với 9 bài thơ Tân hình thúc Việt dịch qua tiếng Anh, và thơ của 20 nhà thơ Mỹ dịch qua tiếng Việt. Đây là số báo nhiều trang nhất, gần gấp đôi so với số báo trước, và là số đặc biệt về con Virus Vũ Hán. Báo song ngữ Poetry Journal là tờ báo duy nhất ở hải ngoại tiếp cận với những nhà thơ nổi tiếng của dòng chính Mỹ, bao gồm cả thơ tự do lẫn thể luật. Cũng chính vì vậy mà đã có đề nghị tổ chức cuộc hội thảo về thơ Mỹ và Việt của tạp chí Sông Hương vào năm 2016. Cuộc hội thảo tuy không được giấy phép, nhưng cũng đã tạo nên tiếng vang, đưa tới cuộc hội thảo về thơ Tân hình thức, đại học văn hóa Hà Nội. Và sau đó là buổi đọc thơ Mỹ Việt do nhà thơ danh dự tiểu bang California, Dana Gioia, tổ chức tại Irvine, ngày 20 tháng 11, 2016, với sự tham dự của Khế Iêm và nhạc sĩ Tina Huỳnh. Trước đó, vào năm 2006, là cuộc hội thảo (panel), chủ đề, “Poetry as a Window on History and Change in Southeast Asia” (Thơ như cánh cửa sổ qua lịch sử và biến đổi tại Đông Nam Á), với ba nước Thái Lan, Phi Luật Tân và Việt Nam.

    Thơ gắn liền với ngôn ngữ, mà ngôn ngữ lại gắn liền với hồn dân tộc. Thơ, nếu dịch ra ngôn ngữ khác, chỉ còn xác chứ hồn thì không. Riêng với thơ Mỹ, thuộc ngôn ngữ đa âm, bao gồm 2 yếu tố Ý tưởng và Nhịp điệu, cần dịch ra tiếng Việt, để người làm thơ có thể học hỏi thêm. Vì thơ Việt là một ngôn ngữ đơn âm, nên thơ vần điệu không thể chuyển tải tư tưởng, và thơ tự do chỉ là những suy nghĩ rời rạc. Cái hay của thơ là cái hay ở cách dùng chữ. Mục đích của thơ Tân hình thức Việt là kết hợp giữa vần điệu và tự do, tạo thành một thể thơ mới, phù hợp với hai yếu tố Ý tưởng và Nhịp điệu, để chuyển dịch và giới thiệu ra ngoài thế giới. Nhưng cả hai yếu tố đều khó đối với người làm thơ. Ý tưởng không mới, còn nhịp điệu cũng không đủ mạnh. Bài thơ đọc lên tưởng như một đọan văn xuôi xuống dòng.

    Vì vậy, số lượng thơ đạt tiêu chuẩn hay, không nhiều. Nhưng chính nhờ một số thơ đạt yêu cầu nên thơ Tân hình thức Việt mới trở thành một phong trào thơ, được giới học thuật và khoa bảng quan tâm. Thơ là hình thái của sáng tạo, mà sáng tạo phải đổi mới.

    Trở lại vần đề dịch thuật. Khi chuyển dịch từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ khác, là cả một vấn đề. Thơ tùy thuộc vào ngôn ngữ, nên khi chuyển dịch, âm thanh của ngôn ngữ biến mất. Với tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm, dù là thơ vần hay tự do, chúng ta vẫn giữ được ý tưởng của câu dòng, nhưng với tiếng Việt, là ngôn ngữ đơn âm, thơ không chuyên chở ý tưởng, nếu dịch ra ngôn ngữ khác, sẽ thành vô nghĩa. Ngay cả với truyện và tiểu luận, muốn dịch ra tiếng Anh, nội dung phải lôi cuốn được người đọc Mỹ. Thơ Mỹ, cũng cần dịch ra tiếng Việt, giúp cho người làm thơ Việt quen dần với cách tạo ý tưởng trong thơ. Báo song ngữ Poetry Journal vì 6 tháng mới ra một số, cần kết hợp với Báo giấy, 2 tháng một số, để trở thành một loại báo thơ với đầy đủ các thể loại và dịch thuật.

    Nếu trước kia, chúng ta chuyển tải thơ Tân hình thức Việt ra tiếng Anh, thì bây giờ, tạm dừng lại, chờ cho đến khi đáp ứng được hai tiêu chuẩn, ý tưởng và nhịp điệu. Một thay đổi mới: Nếu trước kia, chúng ta thường dịch thơ Mỹ ra tiếng Việt, và thơ Tân hình thức Việt qua tiếng Anh, thì bây giờ, con virus Vũ Hán gợi cho chúng ta một ý tưởng: dịch những bài viết mới, là tâm tư của con người trước những biến động thời thế, bằng tiếng Việt ra tiếng Anh, phổ biến ra ngoài thế giới.

    – The Wuhan Virus And the Tragedy of Suffering (Virus Vũ Hán và Bi Kịch Khổ Đau)
    – Wuhan Virus and Consulting Humanity (Virus Vũ Hán và Vương Vấn Tình Người)
    - Wuhan Virus and Zero Degrees of Consciousness (Virus Vũ Hán và Độ Không Tâm Thức)
    – Wuhan Virus Drawings & Love Stories (Virus Vũ Hán và Câu Chuyện Tình Yêu)
    – (Virus Vũ Hán và Tâm Tư Sầu Muộn)

    Phần tiếng Anh 4 tiểu luận được đăng trên Blog Italy, sau đó, 2 tiểu luận song ngữ đầu tiên đã đăng trên Poetry Journal # 11. Những tiểu luận sau đó sẽ được lần lượt đăng trên Báo Giấy. Phần tiếng Anh đã được đăng trên Blog của Italy: http://immagine.poesia.over-blog.it/ bao gồm thêm: The Reverie-Forbidden Fruit And The World of Words by Trầm Phục Khắc, translated by Trần Vũ Liên Tâm, Những bài thơ: Con Mèo Đen (Black Cat), Chairs (Những Chiếc Ghế), Cà Phê (Coffee), Chợ Trời (Air-Market), Các tiểu luận: Giới Thiệu Thơ Tân Hình Thức Việt, Nhắc Lại 10 Năm (Introduction To Vietnamese New Formalism Poetry, A Review After 10 Years), Thơ Việt Trên Đường Biến Đổi (Contemporary Vietnamese Poetry On The Path Of Transformation, A Portrait Of Vietnamese Literature)

    Giải thưởng thơ Tân hình thức Việt: Với sự đóng góp của các nhà thơ Phạm Quốc Bảo, Nguyễn Lương Ba, Trầm Phục Khắc thêm vào quĩ thơ Tân hình thức, dùng số tiền lời hàng năm cho giải thưởng. Theo sự góp ý của nhà thơ Lê Hưng Tiến: “Có thể chúng ta sẽ tận dụng những mạnh thường quân yêu quý văn nghệ để có nhiều kinh phí làm giải thưởng. Giải thưởng thật lớn thì hiệu quả lan tỏa với những người hoạt động sáng tạo tham gia mới rộng. Hơn nữa, giải thưởng lớn này sẽ làm ảnh hưởng đến đông đảo đến những ai chưa quan tâm hoặc chưa biết gì về trào lưu Tân hình thức. Khi đó, chắc chắn Tân hình thức sẽ được thu hút sự nghiên cứu của hàn lâm, của nhà trường, và của những tên tuổi đóng góp cho Tân hình thức. Quan trọng mình phải tìm kiếm và xây dựng cho đối tượng sáng tạo có được thương hiệu về tên tuổi thì Tân hình thức mới có hiệu ứng với xã hội.”

    Reviews

    There are no reviews yet.

    Only logged in customers who have purchased this product may leave a review.