TUẦN THƠ 23: CƠN SÓNG ÐẦU TIÊN NĂM MỚI ÐẾN

    Giải Diễn đàn thơ Tân hình thức Việt được trao tặng cho những sáng tác thơ xuất sắc do các thành viên tham gia sáng tác trong mục “Thơ Sáng Tác” hoặc gửi về Ban biên tập thơ theo địa chỉ thư điện tử, địa chỉ bưu điện. Những sáng tác của những thành viên trong Ban quản trị và Ban biên tập không được xét để trao giải thưởng.

    Bùi Chát
    GHI CHÉP

    Trước trung tâm trưng bày của hãng
    Daewoo ở ngã tư Ðinh Tiên
    Hoàng là những cây rất to tỏa
    nhiều bóng mát, và những cây rất
    nhỏ dưới bóng mát đó. Rồi từ
    đâu đến một bà lão lặng lẽ
    ngồi dưới gốc cây, bà cứ lùa
    đôi mắt và chiếc nón về phía
    mọi người mà im lặng. Không ai
    hiểu gì hết, chắc chắn là không
    ai hiểu gì hết. Nếu nghi ngờ
    thì cứ xem; từ chiều đến giờ
    chiếc nón có gì, ngoài dăm chiếc
    lá rơi từ những cây kia. Tôi
    nghĩ, chỉ cây cối là hiểu. (Vì
    chính tôi cũng chẳng có đồng nào).

    Ðặng Thân
    CƠN SÓNG ÐẦU TIÊN NĂM MỚI ÐẾN

    tôi thấy giọt sương đầu tiên trên mái
    lá mắt em nhạt nhòa khóc than cho
    những nạn nhân sóng thần mà tạo hóa
    đã gây ra trong một giờ bất cẩn

    tôi nghe bài hát đầu tiên từ sâu
    thẳm trái tim tận cùng ngọn lưỡi em
    đang vang lên đuổi xua thế lực của
    bóng tối ngay trước giao thừa năm mới

    tôi cảm nhận trận cuồng ba trong từng
    tế bào tôi dội vang tun hút trong
    chuyến bay đầu tiên mà tôi lựa chọn
    đang hướng về sự chân thực sống động

    1.1.2005

    Ðinh Cường
    CÓ KHUÔN MẶT AI NHƯ

    Tôi vẽ tảng đá rồi mỗi ngày
    cứ ngồi nhìn trên những đường nứt
    có đường nào là lời sám hối
    không phải bên tảng đá năm xưa

    Ðức Giáo Hoàng đã đến sám hối
    tôi bỏ quên lớp rong rêu ngoài
    thành nội có con chim mùa hè
    cứ kêu hoài bắt cô trói cột

    như tiếng quê hương ngày lửa đạn
    tràn về thành phố chúng tôi chạy
    theo đoàn người trên quốc lộ một
    có mây bay trên đèo Hải vân

    đưa tôi đến phương nào khỏi Huế
    để bây giờ mùa thu trở lại
    mùa thu Virginia người ta
    đi xem lá vàng trên skyline

    mà sao tôi vẽ tảng đá như
    đứng sững có khuôn mặt ai như
    em nhìn xuống ký ức chìm lỉm
    vực sâu tôi hú tiếng vang dài…

    Virginia, 5. 2000

    Ðình Nguyên
    GỌI LÀ SỐNG

    Những cái chết không được
    báo trước. Có ai biết
    trước sẽ chết lúc nào.
    Chuyến bay định mệnh là

    chuyến mà lần kề cận
    với tử thần đầu tiên
    và cũng là cuối cùng.
    Chẳng đi đâu cả chỉ

    làm đúng nghĩa tầm mức
    dịch chuyển cần thiết, mà
    chết đột ngột vì cả
    tòa nhà sụp đổ, thì

    gọi là ngày định mệnh
    chăng? Có phải hai chữ
    định mệnh hay được áp
    đặt cho những cái chết

    không được báo trước. Như
    vậy chưa từng đi đâu
    chưa từng làm gì, mà
    đã biết mình chết ngay

    từ lúc bắt đầu, gọi
    là gì cho chính xác!
    Chết lần mòn chết từ
    từ gọi là sống nhé.

    30082004

    Ðỗ Kh.
    BÀ QUẢN GIA

    Chào Khiêm đã nhận được hình và
    điện thư thấy rất đẹp và buồn

    Thật ra không có buồn nhưng rất
    riêng tư thành thử chỉ có thể
    là đọc giả nhưng người đọc bao
    giờ cũng riêng có ý xem một

    Truyện về confetti bị đánh
    mất trên một con tàu biển tự
    hỏi ( không biết Cameron có
    đánh cắp để dùng cho Tita

    Nic) hôm nay mất một bức tường
    tự hỏi (trong nhà có chăng thừa
    nhiều vách ) tự hỏi ở cửa hàng
    bánh mì ( sao bà hàng lại trông

    Giống như một cái bánh ngọt vẽ
    vời ) tự hỏi mọi người đều có
    thấy mọi thứ như là một loài
    thông điệp mặc dù rất khó biết

    Nó muốn nói gì tiến trình của
    những kết luận hay: ai cũng có
    thể nghĩ này nghĩ kia và nghĩ
    thế nào cũng chẳng có gì đáng

    Ðể ý “ nhưng suy tư này không
    trong tầm của bà quản gia và
    do thế không được khai triển với
    những thành quả gặt hái có thể ”

    Tôi tự hỏi là ( nếu đời anh
    là một tiểu thuyết thì đã đến
    lúc bắt đầu nên viết ) Bích Nga

    (10/12/00)

    Ðoàn Minh Hải
    PHÓNG SINH LUÂN HỒI

    Người đàn bà mù bán vé số trên
    đường Tự Do, con đường một chiều, bây
    giờ đổi tên là Ðồng Khởi cũng một
    chiều. Lâu lâu tôi mới đi xuống phố

    một lần, cũng vẫn thấy người đàn bà
    mù đứng trên lề đường bán vé sốà
    Người đàn bà mù bán vé số trên
    đường Tự Do – Ðồng Khởi, sao chị không

    bán ở một con đuờng khác hoặc ở
    một đoạn đường nào khác trong thành phố
    mang tên bác? Chị bán sự may rủi
    này cho ai, cho những ai trong cái

    thành phố này? Có sự may rủi cho
    từng số phận con người không hay chính
    ai ban sự may rủi cho cả một
    dân tộcà Ngưới đàn bà mù bán vé

    số trên đường Tự Do – Ðồng Khởi. Chị
    cứ bán, suốt đời mãn kiếp chị vẫn
    mù, chị không thể nhìn thấy tôi, không
    thể nhìn thấy mọi người mà tôi thì

    cứ phải trông thấy chị đứng trên lề
    đường Tự Do – Ðồng Khởi, tay đưa ra
    những tấm vé số mời ông đi qua
    mời bà đi lại… Người đàn bà mù

    bán vé số trên đường Tự Do – Ðồng
    Khởi, chị bán được bao nhiêu vé, chị
    bán được cái gì trên con đường một
    chiều này, mà đôi mắt chị nhấp nháy

    trắng đục đầy nước mắt, nước mắt cũng
    chảy xuống một chiều. Người đàn bà mù
    bán vé số trên đường Tự Do – Ðồng
    Khởi, chị có thấy được bao nhiêu người

    trong cái thành phố mang tên bác này,
    bán vé số như chị; và bao nhiêu
    người mù như chị, kể cả nam phụ
    lão ấu, hữu danh vô vị, hữu vị

    vô danh bán vé số như chị. Làm
    sao chị thấy được vì chị là người
    đàn bà mù bán vé số trên lề
    đường Catinat – Tự Do – Ðồng khởià

    Ðức Phổ
    HOẠT CẢNH…

    Tôi đã gặp những chiếc hũ
    chìm lăn trên đường phố sài
    gòn, những chiếc hũ chìm lăn
    cùng với những chiếc xe dream
    nhật bổn trung quốc hàn quốc
    xe đạp xích lô đạp xích
    lô máy… có chiếc tự lăn…

    Những chiếc hũ chìm lăn cùng
    với bụi với rác với mánh
    mung chôm chỉa với nhân tình
    với bè bạn với niềm vui
    với nỗi buồn với sự thoải
    mái cởi bỏ lột xác sau
    một ngày lao động trí não
    lao động tay chân sau một
    ngày tầm phào bằng an vô
    sự không có việc chi làm…

    Dường như mỗi chiếc hũ chìm
    đều mang theo mình một tâm
    sự đôi khi giống nhau đôi
    khi khác nhau có những tâm
    sự vui cũng có những tâm
    sự buồn có những tâm sự
    vui buồn lẫn lộn lại có
    những tâm sự không vui không
    buồn chi… nên chi mỗi chiếc
    hũ chìm đều lăn mỗi kiểu
    đôi khi giống nhau đôi khi
    khác nhau có chiếc lăn bên
    này lạng bên kia có chiếc
    lăn chậm rùa bò có chiếc
    lăn bạt mạng bất kể sống
    chết què tay gãy chân thôi
    thì sống chết mặc bây mặc
    ta… nhằm nhò chi ba chuyện
    lẻ tẻ cứ lai rai ba
    sợi xả láng sáng lại lăn…

    Gyảng Anh Iên
    HỎI

    Hai người đàn bà vẫn
    còn mãi ngồi đan lưới
    hỏi nhau về cái gọi
    là định mệnh. “Có chăng

    cái chết là do trời
    định?” Người đàn bà thứ
    nhất nhìn ra biển, nơi
    con sóng thần đang di

    chuyển với vận tốc của
    chiếc máy bay ban nãy
    chẳng biết bay về đâu
    ngang qua bầu trời phía

    dưới có hai người đàn
    bà vẫn còn mãi ngồi
    đan lưới hỏi nhau về
    cái gọi là định mệnh.

    “Không có đâu, ví dụ
    nếu như hàng ngàn người
    cùng chết do động đất,
    lũ lụt hay hỏa hoạn

    thì chẳng lẽ số kiếp
    họ lại giống nhau hay
    sao?” Người đàn bà thứ
    hai cười và nhìn ra

    biển nơi con sóng thần
    đang di chuyển âm thầm
    dưới vùng nước sâu yên
    ả với vận tốc nhanh

    hơn suy nghĩ của hai
    người đàn bà vẫn đang
    mãi ngồi đan lưới hỏi
    nhau về cái gọi là

    định mệnh.

    Hà Nguyên Du
    EVERY POEM IS AN EPITAPH *

    bước tiến tôi sẽ là bước đếm đến
    mộ chí khi Thượng đế không cho
    con người làm phép cộng mà trừ theo
    số ba vạn sáu ngàn ngày mọi sinh

    vật chỉ như một cây nến tự nhiên
    thắp sáng hữu hạn để được tàn lụi
    và về lại chất nến biến hóa với bản sắc
    tiền định khóc với thẳm vực cười với

    chóp đỉnh … bi lạc lạc bi … vũ trụ
    là chiếc giá để cắm cây nến vậy
    là em nến tôi nến tình yêu mình
    nến gia quyến ta nến bằng hữu ta

    nến thế sự nến bài thơ tôi nến
    tập văn anh nến như Eliot
    nói every poem là nến
    hay hơn mỗi bài thơ là văn mộ

    chí mỗi tình yêu là mộ chí mỗi
    hơi thở là mộ chí mỗi làm tình
    là mộ chí thế giới mộ chí nhân
    tài mộ chí may mắn về mộ chí

    em đừng thất chí nên cố lấy chí
    mà lập chí để mình như mỗi bài
    thơ là mộ chí mộ chí mộ chí …
    hoa mộ chí lá mộ chí cây mộ

    chí tư tưởng mộ chí văn học mộ
    chí nghệ thuật mộ chí dân tộc mộ
    chí nhân duyên mộ chí hệ quả mộ
    chí thái cực mô chí đạo mộ chí …

    * ( Lời nói nổi tiếng của thi sĩ T.S Eliot
    người được tạp chí Time chọn là thi sĩ của thế kỷ )

    Hải Vân
    BIỂN KHUYA

    Tôi ngồi trên bãi biển một đêm
    không trăng sao, nghe sóng vỗ rì
    rào, và nghe như mình mất biệt
    Không còn gì tha thiết. Kể cả

    ánh đèn xa. Con tàu nào đi
    qua, thấy làm chi bàn tay vẫy…
    Bây giờ ai bật nhỉ: Một que
    diêm, chắc vui. Tôi muốn được mỉm

    cười dẫu với người rất lạ. Bởi
    vì anh, tất cả trong màn đêm
    Biển Khuya. Bởi vì anh lối về
    Mà tôi còn hạt cát… Hạt cát

    rồi sẽ nát. Sóng giạt tôi đi
    đâu? Ơi anh một trái sầu, chín
    trong tôi vườn mộng. Tôi hỏi thầm:
    Cuộc sống còn nghĩa gì nữa không?

    Biển chứa biết bao sông, tại sao
    mà biển mặn? Ước chi anh là
    nắng ấm, soi những tia sáng lóng
    lánh cho vỡ tung lòng Biển Khuya!

    Hồ Quỳnh Như
    ÐÊM SÂU BỌ

    Khi những búa đập xuống
    đời nhau, từ phiá căn
    nhà gỗ. Ở đó, hai
    cái bóng chụm đầu về

    một hành trình mang thai
    vượt ra ngoài trí nhớ.
    Ở đó, mọi toan tính
    nẩy mầm từ hốc mắt,

    nhầy nhụa máu. Ðêm
    sâu bọ hỗn độn. Sự
    sống yếu dần rồi tắt
    lịm.

    Sep.01.04

    Huỳnh Hữu Ủy
    NGÔI SAO CHỔI CỦA THẾ KỶ MỚI

    Buổi chiều ngồi bên bờ biển, nhìn
    những đám mây trôi qua, trôi qua,
    và hắn thấy mọi chuyện dường như
    chẳng có nghĩa lý gì. Mồi lửa

    chiến tranh đang muốn nổ bùng khắp
    nơi khắp nước khắp địa cầu. Những
    đám mây xám cũng đang biến dạng
    thành mây lửa vần vũ tàn khốc.

    Mưa gió bầm dập đã mấy ngày
    đường ngập lụt và những sấm sét
    cùng mây lửa không biết sẽ bùng
    nổ lúc nào. Và ngôi sao chổi

    ấy, ngôi sao chẳng ai trông đợi
    thì đang quét qua hắc ám trên
    đàn chiến hạm đổ về vùng biển
    nhắm tới. Hắn trốn chạy một nơi

    hung bạo để đến an toàn khu,
    thì hóa ra trung tâm thanh bình
    đã trở nên chính là trung tâm
    của lửa. Chẳng nghĩa lý gì, mẹ

    kiếp, chẳng nghĩa lý gì. Con chim
    hòa bình ngậm trái đất và cành
    nguyệt quế bay đi, chỉ còn ngôi
    sao lửa đang cháy đỏ khốc liệt

    tàn bạo chính giữa trái tim từ
    bi của thời đại mới.

    Feb 13, 03

    Huỳnh Lê Nhật Tấn
    NHỮNG MẮT XÍCH

    Tôi thấy mình muốn Nhảy bằng cánh
    chim Ưng đập trên thân của vị
    thần sự sống, bay cao lên vũ
    trụ nơi hành tinh sáng rạng hoàng

    hôn chưa có dấu chân con người.
    Nhảy từ thằng đạp xích lô xe
    thồ lên ông Chủ giàu có. Nhảy
    theo kiểu nịnh bợ, nhân viên quét “[N]hảy

    chữ nghĩa” lên chức Giám đốc, Nhảy
    từ mái nhà lợp lá rơm lèn
    xèn lên nhà lầu cao chót vót
    đến xe hơi bằng mọi hành vi

    thủ đoạn. Kẻ hầu cũng bắt chước
    Nhảy theo kiểu Nhảy bằng tất cả
    các điệu Nhảy. Nhảy tự do từ
    tháp Chàm thập tự Nhà thờ đến

    đỉnh [N]úi Ngự Chùa chiền… Nhảy theo
    kiểu Ô Dù che khuất bóng đen…
    Ðêm khuya vắng, gió hát bên lá
    & trăng thanh. Tôi mơ về mọi

    thứ trên đời này để được Nhảy
    vào vòng ma lực “danh vọng &
    tiền tài” bớt đi danh phận nghèo
    hèn… Tôi Nhảy chỉ một chỗ duy

    nhất là buộc dây khắp người lại.
    Tôi cởi truồng la hét, ôi tôi
    Nhảy xuống một dòng sông trở về
    quá khứ. Tôi được cởi trói trước

    khi Nhảy cỡn lên khi thiếu em.
    Mỗi sáng, tôi tập Nhảy dây. Ðêm
    sầu tới tôi Nhảy Ðầm. Và tôi
    nghĩ cần tập những điệu Nhảy chính

    mình vừa chợt nghĩ ra.

    Nhảy đầm : Từ nghĩa từ Pháp hóa *chuyển nghĩa hóa lại từ điển tiếng việt là Khiêu-vũ.

    Inrasara
    CHUYỆN 40 NĂM SAU MỚI KỂ

    Chuyện 1. Chạy dịch

    Mẹ dắt anh chị em tôi đi trốn
    năm sáu ba. Không đâu xa, mẹ dắtỳ
    qua nhà bà cô cách ba ngõ. Mẹ
    nói: ngủ lại bà cô côi cút, tôi

    biết mẹ dắt anh em tôi chạy dịch.
    Cha kể: ngày xưa ông ngoại cõng cha
    chạy xa rất xa. Thời buổi này ấp
    chiến lược không đi đâu cả. Tôi nhớ

    chị một tay ôm cứng chiếc áo dhai
    cũ nát, Ngô tổng thống cấm Cham mặc,
    một tay bế thằng út đứng khóc nước
    mắt hai hàng. Hôm nay thằng út con

    lớp sáu, áo dhai chả ai cấm, chị
    vứt đi lâu rồi, chiến tranh chiến lược
    dịch không còn. Chuyện 40 năm sau
    mới kể.

    Chuyện2. Ăn chữ

    Tôi có thằng bạn mắc bệnh ăn
    chữ. Không thứ gì khác, hắn ăn
    sáng trưa chiều, hắn nhai ngấu nghiến.
    Vợ hắn khóc hai năm nay thôi.

    Hắn ăn đủ các thứ nặng nhẹ
    Nietzsche Khổng đến Sagan hắn
    ăn tất tần tật. Hắn ăn từ
    tốn chậm rãi. Thuở còn xà lỏn

    tôi đã thấy ông lão làng tôi
    ăn trăng với nước lã trừ bữa.
    Trước nữa, cha kể, ông cố ngoại
    tôi chạy càn Minh Mệnh đã đọc

    kinh lễ, đốt thi phẩm Glang Anak
    pha nước đái trẻ uống thay vì
    ăn chữ. Ông sống trên trăm tuổi,
    cha nói, giòng ăn lạ chỉ sinh

    một trong thế hệ bất kì đâu.
    Cham không bao giờ tiệt nòi ăn
    chữ. Vợ hắn khóc sao trúng ngay
    chồng em.

    Chuyện 3. Chờ tàu

    Có lẽ đã một trăm, hai trăm
    năm, và hơn thế nữa, ông đã
    chờ. Chờ những con tàu. Ðến vào
    buổi chiều, như guru đã hứa.

    Như bảy mươi năm trước, con ông
    đã chờ. Những con tàu. Chắc chắn
    sẽ đến, người cha nói. Người cha
    thì không thể nào dối con được.

    Như bốn mươi năm qua, cháu ông
    chờ. Con tàu. Buổi chiều, sau giấc
    đóng chuồng. Họ chờ như thế, vẫn
    dáng đứng ấy trên mô đất ấy ố

    về phía biển. Những con tàu chắc
    chắn sẽ đến. Tổ tiên họ đã
    hứa thế, sách chép như thế. Họ
    không thể không chờ. Những con tàu

    đến từ phía biển. Nỗi cha truyền
    con nối. Mãi khi có ấp chiến
    lược, họ mới hết chờ, hết còn
    cơ hội chờ. Những con tàu đã

    đến và bỏ đi, từ lâu rồi,
    có lẽ.

    Khánh Hà
    ÐIỆU NHẠC NĂM GÌỜ

    Ðêm thức trắng nghe tuyết tan, nhỏ
    giọt tong tong từ mái xuống thềm,
    nhớ những đêm nằm ở Sài gòn
    nghe mưa nhỏ tong tong từ máng
    xối căn nhà thuê trong con ngõ
    hẹp, vách ván mái tôn ngày nóng
    hừng hực, đêm có thể trèo lên
    mái nằm ngắm sao trời, cửa sổ
    lúc nào cũng mở, lồng lộng gió.
    Mới năm giờ sáng có người dậy
    đi lễ, tiếng guốc lộc cộc, tiếng
    chuông beng beng, điệu nhạc lúc năm
    giờ bây giờ, ba chục năm sau
    Sài gòn có còn con ngõ hẹp,
    còn căn nhà vách ván mái tôn,
    còn tiếng mưa nhỏ tong tong, tiếng
    guốc lộờc cộc, tiếng chuông beng beng.
    Ðiệu nhạc lúc năm giờ có còn
    ai, nghe thấy ai, nghe thấy ai

    Khế Iêm
    CÁI CHẾT TRÊN TRUYỀN HÌNH

    – BÀ ROSA GONZALEZ THẤY XÁC CON XUẤT HIỆN TRÊN TRUYỀN HÌNH Ả RẬP AL JAZEERA VÀO SÁNG CHỦ NHẬT, VÀ HÔM SAU NHẬN ÐƯỢC GIẤY BÁO CON BÀ TỬ TRẬN. HẠ SĨ JORGE A. GONZALEZ, 20 TUỔI, TIỂU ÐOÀN 1 TRUNG ÐOÀN 2 PHÁO BINH, LỮ ÐOÀN THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỄN CHINH HOA KỲ, CAMP LEJEUNE, NORTH CAROLINA, CÓ VỢ JUZTY, 25 TUỔI, VÀ ÐỨA CON TRAI ALONSO, CHÀO ÐỜI NGÀY 4 THÁNG 3 NĂM 2003, VÀI TUẦN TRƯỚC KHI ANH LÊN ÐƯỜNG SANG CHIẾN TRƯỜNG TRUNG ÐÔNG. BẢN TIN CHẤM DỨT. CHẤM DỨT. IM LẶNG. KHÔNG THỂ IM LẶNG. VÀ BÀI THƠ, ÐỌC ÐỀU ÐỀU NHƯ MỘT BÀI KINH CẦU.

    Người đàn bà nhận ra cái chết của
    con mình trên màn hình nhưng không tin
    con mình đã chết, và dù rằng một
    tin báo tiếp theo như cơn bão tiếp

    theo về cái chết của đứa con, bà
    vẫn không tin điều mình đã thấy; không
    ai nhận được tin báo và nhìn ra
    cái chết của con bà và cũng không

    ai thấu được nỗi đau ngay cả chính
    bà vì đó chỉ là cái chết dở
    dang trên màn hình và trong tin báo,
    và nỗi đau chỉ là nỗi đau dở

    dang; như vậy câu chuyện hư thực về
    đứa con của thời chinh chiến cứ tiếp
    tục được kể đi kể lại không bao
    giờ chấm dứt như nỗi đau không bao

    giờ chấm dứt trong lòng bà; con của
    bà đã chết hay chưa chết, không ai
    có thể biết được gì đằng sau cái
    chết của người lính trẻ có người vợ

    và đứa con sơ sinh, khi lớn lên
    không thấy cha đâu ngoại trừ lá thư
    còn lưu lại “Và nếu con có thể
    chờ, chỉ ít lâu thôi, cha sẽ trở

    vềà”; “cha sẽ trở vềà” không ai hiểu
    được gì ngoài người đàn bà đang ngậm
    nỗi đau chờ đợi một cái chết khác,
    của chính mình, để mong gặp lại đứa

    con đã quên mất con đường trở về,
    và bà cũng dần dần quên mất, đã
    hơn một lần bà không tin điều mình
    đã thấy về cái chết của đứa con.

    Ngày 27 tháng 3 – 2000

    Khế Iêm
    BÀI THƠ KHÔNG VẦN

    Ðể tưởng nhớ nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn (1947-2005)

    Anh đến với tôi mỗi ngày thứ sáu,
    như mỗi ngày đều là ngày thứ sáu,
    còn những ngày khác anh đến với các
    bạn khác, như mỗi bạn khác mỗi ngày

    là mỗi ngày khác, cho đến một ngày
    bất ngờ tôi biến mất, như mỗi ngày
    thứ sáu biến mất vào mỗi ngày khác,
    như mỗi đời người biến mất vào chỗ

    đời khác, tôi biến mất khỏi anh, anh
    biến mất khỏi tôi, vì tôi bị cuốn
    theo cuộc đời lưu lạc, còn anh mãi
    mãi đơn độc, mãi mãi không nhà, mãi

    mãi ở lại, và tôi không biết nơi
    nào anh trú ngụ vào mỗi ngày thứ
    sáu, cho đến hôm nay bất ngờ anh
    biến mất, anh biến mất khỏi anh, anh

    biến mất khỏi tôi như mỗi chúng ta
    là một tình cờ, như mỗi con đường
    là một ngõ qua, tạm thời là thế,
    có gì hay ho, có gì đáng nói

    nơi cái chỗ ở là trần gian này,
    chỉ có điều đáng nói là những gì
    anh còn để lại, “Cô bé treo mùng”,
    “Hình như là tình yêu”, “Thư về đường

    Sơn cúc”… giống như những bài thơ không
    vần, vì ngay cuộc đời anh cũng là
    cuộc đời không vần, không vần gì cả
    với những cuộc đời chung quanh, nên anh

    cứ mãi lãng du, cuộc lãng du bất
    tận kéo dài về nơi gió cát, còn
    tôi thì cũng cứ mãi lãng du, nhưng
    là cuộc lãng du giữa cuộc đời bình

    thường và rất đỗi tầm thường, chưa biết
    đến bao giờ mới xong, chưa biết đến
    bao giờ mới hết. Nhưng bây giờ chúng
    ta có thể nói câu giã từ thứ

    sáu, và giã từ nhau, vì từ lâu
    lắm rồi chẳng còn ngày nào là ngày
    thứ sáu, của anh và tôi, và từ
    đó đến nay anh và tôi cũng chưa

    một lần gặp lại. Thôi, chúc anh an
    giấc.

    Chú thích : Nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn sinh năm 1947 tại Thừa thiên, Huế, mất lúc 2 giờ 50 ngày 9 tháng 7 – 2005 tại Sàigòn, tác giả các tập truyện ngắn dành cho tuổi mới lớn: “Hình như là tình yêu”, Cô bé treo mùng”, “Ở một nơi ai cũng quen nhau”, Hôn lễ”, “Thư về đường Sơn cúc”.

    Khế Iêm
    CON MÈO ÐEN

    Con mèo đen có linh hồn và chiếc
    xương sườn của tôi, mỗi buổi sáng thức
    dậy không bao giờ rửa mặt, mỗi buổi
    sáng thức dậy không bao giờ đánh răng;

    con mèo đen có đôi mắt bằng đất
    sét, mở ra và nhắm lại, hay cứ
    mở ra và không bao giờ nhắm lại,
    trong lúc lên thang xuống thang, mang theo

    linh hồn và chiếc xương sườn của tôi,
    mà quên rằng, tôi đã sống những ngày
    hôn ám biết bao, tự thuở nào và
    tại sao thì tôi đành chôn kín, trong

    cái túi đựng đầy những đoạn chú thích,
    được lượm lặt từ rất nhiều mẫu chuyện,
    để cấu thành câu chuyện về con mèo
    đen, mang linh hồn và chiếc xương sườn

    của tôi; dĩ nhiên, đó là con mèo
    đen có đôi mắt bằng đất sét, chứ
    không phải bất cứ đôi mắt nào khác;
    mù đặc, trong lúc lên thang xuống thang.

    Khúc Duy
    CHẤT BỘT MỊN
    Tặng QN

    Từ những vết xước vách phòng em trọ,
    mọi ánh mắt và hơi thở người thân
    đâm da thịt mỗi bước em gõ gót
    nhẹ ngày. Em hút đêm trong vách xước,
    gom lại dịu dàng từ đôi mắt sâu
    nhão, nhả sáng qua cửa bình minh già,
    thứ bột mịn bay. Từ những vết xước

    vách phòng em trọ mọi ánh mắt và
    hơi thở người thân, dấu vết nuốt những
    cử động em, không cần biết sông đang
    đen và cạn mạch. Ði thôi. Em đang
    rỉ máu buốt tủy trong mũi dao xé
    vào tiếng xua đuổi mọi ánh mắt và
    hơi thở người thân. Ðã gãy những cây

    cầu nơi em đến bỏ ngày, vạch đêm
    vào ngực và nấc. Từ những vết xước
    em chọn hướng chết mũi dao .

    Khúc Minh
    TÔI CƯỚI VỢ TRẺ

    Tôi về Việt nam cưới vợ trẻ vợ
    tôi tuổi thật là mười sáu ba má
    nàng phải chạy giấy tờ tăng hai tuổi
    cho nàng đủ tuổi làm giấy hôn thú

    với tôitôi hớn hở mừng thầm mình
    lấy được vợ quá trẻ chắc nàng phải
    còn trinh trắng sau này qua mỹ nếu
    nàng muốn bỏ tôi phải ở với tôi

    tối thiểu là năm năm nếu không nàng
    sẽ bị trục xuất về Việt nam mỗi
    chu kỳ nănm năm rưỡi tôi lại về
    Việt nam cưới vợ trẻ một lần cưới

    vợ trẻ mãi cho đến khi ngày anh
    sáu mươi em cũng vừa đôi mươi có
    sao đâu trong đêm tân hôn trước giờ
    động phòng tôi nói với vợ tôi anh

    vừa thuê cuộn phim ngoại có chuyển âm
    lời việt anh bỏ vô máy chiếu anh
    em mình xem áp dụng cho đúng bài
    bản đem lại hạnh phúc em nhé vợ

    tôi bảo ba cái quỷ đó em xem
    hết cả rồi mấy người ấy đóng dở
    ẹc em sẽ chỉ cho anh nhiều kiểu
    bảo đảm phê ngút trời xanh mà các

    hãng làm phim sex chưa biết đâu tôi
    nghĩ mình gặp thần đồng tuổi trẻ tài
    cao rồi thật vậy sau đó nàng chỉ
    cho tôi thực hành với nàng các tuyệt

    chiêu mà nhiều năm luyện phim sex ở
    mỹ tôi chưa hề biết tôi cảm thấy
    phê ngút tận mây xanh như đang ở
    trong cõi ảo tôi đến được tầng trệt

    của thiên đường dần dần tôi bị kích
    ngất và mất hết cảm giác khi tôi
    tỉnh lại tôi đang nằm trong phòng cấp
    cứu của bệnh viện chợ rẫy sài gòn.

    La Toàn Vinh
    TẢN MẠN QUANH BỜ HỒ

    Tôi vẫn ngồi bên cái già cỗi của
    Hồ Gươm. Hồ Gươm ơi, cụ Rùa ơi
    trời đất Thiên địa ơi. Ới ời ơi…
    Bà thầy bói nhìn tôi: “anh này có

    chân tu…” Bà nói, bà lại nói, bà
    nói nữa! Tôi chợt đói. Bên bờ Hồ
    có quán Phở Thìn. Ðói ăn liền bát
    Phở. Rau, ớt, tương… cái rét vơi đi.

    Mùa này rét đậm? Bác ơi “không có
    rét không phải Hà Nội” Buổi trưa từ
    Tạ Hiện bước sang hồ Gươm, loay hoay
    ở Ngả tư đường không có đèn xanh

    đỏ, không biết phải đi đâu trong cái
    mênh mang của Ðất Trời. Ðặt đít ngồi
    trên cái già cỗi của Hồ Gươm. Người
    lái xe ôm, em bán khô mực, người

    hướng dẫn viên, ông đồ viết chữ… Tôi
    chầm chậm đi quanh bờ hồ, dòng nước
    bao quanh Tháp Rùa không biết tự bao
    đời. Tôi đi quanh hồ, đi lại, đi

    vòng vòng, đi mãi, đi miết, đi vô
    tư. Buổi tối nhìn lại hồ Gươm có
    chút lãng mạn, có chút tình tứ, có
    dàn hoa bên đường, có liễu rũ, có

    hồ Gươm Xanh. Thật Xanh, thật xanh…

    Chánh Tịnh cường
    HN, 01-01-2005

    Lê Giang Trần
    GIẤC MÊ KHÁC

    I.
    Chỉ toàn những thôi thúc, ám ảnh
    mạnh mẽ. Mặt trời dậy: chần chừ
    ý muốn. Mặt trăng lên: dỗ ngộp
    lòng đi. Những giấc ngủ sau đó
    mỗi lần trở mình là một giấc
    mê khác…. Chiếc va li mở toang,

    II.
    quà, mừng rỡ, hỏi han.. Ngồi lâng
    lâng, rướm mồ hôi. Nắng Sài Gòn,
    còi xe, bụi bặm.. Nằm say náo
    nhiệt. Giấc ngủ sau đó, trở mình,
    là một giấc mê…. Mùa tị nạn

    III.
    chấm hết, mùa việt kiều chấm phẩy,
    như mùa đông bước qua xuân, chiếc
    cầu Mỹ Thuận ban đêm rực sáng
    như tương lai là mọi cấp bách,
    như trên tầng 33 nhìn xuống
    sàigòn. Ðã được phép, tôi tự
    do mà nói không tự nhiên. Có
    điều gì rờn rợn, không phải nhộn
    nhịp phồn vinh. Những thành phố đã
    đi qua, đời sống như con thú
    xiệc thuần thành, những con người cũ
    gặp lại, không khác hơn một xác
    ướp. Tuổi trẻ dãy đầykhông khác
    cây ươm bó chậu, chờ một mảnh
    vườn, xuống đất vươn lên. Những bất
    cập không riêng tình trai gái, đồng
    dạng như sợi xích đoạn trường… Những
    giấc ngủ sau đó, mỗi lần trở
    mình, là giấc mê khác…. Một chuyến

    IV.
    đi-về, lòng thêm lặng lẽ. Những
    giấc ngủ, mỗi khi trở mình là
    một giấc mơ, giấc mơ không có
    những đối cực, mà, những tan loãng…
    chất chồng… hòa nhập vào nhau… như
    đường vân trong phiến đá. Những giấc

    V.
    ngủ sau đó,mỗi khi trở mình..
    là một giấc mê… khác….

    Tháng 7/2000

    Lưu Hy Lạc
    TỐI DƯỚI TENDERLOIN

    Giữa đêm, trời lạnh lắm, khoảng một
    đám Mỹ đen hãy còn tụ dưới
    góc đường xéo xéo phía cửa sổ
    phòng tôi, mà lạ bao giờ cũng

    ầm ĩ nhốn nháo chả tài nào
    dỗ được giấc ngủ; tôi nhoài người
    ra cửa sổ, quái! nguyên một đám
    Mỹ đen thật tất bật; tôi để

    mắt dáo dác từ đầu đường thằng
    Mỹ trắng đi lơn tơn, nó tìm
    thuốc, nó gạ hết thằng nọ đến
    thằng kia, tôi giật bắn cả người;

    nguyên đám Mỹ đen bỗng hô hoán
    lên, xúm lại túm thằng Mỹ trắng;
    ô, hết thằng kia đập đến thằng
    nọ nện; tôi chết điếng người ngó

    trân trân, mấy con Mỹ đen cũng
    hùng hổ không kém hết con nọ
    đạp đến con kia thụi; tôi nghĩ
    mình thật chẳng biết phải làm gì,

    bấm 9 1 1 với mớ tiếng
    Mỹ ăn đong của tôi, thằng Mỹ
    trắng cũng nước chết đến trọng thương;
    trời tối, lạnh lắm, tôi trèo lên

    giường giật thót người, co quắp dưới
    góc đường xéo xéo phía cửa sổ
    phòng tôi thằng Mỹ trắng nằm thẳng
    cẳng, ngay bên trên cột đèn có

    gắn tấm biển in đậm hàng chữ –
    DRUG FREE ZONE.

    Lý Ðợi
    MỘT ÐÊM Ở SYDNEY

    Tặng thi sĩ Nguyễn Ðăng Thường

    người thủy thủ già qua đây nằm
    tù đêm giáng sinh với tôi những

    giờ đêm tăm tối khuya không ai
    ghé thăm như bờ biển xa không

    đôi mắt nào có rất nhiều tâm
    sự xin thượng đế nhìn tôi cùng

    rượu đỏ ngày phán xét bao giờ
    tôi sẽ ngủ với em hay sẽ

    quên nhưng đừng hôn tôi như thế
    tưởng vì tôi phiêu lưu không xót

    thương hay tôi chỉ thương em vì
    đã nằm trên vai tôi nức nở.
    Sydney 12-1958

    Mai Ninh
    HUYỀN SỬ

    Không có gã thanh niên bỏ những
    kèn đồng giữa chợ dẫn tôi vào
    sau cánh cổng sơn xanh sắt ố
    bờ tường vỡ lở mái trần cầu
    thang, lớp học hành lang trống vắng
    ngày hè chất xếp ghế bàn chờ
    sơn cọ sửa sang cho kịp tựu
    trường, tôi đã chẳng biết trong lòng
    đời sống bụi dơ chen chúc lất
    lay người khốn khó vẫn còn nơi
    thơ rực thắm bông hoa của gã
    con trai mới được quá hai mươi
    ngồi vẽ dưới mây cho đám trẻ
    em nghèo một lớp học tường đầy
    hình ảnh sáng vui thay rác rưởi
    dềnh quanh chợ búa. Không có chàng

    thanh niên lạ lẫm mời tôi vào
    quán bờ đường uống thêm một ly
    cà-phê đọng bã đen nhờ và
    thổi vài hơi khói vòng nạc-ghi-
    lê kêu bập bập làm sao tôi
    biết người chủ quán đã bắt chàng
    ta phải trả mười lần giá cả bình
    thường vì dám mời một người
    đàn bà ngoại quốc không quen bằng
    món tiền ăn một ngày trọn ba
    đồng Ai Cập đắng môi tôi son
    khép ngoài đường bụi bay múa hồn
    nhiên trong chiều nắng. Không có con

    tàu trôi giữa hai bờ sông chỉ
    là người lách vào huyền sử bao
    ngàn năm ngủ yên vua trời đội
    đêm kêu hoảng trong mồ mả đền
    đài chùm bóng không gian u uất
    đè lên phận người da cháy dân
    nuy-bi bị lưu đày ra khỏi
    quê hương cội nguồn nhường đất đai
    mang phần mệnh tha phương trên lạc
    đà cong lưng, họ lìa xa những
    ngôi nhà tường vẽ hoa và chim
    sắt vòng tròn mặt trời hơn bốn
    ngàn năm về trước bà hoàng I-
    Sis đào sông để tìm thân thể
    người tình chung bị thù nhân chặt
    mười bốn khúc thả trôi trong dòng
    đục hờn ghen. Cuối cùng chỉ còn
    thiếu đôi mắt đắm sâu nên huyền
    thoại sông Nil không thoát khỏi chữ
    Tình.

    (Nil, 2003)

    Mai Phương
    NƠI ẤY NGÀY XƯA…

    Về lại cao nguyên, mưa
    tháng bảy mù trời, vườn
    cà phê xưa vẫn bạt
    ngàn xanh lá, đường đất

    đỏ nhầy nhụa, dấu chân
    xưa còn đâu? Vào rừng
    thông, hương nồng buổi sáng,
    lũ chim rừng ríu rít

    bản đồng ca, núi gần
    xa sương chập chùng mờ
    ảo, chợt nhớ mắt ai
    cười , lấp lánh giọt sương mai.

    Về lại núi rừng bao la,
    nghe thác đổ, hoà tiếng
    chiêng còng gợi nhớ xôn
    xao, rượu cần ai say

    bờ môi nóng, vòng tay
    ghì siết lửa tình yêu…
    Cao nguyên ơi, ta đứng
    giữa núi rừng, gọi tên

    người cho ngàn lá rưng
    rưng, sương giăng mắc làm
    ướt nhoà kỷ niệm, lòng
    bỗng chùng tiếc nhớ mênh

    mang…

    (2004)

    Nam Du
    SẮC THẮM TRỜI QUÊ

    Tiếng đồng dao loãng dần
    tan xa, tan xa, tan
    xa… Ðám trẻ con cười
    trong lúc nô đùa kéo
    những sợi dây dài. Tít
    trên cao là ngọn gió
    hữu hình bằng cánh diều

    phấp phới,
    phấp phới,
    phấp phới….

    nhịp nhàng và du dương
    từng tiếng sáo,tiếng vè
    thấp thoáng trong đám ấy
    tôi bỗng nhận ra mình
    của những ngày thơ ấu
    Ðẹp với Bình Yên. Bầu
    trời hoá khung tranh tơ
    mịn cho không ít tâm
    hồn tìm lối thoát. Ðã
    vào thơ…

    Nguyễn Cảnh Nguyên
    CHÚT KỶ NIỆM Ở MONACO

    Chẳng phải bài thơ về một công nương
    rất xinh đẹp mà ai cũng biết,
    cũng chẳng phải là bài văn bài báo
    hay một bản nhạc về một vương phi

    mà người đời đã đang và sẽ còn
    hoài hoài tốn giấy tốn mực, nếu có
    thể được đây xin chỉ là câu chuyện
    kể giản dị về một Diana

    rất dễ thương của tôi. Diana
    nho nhỏ, xinh xinh, thắt đáy lưng ong,
    vừa thích cười vừa có giọng nói rất
    hay, em đang dắt tôi đi lên, đi

    xuống những bậc cầu thang rất dốc vào
    vào ra ra quanh quẩn khắp mấy tầng
    nhà mênh mông như dắt một đứa trẻ
    thơ ngây và ngoan ngoãn dễ bảo dễ

    đe chưa từng thấy. Lắng nghe này…
    Diana đang dạy và tôi thì đang
    bi bô tập nói, ừ thì uno
    là một, due là hai, tre là ba,

    ừ thì quả feige này chính là quả
    vả, quả kiki này là quả hồng,
    còn quả kiwi này thì chính là
    quả kiwi chứ chẳng thế nào khác

    được, ừ thì mầu này là mầu rosa
    còn mầu này thì là violet,
    ừ thì mầu hoa này là mầu hoa
    của tình yêu và mầu hoa này là

    mầu hoa của sự xa cách, ừ thì…
    ừ thì…. tôi vừa nhắc đi nhắc lại
    lời Diana vừa nuối tiếc, vừa mới
    quen nhau sao đã vội xa nhau, ngày
    mai em đi rồi, căn nhà này còn
    chỉ mỗi mình tôi, sẽ vẫn phải lên

    lên xuống xuống những bậc cầu thang dài
    thăm thẳm, sẽ vẫn phải vào vào ra
    ra quẩn quanh khắp những tầng nhà trống
    trải, sẽ vẫn phải lẩm nhẩm những từ

    những câu mới nhưng biết có từ nào
    câu nào du dương thiết tha bằng từ
    bằng câu Diana, Diana của tôi.

    Nguyễn Ðăng Thường
    TƯẨ THI

    tôi không làm thơ vì buồn: tôi buồn
    vì làm thơ – với tôi, thơ làm xong
    là xác chết thơ đăng báo là xác
    ướp – thi sĩ – nhưng tôi chỉ là keủ
    giết chữ thậm chí keủ giết thơ hàng
    loạt – thi sĩ đã rời đỉnh boủ tháp
    xuống đường vào sa mạc – chẳng còn xó
    xỉnh nào để cho người thơ hôm nay
    tới – mà sao tôi còn làm thơ ? – tôi
    làm thơ như sisyphe lăn taủng đá? –
    tên tuổi: chưa có – ngày và nơi sinh:
    bất cứ lúc nào bất cứ ơủ đâu.

    BA PHAẨI

    nếu phaủi chọn giữa con người và thượng
    đế tôi sẽ chọn sa tăng nếu phaủi
    chọn giữa con thuyền không bến và con
    tàu say tôi sẽ chọn cánh buồm giấy
    nếu phaủi chọn giữa sói và cầy bạn
    đừng chọn heo quay

    Nguyễn Ðăng Tuấn
    NÀNG

    nàng có đôi tay mướt
    chẳng khước từ sự sống
    trên bàn tay chàng. Năm
    ngón tay nũng nịu bíu
    lấy bờ vai. Giữa những
    nụ hôn nồng cháy. Nàng
    thoát xác thành cánh chim
    bạc má. Mỏ chu chíu
    chít gọi lấy người. Hừng
    đông rực sáng. Ðôi bờ
    ngực nhấp nhô, muôn tơ
    óng ánh. Ðếm thần tiên
    bằng từng đó ánh mắt
    ngời. Cơn bão lửa vỡ
    bùng từ những tiếng kêu
    bằng môi thơm cháy bỏng

    Ðôi khi tôi cũng chẳng
    nhớ gì, chỉ biết vỗ
    đêm bằng tiếng hát. Bởi
    hương lúa mùa chiêm ai
    đã gặt. Hương mái tóc
    còn nằm trong mái rạ.
    Những cánh rừng xanh biếc
    nhễu phù dung. Tiếng kêu
    khẽ giữa muôn vàn gió
    lộng, còn oan khiên nhẹ
    cắn lấy vai người. Mùi
    gỗ mới thơm đời vun
    toả lại. Còn khát khao
    riêng từng buổi mong chờ.

    (ngày 9 tháng 6 năm 2005)

    Nguyễn Ðạt
    NÓI LẠI VỀ MÁI NHÀ XƯA

    Ðể tưởng nhớ đến anh tôi
    Nguyễn Nhật Duật

    Trở về mái nhà xưa. Ôi
    Lãng du quay về điêu tàn
    Mái nhà xưa miệt phú thọ
    TơiÔ ngày ở đó tôi thấy
    Hết vui thấy hai bữa cơm
    Gạo trắng ẩm mốc suốt những
    Ðêm mưa những đêm mưa đó
    Thiệt rầu nằm không thể ngủ
    Lang thang cùng đám vô lại
    Riết quên cả tên khai sinh
    Ra bờ sông sài gòn ngó
    Những con tàu lù mù trong
    Sương, nhớ tới bạn bè thằng
    Nhạt thằng quên nhớ tới những
    Ðứa con gái không hình dáng
    Không tên tuổi nhớ tới cha
    Mẹ anh em, đèn bờ sông
    Thì mờ giấc ngủ đòi vội
    Vàng, như tôi cần sống như
    Tôi cần chết, như cần ngủ
    Ngay trên ghế đá lạnh băng
    Thức dậy có khi động lòng
    Cảm xúc trở về nhà xưa
    Ngó nghe ôi mái nhà thì
    Ðen tiếng động thì da diết
    Con kênh thì nước dâng ếch
    nhái thì kêu la. Ðứng đó
    Tay bưng mặt lỡ òa khóc
    Nước mắt chỉ tủi gia cang
    Mẹ thì đã mục thịt xương
    Cha còng lưng xa mấy đất

    Giờ trở lại mái nhà xưa
    Thấy người anh đã mất thấy
    Người em ở nơi quá xa
    Ảnh chết buồn rầu sau tám
    tháng phớt tỉnh ănglê
    Của người em là công dân
    Chánh hiệu có cầu chứng tại
    Tòa ở đất nước huê kỳ
    Trở về mái nhà xưa là
    Ðể nghe hồi âm khúc hát
    Lãng du quay về điêu tàn

    2000

    Nguyễn Hoài Phương
    NHỮNG CÁI LIẾM MÉP

    Con mèo đen, cảm hứng thi ca
    của anh, anh thấy em ngồi trên
    bệ cửa sổ và liếm mép. Có
    thể là em vừa xơi xong một

    con chuột, một con chim chăng mà
    anh thấy em liếm say sưa thế.
    Hay có thể là em vừa xơi
    xong một con thạch sùng, một con

    chuồn chuồn, một con bướm, một con
    dán chăng mà anh thấy em liếm
    ngon lành thế. Hay cũng có thể
    là em vừa xơi xong một khoanh

    cá rán, một miếng mỡ hoặc một
    đĩa sữa, một chén súp chăng mà
    anh thấy em liếm khoan khoái thế…
    Ôi! Những cái liếm mép của em

    mới ngất ngây, mới thi vị làm
    sao. Cái lưỡi hồng hồng của em
    cứ quẹt một nhát sang phải lại
    quẹt một nhát sang trái. Cái lưỡi

    ram ráp của em cứ đưa qua
    đưa lại nơi môi trên mấy nhát
    lại quét qua quét lại nơi môi
    dưới mấy nhát. Như một cái chổi

    mới cái lưỡi gai gai nhọn nhọn
    của em khoan thai, chậm rãi lia
    qua lia lại khắp nơi, liếm sạch
    hết không còn một sợi lông, không

    còn một mẩu cánh, không còn một
    chút váng mỡ, không còn một chút
    hơi hướm gì mà vẫn cứ còn
    liếm. Em liếm như em làm như

    em chẳng ăn gì mà em vẫn
    cứ liếm, làm như em chỉ liếm
    như một trong những thói quen của
    em… Thì đãy, em vẫn chẳng gừ

    gừ khi cuộc đời chẳng có gì
    đáng gừ gừ đó sao, em vẫn
    chẳng kêu toáng lên khi cuộc đời
    này chẳng có gì đáng kêu toáng

    lên đó sao. Em là con mèo
    đen, là cảm hứng thi ca của
    anh, anh thấy em ngồi trên bệ
    cửa sổ và cứ thế liếm mép,

    liếm mép mãi, cứ thế, cứ thế…

    Nguyễn Lương Ba
    TSUNAMI TSUNAMI

    Khi bắt đầu biết đọc, biết viết, biết
    nghe nhìn hiểu, biết tưởng tượng, biết nhớ
    lại trong đời mình đang trôi ở một
    nơi xa cái nơi đang bị thiên tai

    Thì lần đầu tiên tôi nghe tsunami
    tsunami tsunami,sóng thần sóng thần
    Ôi vùng đông nam á nơi tôi biết,
    đã đi qua, đã cập bến biết bao

    Thân thương, nào Ladang, Penang
    Galang Indonesia , khi tôi từ
    con thuyền vượt đại dương một ra đi
    Sóng dữ vâng sóng dữ và tôi biết

    Rằng mình đã chết giữa đêm giông bão
    Ồ thì cũng đành để con thuyền chìm
    Ôi cơn bão lớn lao vội vàng đi qua
    mạnh mẽ thản nhiên chả cần hỏi han

    Và tôi liên tưởng sự khủng khiếp kinh
    hoàng mà làm sao liên tưởng được khi
    cơn sóng như trời sập đánh vào các
    bãi biển xinh đẹp thơ mộng mà ở

    Ðó những người ở thế gian đang tận
    hưởng lạc thú trần gian thì thử hỏi
    ân sủng của Chúa và tsunami là thế nào?
    (một mùa Giáng Sinh vừa mới qua đi)

    Quá nhiều người đã chết trong một ngày
    nhanh chóng biến mất, nhanh chóng tan đi
    mà họ thì đang cười nói với cuộc
    đời này.Cuộc sống vẫn còn trinh nguyên

    Hãy nhìn về biển Ðông và bà mẹ
    đang ôm đứa con ở Banda Aceh
    đã chết mà thật không biết nói gì!
    Mà biển thì lại đang êm, có phải ?

    12-29-2004

    *Theo bản tin của các hãng thông tấn AP và Reuters phát lúc 22g30 ngày 29-12,con số nạn nhân ở các nước Châu Á bị sóng thần tàn phá sẽ hơn 150,000. Hiện tại, ngoài khoảng 76,700 người chết được ghi nhận chính thức vẫn còn hàng chục ngàn người mất tích và ít còn hy vọng sống sót. (Theo Tuổi Trẻ Online).

    Nguyễn Lương Ba
    ÐI QUA DÒNG SÔNG

    Tôi tưởng tượng em đang ngồi bên
    cạnh dòng sông ngày nào, dù dòng
    sông này đã không còn là dòng
    sông ngày nào em vẫn thường hay

    cặp sách đến trường. Ðã bao năm
    khi ngồi đàn ghi-ta dưới đò,
    tôi tưởng tượng em đang nghe tôi
    hát dưới con đò thả trôi chầm

    chậm về phía em, nơi căn nhà
    ở đầu chợ. Có khi em mặc
    bộ đồ màu hồng đi chiếc xe
    đạp bên bờ sông, có khi em

    mặc áo trắng dưới nắng hanh vàng
    trên bến sông. Cho dù mưa nắng
    tôi vẫn hát bài ca chầm chậm
    mà nghe như nàng nói sẽ đi

    Pleiku: ”Ba em không còn ở
    đây nữa.” Và như thế tôi sẽ
    làm gì với bài hát thật xưa
    này, còn con đò trôi chầm chậm

    trên sông thì nào có ích gì!
    Cho nàng đang cần một bài luận
    văn tả tiếng đàn của Thuý Kiều:
    ”Bốn dây như khóc như than / Khiến

    người trên tiệc cũng tan nát lòng.”
    Mọi người đều biết Thuý Kiều mà
    nàng thì khi nào lại không khóc.
    Nhưng tôi hát và Thuý Kiều đàn

    thật ra rất gần gũi nhau. Nhiều
    khi tôi hát to như khóc, bài
    Chiều Mưa Biên Giới, rồi tưởng tượng
    em sẽ rời bỏ thành phố này,

    thì tôi đâu còn gì để luyến
    lưu cái thành phố này. Như thế
    thà tôi xin cái học bạ, chờ
    đi lính hay là tôi đi đâu

    thì cũng mong về lại dòng sông.
    Cuối cùng ở Mỹ lại có dòng
    Sông Trinity cũng chầm chậm.
    Em cũng không còn, con đò cũng

    không còn. Dòng sông cũng chảy chầm
    chậm qua cái xa lộ 35E
    ngập nước. Chỉ một mình tôi trên
    chiếc xe. Ðã bao năm tôi lại

    trở về nhìn dòng sông. Thoạt đầu
    tôi cứ ngỡ như dòng sông Trinity,
    nhỏ thôi. Em cũng không còn, con
    đò cũng không còn. Cho dù dòng

    sông này với con đò trôi chầm
    chậm hay dòng sông Trinity
    chảy ngang những cao ốc ở Texas,
    tôi thật mong được trở về nhìn

    lại dòng sông đã bao năm nhớ.
    Có đêm tôi ngủ ngoài trời, giờ
    thì chẳng có cách chi để ngủ.
    Lại một dòng sông chảy chầm chậm

    nhưng mà em biết không, đã chết.

    Nguyễn Phan Thịnh
    GIẤC MƠ TÔI

    tôi mơ gặp tôi đi qua sông đi
    qua suối có khi đi lên đồi đi
    xuống đồi nhiều lần đi lên núi đi
    xuống núi nhưng không bao giờ đang ngồi

    tôi mơ gặp tôi và tôi trong mơ
    hỏi tôi đi đâu tìm ai làm gì
    tôi làm quen tôi và hai tôi đi
    xuống đồi đi qua sông đi lên núi

    hai tôi đi qua suối đi tới đi
    tới và lên núi xuống núi không gặp
    ai tôi hỏi tôi trong mơ nhà mình
    và tôi trong mơ không biết quê mình

    đi hết hòang hôn đi tới bình minh
    không có bắt đầu chẳng có tận cùng
    không tuyệt vọng không hy vọng vẫn tôi
    và tôi vừa là hai vừa một mình

    tôi mơ gặp tôi và tôi gặp tôi
    mơ tôi mơ tôi chưa một lần được
    ngồi nhưng chắc chắn bên kia giấc mơ
    này chúng tôi sẽ nằm xuống chung mồ

    8/9/2003

    Nguyễn Phúc Bảo Tiên
    CHUYỆN NHÀ KỂ

    Mỗi chiều anh ra mở hộp thư
    trước hiên nhà, nơi có hàng bông
    giấy đỏ, đúng giờ, như mỗi chuyến
    xe buýt đi qua thành phố. Tối.

    Anh đọc thư, rồi ngồi vào bàn
    viết trả lời, chẳng bao giờ quên.
    Sáng sớm, trước khi đi làm, anh
    để thư vào hộp, bác đưa thư

    hồn nhiên như mọi ngày, sẽ đến
    lấy mang đi. Một ngày mùa thu,
    lá rơi ngập cả hiên nhà. Người
    vắng, nhà im. Chủ phố thấy lạ.

    Ông cảnh sát già, miệng còn hơi
    men, khệnh khạng bước vào, thấy anh
    đang mơ màng trên ghế dựa, như
    mê, như ngủ, yên lành lắm, nhưng

    chắc chắn là đã nghỉ thở. Nhà
    có hai hộp thư, một đến, một
    đi. Người nhận, người gửi. Thật lạ,
    đều chỉ là một tên. Hóa ra,

    anh chàng cô đơn đến nỗi, viết
    thư gửi bưu điện, nhận lại, rồi
    viết hồi âm. Cho mình.

    Nguyễn Thị Khánh Minh
    NƠI UỐNG CÀ PHÊ SỚM

    Ðêm hôm qua tôi nói thầm
    hết chuyện này đến chuyện nọ
    thực tình tôi rất hoang mang
    không biết mình nói trong mơ
    hay mớ trong cơn nửa mê
    nửa tỉnh, hình như đó là
    những câu tôi trả lời về
    những việc mà ban ngày tôi
    chưa kịp nói, không có cơ
    hội để giải bày, trò chuyện
    hoặc là những lời nếu không
    nói thầm với đêm thì chỉ

    biết đào mộ nơi con tim
    mà cất. Qua một đêm như
    thế, sáng nay ngồi dưới nắng,
    đối diện với một dòng nước

    chảy, nghĩ đến những việc quen
    thuộc phải làm mỗi ngày, cái
    trống trải riêng tư đeo nặng
    mỗi ngày, tôi không kìm được
    giả vờ cài dây giày để
    nước mắt có đường rơi xuống.

    Nguyễn thị Khánh Minh
    TRONG CÁI QUẬY ÐỀU

    Quậy đều quậy đều tan
    ra những hạt đường bé
    xíu tan ra tan ra…
    dòng cà phê đen xoay

    vòng… những vòng xoay ánh
    nắng lấp lánh lấp lánh
    đen buổi sáng tới lui
    trong tiếng người qua lại
    tôi thì chậm chậm từ
    từ với chiếc muỗng quậy
    ly cà phê quậy đều
    quậy đều quậy đều mà

    tôi không biết làm sao
    để mình bình tĩnh được
    ngoài việc cầm chiếc muỗng
    quậy đều quậy đều miết

    ố bàn- tay-mình để cạnh
    trang báo có hình những
    đứa trẻ ngồi viết bằng
    chân – có đứa trẻ từ

    hai bên mông mọc ra
    hai cái chân bé xíu
    như hai dấu phẩy – có
    những đứa trẻ đang kinh

    hãi chạy chỉ với cái
    quần lót – có những đôi
    chân lòi ra từ tấm
    khăn phủ – những đôi chân

    còn bé lắmà
    … bàn- tay
    vẫn còn quậy ly cà
    phê đôi- chân còn ở
    dưới gầm bàn…
    … cà phê

    dính trên khăn giống màu
    máu khô
    Tôi- đứng- dậy
    – tôi đang đi – tôi-đầy
    -đủ- chân- tay-cái đầu

    – và-hình như- có một
    trái tim-còn đang đập –

    9-2004

    Nguyễn Thị Ngọc Lan
    KHÚC HAI HAI

    Mẹ cõng nỗi buồn của con, qua những
    chặng đường, hai mươi năm. Ðèn đỏ mẹ
    cùng con dừng lại, cùng hát cùng cười,
    đèn xanh mẹ tha con đi như mèo

    mẹ tha con. Vụng về mẹ làm con
    đau, bướng bỉnh con làm mẹ đau. Hai
    mươi năm, chỉ có con làm nhân chứng
    cho niềm đau của mẹ, hai mươi năm,

    chỉ có mẹ đeo riết niềm đau của
    con. Rồi một ngày, con đi vào đời
    một người đàn ông bạc ác, và nỗi
    buồn của mẹ nhân đôi, vì có vài

    người đàn ông bạc ác trôi qua đời mẹ.
    Cứ thế, mẹ cõng niềm đau của con
    nhưng niềm đau của mẹ không ai biết
    đến. Và chiều nay, mưa rơi mưa rơi,

    có bao nhiêu người đàn bà cõng nỗi
    buồn. Có bao nhiêu người đàn bà khóc
    một mình. Có mẹ, có con…

    Nguyễn Thị Thanh Bình
    ÐI ÐI VỀ VỀ

    Buổi sớm mở mắt sao lại cứ phải
    lục lạo tìm mãi nơi nào để đến
    hay đến mãi một nơi nào để về
    đến đến về về đi đi lại lại
    để làm gì khi mà cứ mỗi phút
    mỗi giây của những ngày mình đang sống
    cũng vô nghĩa như con đường hôm qua
    hôm kia hay hôm kìa tôi đã đi
    qua. Tôi đã đi và cũng đã về
    trên những con đường vắng ngắt không người
    không còn một ai không có một ai
    không lời gọi không lời đáp: không không
    tất cả là những con số không to tướng
    như vòng môi cong cớn của những Adam
    như con đường của những trái tim không
    tình nhân không gió bão không mây mưa
    thứ ảm đạm của những người đàn bà
    đến thời kỳ mãn kinh nhưng vẫn còn
    cả một triêu triệu kiếp để xuyến xao
    viagra-hồng cho những mụ Eva khát tình
    hoặc quá thừa mứa những vòng tay ôm
    lũ đàn ông dâm đãng bán liệt dương
    ôi viagra-xanh cho gió nổi bên trời
    cho vực sâu nào chở gió đầy vơi
    cho tôi và anh rồi cũng chẳng có
    gì? Một lần gặp gỡ là một lần
    kết thúc. Nhưng chắc chắn không có
    một kết thúc nào giống kết thúc nào
    và chúng ta ai rồi cũng sẽ phải
    đến đến đi đi về về lại lại
    một nơi kết thúc. Của mọi cuộc chơi…

    Nguyễn Tiến Ðức
    NHỮNG CON MÈO MẤT TÍCH

    Người thi sĩ yểm bùa ngôn ngữ tạo
    Ðược những con mèo hoang tưởng thi ca
    Những linh miêu ngũ sắc bằng đủ các
    Chất liệu ố không thể mua ở Pet Mart

    Còn những con mèo mầu của tôi thì
    Có thật ố những con mèo đang mất tích
    Những con mèo mầu của những cô bé
    Có khuôn mặt buồn hiu ố không thể quên

    Có một buổi chiều lúc mặt trời đang
    Lặn thì cô bé da đen cạnh nhà
    Với khuôn mặt buồn hiu hỏi tôi có
    Thấy con mèo đen của cô không và

    Ashley cho biết tên con mèo là
    Shadow ố cái bóng–chợt thấy tên con
    Mèo con rất thơ tôi phải nói dối
    Ðể cô bé hy vọng ố tôi nói tôi

    Thấy con mèo của cô lúc mặt trời
    Sắp lặn sau hàng cây phong tàn lá
    Chớm vàng ố trời vừa sang thu ố những chiếc
    Lá cũng sẽ mất tích y hệt như

    Con mèo con có tên Cái bóng của
    Cô bé da đen buồn ố như vậy thì
    Một cô bé da trắng cũng có thể
    Ðang đi tìm một con mèo trắng lúc

    Mặt trời đang chết lặng ố như vậy thì
    Một cô bé Việt Nam cũng có thể
    Ðang đi tìm một con mèo vàng lúc
    Mặt trời đang chết lặng ố như vậy thì

    Một cô bé da đỏ cũng có thể
    Ðang đi tìm một con mèo đỏ lúc
    Mặt trời đang chết lặng ố nhưng không thể
    Có một con mèo đỏ trừ khi con

    Mèo đó rơi trúng thùng sơn đỏ mà
    Nếu cô bé da đỏ cũng ở bên
    Cạnh nhà tôi thì tôi sẽ lấy xăng
    Rửa lông cho con mèo đó mà xăng

    Thì rất nguy hiểm vì dễ bắt lửa
    Tôi sẽ không thể châm thuốc lá hút
    Hoặc rửa lông con mèo cạnh đám cháy
    Rừng do người đàn bà đốt thư chồng

    Con mèo đen có tên Shadow làm
    Anh nhớ em quá ố cái bóng của mình
    Cứ dài ra lúc mặt trời đang lặng
    Chết trên hè ố hè phố thiếu bóng emà

    Nguyễn tư Phương
    BUỔI SÁNG Ở “THE SECOND CUP”

    anh ngồi với em trong quán cà phê,
    “ly thứ hai không cần phải trả tiền”,
    bên ngoài mưa trắng đang rơi, chỗ ngồi
    hôm nay cũng như hôm qua, sau lưng

    cái tủ lạnh, sát bên tường, hai đứa
    ngồi bên nhau nhìn ra đường, bên ngoài
    ngọn gió rụng từ cành cây bàng, theo
    chân người khách quen, lẻn vào quán, ly

    cà phê bừng lên vì gặp gió, em
    bừng lên khi tay anh bỏ lên đùi,
    mình nhìn ra đường, nhưng lâu lâu cũng
    nhìn nhau; anh ngồi với em trong quán

    thật quen, uống ly cà phê không sữa
    không đường, uống ly thứ hai không cần
    phải trả tiền, mình ngồi cà rề nói
    chuyện hết buổi sáng, bên ngoài mưa trắng

    vẫn còn rơi, hừm, hôm nay lại trễ
    làm nữa rồi.

    Nguyễn Tuyết Trinh
    NHỮNG GIẤC MƠ BÊN TRỜI

    Giấc mơ đến cùng tôi ẩn náu,
    luồn lách giữa linh hồn háu đói,
    ham hố tiếp tục đi xa hơn,
    dù đi tận nơi đâu bên ngoài

    trời rộng, sang tây sang đông, tới
    nam và bắc, bước qua triệu triệu
    năm huyền ảo, mê ảo cuộc đời.
    Những giấc mơ tìm cách vượt thời

    gian, bổ sung lên tất cả chân
    lý có vết rạn bị đời khước
    từ, triển khai hy vọng hun hút
    thẩm sâu, hoàn thiện những hạnh phúc

    lẩn khuất, hiện thân phối hợp và
    tan rã. Những giấc mơ tìm cách
    đi tới bên kia thế hệ vô
    tận, giải phóng những giấc mơ hoang

    tưởng dự trữ từ lâu câm lặng,
    han rỉ cùng từng ký ức. Chúng
    ta biết gì về những giấc mơ
    ở bên kia để có thể xê

    dịch chúng với sự bất lực của
    đôi bàn tay, để tiếp tục theo
    dấu, lọt vào những giấc mơ còn
    cư ngụ trong bóng tối, không ngừng

    lấp lánh, phản quang sương mù trên
    không, có màn che bất tận, để
    mơ cho những giấc mơ không có
    chỗ trong ánh sáng của thực tại,

    mãi mãi, bao la như sáng tạo.

    NP
    BÀI CA DAO VÀ EM

    Ðã một lần em mặc áo mùa Thu
    nhưng không tròn vì lá không vàng như
    màu áo. Em nhặt vội bài ca dao
    theo gió vô tình rơi ngoài cửa lớp.

    Sao không làm một bài ca dao nào khác
    “Hôm qua tát nước đầu đình
    Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen”
    mà lại là bài ca dao làm em

    phân vân một thời mới lớn. Ao thu
    và sóng gợn. Về nhà đến lớp,
    thử liều với những rủi may như một
    thao trường bao nhiêu điều học được. Nhọc

    nhằn. Bước chân người trước đã qua. Rồi
    một lần anh về lại trường xưa, hỏi
    gió, bài ca dao để ngoài cửa lớp.
    Bâng khuâng nặng trĩu. Từng đám mây tan

    hợp. Bài ca dao em nhặt lấy lâu
    rồi. Anh trở lại đây, mùa thu lá
    vàng, cửa lớp xưa vẫn vậy. Bài ca
    dao và em. Mười năm có nhiều đổi

    mới. Vạt áo ố hoa vàng ố lá úa. Gót
    chân sương đọng giữa mùa. Bài ca dao
    còn nguyên trong trí nhớ. Chắc em hiểu
    rồi. Bài ca dao đẹp lắm phải không.

    Phạm An Nhiên
    GỌI MÙA

    Buổi sáng tháng mười tôi
    đứng, tôi ngồi như chờ
    như đợi, sốt ruột chắc
    tại mùa thu, gọi nắng

    gọi gió gọi lá, gọi
    tôi tay vàng khói thuốc,
    tóc bạc hơn đã nửa
    đầu, chưa thèm nhuộm thèm

    yêu em, ừ thì mặc
    kệ mùa thu, mùa nào
    cũng vậy mà thôi, mây
    gọi gió gió gọi lá,

    gọi tôi gọi em cả
    đời, đó thế giới của
    tôi ngồi, đứng và tôi
    chờ tôi đợi, gió gọi

    lá gió gọi mưa, tôi
    gọi em mùa tái sinh …

    10032004

    Phạm Chung
    MỘT THOÁNG TÀN PHAI

    Em Hà Nội dấu nỗi buồn phố Cổ
    Ngậm ngùi thương, qua mất tuổi xuân thì
    Ngày hai buổi, em lầm lũi cô đơn
    đi / về phố chật (thương đâu đây dấu

    chân người tình đã mất). Những con đường.
    Viên gạch. Gốc cây. Rãnh nước. Những mái
    ngói rêu phong. Thời gian in dấu trăm
    năm. Ngày hai buổi, em hững hờ soi

    bóng nước hồ Gươm. Còn đâu kiếm xưa
    dựng nước? Dưới những lòng đường ngàn năm
    dấu tích tàn phai. Em Hà Nội dấu
    nỗi buồn thiên cổ. Triều đại phế, hưng.

    Một thoáng sơn hà.

    Phạm Việt Cường
    KHÓI

    Tảng sáng chạy lòng vòng Hồ Gươm
    ngờ ngợ cái mùi tôi đã biết
    đã hít thở từ thuở đời nào
    rồi nhưng chỉ đến khi qua hết

    vòng thứ hai ngược xuôi trong sương
    mờ chập chùng quá chừng người rảo
    bước như nhảy lửa điệu vũ thần
    bí quanh ngọn Tháp Rùa nhấp nhá

    ánh đèn cổ tích xưa soi vào
    lịch sử gươm thiêng mà những kẻ
    đứng ngoài không thể nghe trống cơm
    trữ tình bập bùng trong gió sớm

    mặt hồ bàng bạc hơi thở kinh
    thành rồi chỉ đến hết vòng thứ
    ba gần tắt hơi chợt nhớ ra
    đó là mùi lá chụm đống đốt

    đâu đó như những con mắt ngun
    ngút đỏ rực năm nào giữa mênh
    mông núi đồi Long Khánh hay ruộng
    phèn Thái Mỹ hai mươi mấy năm

    xưa lúc tuổi trẻ ủ ê chấm
    dứt cùng cuộc chiến đẩy tôi vào
    một lịch sử dị kỳ buồn thảm
    với chiếc túi chạy loạn em may

    cho tôi từ vạt áo dài con
    gái để bây giờ sáu giờ sáng
    tôi biết chờ ai hai mươi giò dài
    cao ráo còn chìm trong mộng đẹp

    Phan Ðình Ngọc Cẩm
    TRONG CƠN SỐT

    Trong cơn nóng sốt hầm hập,
    tôi thấy mình đôi khi lẩn
    thẩn như chiếc bóng quanh quẩn
    miệt mài đuổi theo cái khát
    vọng, thấy nỗi đau dài bất
    tận, những khát khao đợi chờ
    không còn nguyên vẹn, méo mó
    tê liệt sau mũi kim tiêm
    buốt sâu tận cùng da thịt.
    Nơi ngực trái, nhịp đập nóng
    hổi như bài tình ca hoang
    dại. Bàn tay cố bám víu
    sợi dây câm lặng vô hình
    như gió, tôi thấy mình chạy
    trốn giữa đám cây gai góc
    xù xì, nhiệt độ trong thân
    thể ngột ngạt, miệng khô đắng
    linh hồn vùng vẫy. Cơn sốt
    còn hành hạ tôi đến bao
    giờ khi trong đêm khuya mong
    chút nắng, thắp ngọn nến màu
    ước mơ nuốt chửng viên thuốc đắng.

    Phan Tấn Hải
    NGƯỜI ÐỨNG BÊN LỀ

    Quay lại, nhìn ngang, chen vào, bị lấn
    Thác người xô đẩy, lũ lượt theo
    chân, những dòng người sợ hãi dắt dìu,
    chen nhau cùng đi, cùng chạy, cùng nhảy.

    Những dòng người dày xéo lên nhau trôi
    chảy đi như thác như sông – không kịp
    nhìn về trước, không kịp nhìn qua bên,
    không kịp nhìn dưới chân, có ai sau

    lưng thúc tới, có ai trước mặt giục
    giã, hò hét. Tôi đứng bên lề nhìn
    theo, giữa những trận mưa đá ném sang,
    những trận mưa lời chúc dữ bay khắp

    trời, khắp phố phường, khắp rừng núi, khắp
    đuờng mòn, khắp thung lũng chập chùng, không
    lối ra. Không lối ra, tôi dõi mắt
    tìm em, đăm chiêu, mơ hồ, mong đợi,

    không lối ra, trong nhóm mây tan hợp.
    Xin em nhìn ngược ra bên lề, nơi
    những người không còn chỗ trên trần gian,
    nơi tôi, ngửa bàn tay lên để chờ

    xin ơn phước, úp bàn tay lại để
    ủ hơi ấm, co ro. Mau một chút,
    mau một chút nữa, kẻo thác người lại
    cuốn đi, và rồi chúng ta sẽ có

    ngày cùng nhắm mắt và nhớ lại phút
    giây chạy ra ngoài lằn ranh, mau một
    chút nhé, một chút thôi, kẻo rồi mây
    tan. Tôi về ngồi khóc, cặm cụi viết

    những dòng thơ lên giấy, lên thanh gỗ
    bên thân cầu, lên vuông gạch hè phố,
    lên kính cửa sổ trước nhà, hy vọng
    mơ hồ một hôm thác người lại xô

    đẩy em về, tìm thấy chữ tôi giăng
    khắp trời, khắp phố phường, khắp rừng núi,
    khắp đuờng mòn, khắp thung lũng chập chùng,
    không lối ra, và tôi ngồi giữa những

    núi chữ, những núi chữ, những núi chữ.
    Nhưng đã trễ, trang giấy một thời ai
    đã xé, thanh gỗ bên cầu đã gãy,
    và vuông gạch đã vỡ, còn tôi đang

    nhặt lại từng mảnh kính vỡ, ghép lại
    từng mảnh kính, chữ vỡ, và em hồn
    sơ nguyên của tôi nơi đâu, nơi đâu.
    Tôi đang đứng bên lề, bên lề…

    Phan Thị Trọng Tuyến
    NHỮNG HẠT CƠ HÀN*

    thứ hai, tôi thấy em đang leo ngược
    dốc. Lưng nhỏ cong mềm vai oằn quang
    gánh. Em hồn nhiên : ấy nghiệp dĩ mẹ
    cha. Thúng thiêỳn bên này, bên kia thúng
    ác. Thiên hạ xếp hàng hò reo mắng
    nhiếc. Trải khăn, ghế, nướng thịt cùng píc
    níc. Ai gánh gánh, ai ăn ăn. Em
    độ lượng gật gù. Tôi cúi mặt băn
    khoăn. Quay lưng, mò tìm sandwich, gặm

    thứ ba, tôi thấy em vẫn leo ngược
    dốc. Lưng nhỏ vẫn cong môi hồng cười
    nụ. Thiện ác đôi bề vẫn nặng như
    nhau. Vẫn kẻ đứng ngồi khen chê quang
    quác. Thiện ác gì đâu em Sisyphe
    mùa chứng khoán, vĩ /vi mô. Tri /trí
    thức. Toàn cầu. Dân tộc. Mô hình. Kiên
    định. Quyết tâm. Em lặng lẽ thêm: buồn
    vui/ giận dỗi. Oán hận/ li khai. Hạnh
    phúc. Ngụy Chân/ Nam Bắc. Leo. Thôi mặc
    em, tôi giận đứng bên lề. Nhăn nhó.
    ừợ, em. Leo, leo đi, cho hết kiếp!

    thứ sáu / bảy, tháng giêng/ tư, trời khô/
    ướt. Vẫn là em leo ngược dốc đời
    ai (tôi?). Quang gánh dồn vào một túi
    đèo trên lưng. Mắt tròn gân máu đỏ
    mùi điên dại. Miệt mài. Bền bỉ. Leo.
    Không nhìn lên, em hết hồn nhiên
    ngó tôi đang đếm mắt sau lưng tim
    trên tay, héo. Tháng chín tháng mười rồi

    năm rồng năm chó. Em. Ðội núi. Chân
    không, leo ngược dốc. Nhịp bước chẳng đều,
    môi răng mím chặt. Người xuống núi mãi
    kinh doanh địa ốc. Dịch vụ công đoàn,
    khuyến mãi, đầu tư. Kim ngạch. Dốc đứng,
    em ơi. Stop! Hồng Kông. Paris.

    Vladivos tok. Sài Gòn. Hà Nội.
    Biển Hồ. Băng Cốc. Kệ. Vẫn em miệt
    mài, leo, nhặt nhạnh. Những sự đời – nhất
    thiết phải nằm chung – Và không cần ai
    đếm xỉa. Làm sao, cho em thấy tôi
    cũng là càn khôn. Hạt bụi khôn! Xỉa
    giùm tôi hạt bụi. Ngước nhìn kia, em
    ơi: ồ đỉnh dốc. Ðến rồi em, hãy
    dừng chân trút gánh. Xuống phố cùng ai
    (tôi?) nghe Steve Tracy thổi saxo,
    xem Pina Pausch nhảy flamenco.
    Zidane đábanh. Williams làm Vệ
    Nữ. Em cùng tôi vỉa hè Hàng Xanh
    say mèm đặc sản. Em cườiạ tôi ngốc
    nghếch: không, đỉnh dốc còn xa, và em
    vẫn còn nặng nghiệp. Tôi cười tôi không

    biết ngỏ tình tôi. Tôi là em và
    em cũng là tôi… Không chọn nghiệp, chẳng
    muốn làm Sisyphe. Không gánh nợ đời
    giùm cho ai hết. Là những hạt cơ
    hàn (bản?), tìm nhau. Mơ một từ trường,
    quyện thành một khối. Yêu. Bất kể chuyện
    toàn cầu bản sắc. Hãy gượm. Em ơi.
    Chờ tôi khăn gói. Cùng leo. Kệ người
    Dốc cũng leo. Nên nhiều Sisyphe
    bình an đứng ngó. Bình an đứng ngó.
    Bình an đứngà ngó.

    8.2002
    Thương gửi Khánh Trường
    * Nhại tựa Les particules élémentaires (Houellebecq)

    Quốc Sinh
    ỐM

    Phở ngã tư Ðề Thám là ngon nhất
    và ly chè kem Cung Ứng là ngon
    nhất, phải không H ơi. Khi chúng mình
    ở bên nhau thì chút ngọt cay nào

    cũng đều thành ngon nhất. Buổi chiều ghế
    đá công viên cho đôi lứa rủ nhau
    đến ngồi, con sóng Ðá Chồng nửa đêm
    thức giấc, hoa trái chợ Ðầm ban mai

    hương mật. Anh trông lên hướng bắc thấy
    lưng chừng mây núi Bà Nằm suốt đời
    xõa tóc, anh ngó xuống đằng nam thấy
    biệt thự Cầu Ðá đứng lẫn vào cây.

    H ốm làm chi mà lặng im như
    núi Bà Nằm suốt một đời xõa tóc,
    H ốm làm chi mà căn phòng u
    buồn như ngôi biệt thự chìm vào cây.

    Ðể anh chạy lên Long Sơn Tự kéo
    một vạn hồi chuông, thắp một vạn bó
    hương cầu xin cho gương mặt em tươi
    hồng trở lại. Anh nhớ mấy lúc em

    cười như sóng vỗ bờ thơ dại, anh
    nhớ mấy lúc em dang tay reo như
    hải âu bay giữa bầu trời. Rồi anh
    lại đưa em đi chơi đưa em đi

    chơi, cùng đứng bên thềm cầu Bóng cùng
    đứng dưới chân Tháp Bà, cùng lang thang
    ven biển trăng vàng óng, kỷ niệm lại
    nồng nàn nồng nàn trước lúc chia xa.

    Một thời lang thang, yêu iếc và mệt mề ở Nha Trang,

    Quỳnh Thi
    NGƯỜI NỮ TU

    Trong nhà dòng im lặng những tiếng
    hát lẫn câu kinh lời nguyện thường
    ngày vắng bặt. Không gian nặng nề
    trùm phủ. Mới giải phóng được một

    năm, thời gian dài đằng đẵng. Công
    việc của Ly ngưng nghỉ đột ngột.
    Trường học của nàng được bàn giao
    cấp thời cho nhà nước. Ly chẳng

    biết phải làm gì, chỉ âm thầm
    cầu nguyện lẫn than khóc. Mẹ bề
    trên thì bảo là ý Chúa! Tất cả
    các masoeur đi học tập được

    khuyến cáo. Tu sĩ phải hồi tục
    kể cả các nữ tu. Sự nghiệp
    giáo dục chỉ dành cho đảng viên
    nhà nước. Muốn đi tu lý lịch

    cũng phải xét duyệt ba đời! Thật
    là một cuộc cách mạng vĩ đại.
    Cơ sở nhà dòng bị chiếm đoạt
    gần hết. Mà không phải, nói thế

    là có tội, không đúng chủ trương.
    Giêsu Maria nhà dòng
    tự nguyện bàn giao đấy chứ, có
    ai cưỡng bức phải giao bao giờ

    đâu. Còn Ly bây giờ biết về
    đâu? Nhà cửa của gia đình bị
    tịch thu. Má và các em đi
    xây dựng vùng kinh tế mới, còn

    ba thì đi cải tạo. Ba Ly
    là nhà thơ. Suốt đời ông có
    làm gì ác đâu. Nhà Thơ là
    người gieo vãi những hạt mầm yêu

    thương và nhân hậu, khờ khạo như
    một thánh nhân vừa rời nước Thiên
    đàng của Chúa. Tội nghiệp, không hiểu
    ông sống làm sao trong nơi chốn

    được mô tả đói khổ vô cùng
    khủng khiếp! Ly khóc than xin Mẹ
    bề trên ở lại. Thế là nàng
    sống “chui “ cùng với các sơ già

    bằng mấy sào ruộng được cấp phát.
    Ngoài việc canh tác trồng tỉa Ly
    được giao chăn nuôi heo, bò cực
    nhọc. Hồi nhỏ chàng ở gần nhà

    Ly. Thủa hai trẻ qua lại thân
    thiết. Nay gặp nàng. Hai người trong
    hai tư thế khác nhau ở tuổi
    trưởng thành. Nàng đã là nữ tu

    còn chàng vẫn còn là một lãng
    tử phiêu bạt. Họ nói ít hơn
    là im lặng. Những kỷ niệm thơ
    dại tiềm thức hiện về… Bất chợt

    chàng nắm lấy tay Ly. Tay nàng
    lạnh ngắt dù ngoài trời đang nắng
    ấm. “Em còn tu mà anh. “Chàng
    buồn rầu buông tay ra. “Cho anh

    xin lỗi .” Chỉ vậy rồi Ly đạp
    xe đi, nhưng hồn Ly đã đậu
    lại trong ánh mắt chứa chan đau
    đớn của chàng, chiếu dõi theo từng

    nhịp chân đạp đạp thong thả, tội
    nghiệp. Ly cứ cúi đầu gió bay
    tóc xõa như hoa, môi rung rung
    những hạt nước mắt chảy đều nhạt

    nhòa đất trời, tim nàng thì rạo
    rực, nhịp đập dồn dập muốn vỡ
    tung hân hoan lẫn ngân vang sợ
    hãi. Ly biết đâu, chàng đứng lặng

    đã lâu, lòng se thắt, tay vân
    vê trong túi áo ngờ nghệch, thương
    cảm. Lần trước chàng gặp Ly đi
    cắt cỏ cho bò nhà dòng, vai

    nặng trĩu, gánh cỏ gánh đời. Nàng
    vừa hạ gánh xuống ngồi nghỉ trên
    một gốc cây khô ven đường. Tình
    cờ chàng đi ngang qua. Bồi hồi

    thấy người con gái mảnh mai, nét
    đẹp qúi phái. Dừng chân lại chàng
    nhận ra Ly. Lòng trắc ẩn ngậm
    ngùi người nữ tu. Cô bé năm

    nào… Chàng Nói. “Masoeur để con
    gánh dùm một quãng. “Ly lấy tay
    quệt mồ hôi nhễ nhại khuôn mặt
    ửng lên mầu hồng kinh ngạc e

    lệ. Nàng líu ríu nói cám ơn
    rồi vội vàng như có ai thúc
    giục hay xô đuổi, hấp tấp cất
    gánh đi như chạy mong biến khỏi

    gã trần tục ngọt ngào đáng khao
    khát như ly nước mát ven đường
    chưa kịp uống. Ði nhanh được một
    quãng nàng té xấp xuống mặt đường.

    Không rõ vì gắng sức hay vấp
    phải vật cản gì. Phản ứng tự
    nhiên chàng chạy nhanh lại đỡ nàng
    lên, nhưng nàng đã ngất xỉu. Chàng

    ôm thốc bế nàng chạy nhanh về
    phía nhà dòng để được cấp cứu.
    Bẵng đi dễ đã dăm năm, hôm
    nay tình cờ gặp nàng đạp xe

    xuống phố. Hình ảnh người nữ tu
    khổ hạnh và bóng dáng cô gái
    nhỏ thương mến năm xưa quyện lẫn,
    xen nhau làm chàng trai bồi hồi

    khôn xiết.

    Thiện Hiếu
    THẤY

    Tôi như một ngôi sao đã tắt hằng
    triệu năm trước đến bây giờ còn muốn
    thấy mặt trời… dù mây che hay đêm
    tối để lúc ta yêu nhau có hoa

    nở bên tường… có chiếc lá non rung
    rinh hạnh phúc. Tôi như ngôi sao đã
    tắt hàng triệu triệu năm đến bây giờ
    và mai sau còn mong thấy được mặt

    người dù cho bão tố phong ba hay
    chiến tranh cốt nhục có xảy ra lần
    nữa… lần nữa. Tôi như ngôi sao đã
    tắt hàng triệu triệu triệu năm đến bây

    giờ cũng tắt luôn nguồn ánh sáng thừa
    nếu không được nhìn thấy mặt người… mặt
    con người…

    Sàigòn 18-9-03

    Trà Ðóa
    CUỘC SỐNG TỐT LẮM RỒI!

    Ừ, cuộc sống tốt lắm rồi
    cằn nhằn làm gì nữa thêm
    phiền. Hồi trước không có ăn,
    bây giờ… ừ tốt thật rồi,

    tốt quá đi mất anh ạ,
    nhà em tết này uống bia
    lon hẳn hoi đấy. Ừ tốt
    thật lắm rồi, em còn mua

    được cả một cái váy si
    da Mỹ (hàng hiệu) đấy nhé.
    Ừ tốt không thể tả nữa,
    đến mẹ em còn không tin,

    bà cụ cứ thắt mắt nhìn
    bịch lạp xưởng và cái áo
    ấm em mới sắm. Tội nghiệp
    bà cụ… tốt quá đi mất…

    Tốt thật đấy anh ạ, tốt
    hơn những gì em mơ tưởng,
    tốt quá đi mất, tốt thật
    anh ạ, tốt không thể ngờ…
    Ðầu xuân Aãt Dậu

    Trầm Phục Khắc
    HÁT NÓI

    Phần mềm mại ẩn dưới phong thư của
    một người đàn bà gởi cho một người
    đàn ông, báo tin bà đã đến được
    bến tự do. Người đưa thư dán chồng

    lên phong thư một địa chỉ mới, cố
    bắt cho kịp người đàn ông vừa dọn
    khỏi chung cư. Nhưng người đàn ông dù
    có đủ thì giờ cũng không thể nhớ

    ra được những gì mình đã nói với
    người đàn bà nơi bến xe của mười
    lăm năm trước. Nhưng người đàn bà vẫn
    gởi đi những lá thư như những lá

    thư của mọi người đàn bà được gởi
    đi từ khắp mọi nơi trong suốt bao
    đời nay. Kể từ khi người đàn bà
    đầu tiên biết viết. Kể từ khi người

    đàn bà đầu tiên dám viết. Chỉ có
    người đàn ông mới biết được mình muốn
    làm những gì mình muốn làm và những
    gì mình không muốn làm. Cũng như chỉ

    có người đàn ông mới biết được mình
    muốn nói những gì mình muốn nói và
    những gì mình không muốn nói. Khi người
    đàn ông tiếp tục không nói những gì

    mình muốn nói và làm những gì mình
    không muốn làm, thì người đàn bà vẫn
    tiếp tục gởi đi những lá thư (cho
    một người đàn ông khác) để báo

    tin về một câu chuyện (khác) liên quan
    đến những gì đã được nói ra ở
    một nơi chốn (khác). Thì người đưa thư
    vẫn tiếp tục dán chồng những địa chỉ

    mới lên phần mềm mại của một người
    đàn bà gởi cho một người đàn ông.

    Trần Kiêu Bạc
    NHỚ VỀ MỘT NƠI TƯỞNG ÐÃ QUÊN

    Vẫn là Cư xá cũ sót trong
    tận cùng nỗi nhớ nhỏ nhoi còn
    lại. Vẫn là Cư xá của thời
    còn đi học năm nào. Cổng nhà
    ai màu xanh, sân nhà ai màu
    xám! Hai cô bé tên Mỹ và
    Phương bây giờ xa nhau rồi! Còn
    không những ngày không thể xa nhau
    mà bây giơ lại khó gần nhau?
    Cô Bé ở Gò Vấp làm sao
    gặp ngươì bạn bên Ðức được? Cô
    Bé bên Ðức về, đem đi thật
    nhiều thứ nhưng không đem được bóng
    bạn mình ngày xưa còn in sân trương
    cư xá Lữ Gia. Vẫn cư xá,
    một tình bạn. Vẫn cư xá, một
    cách xa! Cổng rào đã đóng, con
    hẻm còn nguyên như tình bạn lâu
    nay vẫn giữ từ hai phía! Nói
    về Lữu Gia như nói về một
    độ sâu khó quên của tình bạn.
    Một thời tuổi xuân, lòng còn bóng
    hình tưởng như đã mất. Vàng son
    một thuở, vàng son một quá khứ
    là vàng son của một cư xá
    mãi thân quen và mãi cách xa!

    Trần Nguyên
    CHƠI PING PONG

    Chiều chủ nhật, tôi có hẹn, chơi
    ping pong với cháu. Thằng bé bảy
    tuổi theo tôi lẳng nhẳng, “dì Năm,
    dì Năm có muốn chơi ping pong

    với con không?” Tôi ậm à ậm
    ừ, dì Năm không biết đánh ping
    pong. Thằng bé hớn hở, “con dạy
    dì Năm.”, “Thế thì còn gì bằng.”

    Tôi nhìn nó khuyến khích. “Dạy dì
    Năm với nhé.” Thế là tôi có
    hẹn, chiều chủ nhật đánh ping
    pong với cháu. Không thể chạy làng.

    Không thể phủi. Không thể cho nó
    leo cây. Phải giữ lời hứa. Thằng
    bé trông ngóng cả tuần. Tối thứ
    sáu còn gọi nhắc. Dì Năm nhớ

    lên nhà con đánh ping pong nhé.
    Ôi trời, cả tuần vật vã với
    việc làm, việc nhà, việc (ống) nước,
    việc (trái) non, tôi gần quên lửng

    cái hẹn thắm thiết thân tình. Lại
    ậm ự ầm ừ, nhớ rồi, nhớ
    rồi, dì Năm sẽ lên để con
    dạy đánh ping pong, nhưng, có thể

    dì Năm đến trễ. Giọng thằng bé
    vui sướng, con đợi, con đợi. Ôi,
    phải có người biết, hay chịu nói,
    ‘…đợi, … đợi’ bằng giọng thành khẩn như

    giọng thằng bé thì tôi đã không
    người dõi hướng Bắc kẻ vời phương
    Nam. Ðàn ông, lũ trẻ con đầy
    hứa hẹn và ưa hứa hẹn. Cũng

    không thành nếu không có đàn bà,
    lũ con gái thích nghe, chịu nghe
    và (lựa chọn không hoặc có) nghe.
    Tôi lừa thằng bé chạy lên chạy

    xuống ngang dọc đuổi theo trái banh,
    miệng trẻ ngây thơ, dì Năm đánh
    càng lúc càng hay, con là thày
    giỏi biết dạy nên có trò hay.

    Tôi không biết tôi có là trò
    hay nhờ thày giỏi như lời tuyên
    bố không biết ngượng của thằng cháu
    bảy tuổi, rất tiêu biểu đàn ông,

    hay tôi chỉ giỏi vờ khi muốn
    hưởng trọn buổi chiều lạc thú chơi
    với cháu thong dong tuổi thơ không
    xa vời thế nào là người lớn

    nghiêm trọng và trẻ con thì không
    đáng để nghe. Buổi chiều chơi ping
    pong với trẻ mới đích thực là
    hạnh phúc.

    07/03

    Trần Thị Minh Nguyệt
    CHO ÐẾN KHI NGỪNG THỞ

    Ngán ngấy cái nhìn gầm gừ của
    tên chủ và căn apartment như lò
    bánh mì, tôi thèm ôm rừng – nhớ
    gió, đói ngàn ngọn cây xanh, tương

    tư chim véo von. Ðược mời đi –
    anh phóng xe như điên – cắn
    răng giữ tim không rớt trên freeway
    mong anh đừng biết tôi đang đổi

    sợ hãi, mạng sống lấy hạnh phúc phía
    trước. Ðam mê đổi mọi thứ có
    được để lấy hạnh phúc
    dù chưa hề giữ được hạnh phúc.

    Hôm kia tôi là nước trôi tuột
    anh hứng giữ chút mượt mà, nhâm
    nhi, thưởng thức và mất ngủ. Hôm
    qua tôi là chiếc hôn sâu, rất

    thật ở tuổi 45, anh ngã. Hôm
    nay tôi là cơn đói thế kỷ
    không biết chán không biết no không
    biết dừng, cho đến khi ngừng thở .

    tháng 9 / 2003

    Trần Tiến Dũng
    XỨ SỞ CÚI XUỐNG

    Lại chảy vào lồn giấc mơ hoa
    trắng. Cánh đồng, tiếng chim, gương mặt
    ngày và đêm. Chảy màu trăng! thứ
    ánh sáng mà chúng ta gặp nhau

    cái miệng, bàn tay, lông và mùi
    khoảng lời tình và tiếng rên được xoá.
    Hiện hữu? cầm lấy cu anh đây!
    ấm và đầy. Thịt da rất nhẹ

    cho chuyến trở về, cho cái nhìn
    phác thảo hình hài khác, sinh sôi
    giữa khoảng cách chết là mùi hoa trắng.
    Hãy quên chuyện: anh một đời giữ

    cu không trầy xước. Cách nào! cu
    hoàn hảo luôn luôn ngẩng lên, màu
    trăng biết bí ẩn đó. Cách nào
    giấc mơ anh không tì vết. Gió

    mở nồng mùi lửa, thân thể anh
    và em lại hát. Cách nào! hãy
    quên chuyện cách nào tinh trùng của
    anh quyến rũ cả trăng. Hiến sinh

    những tia sáng. Xứ sở anh cúi
    xuống, lại chảy vào lồn giấc mơ
    hoa trắng. Anh thấy anh, đứa trẻ
    chạy trên đồi.

    Tháng 3- 2004

    Tunisia
    ÐÀN GÀ VÀ LŨ CON

    Cô bé quê nhớ từng đàn gà mà
    cô đã chăm sóc, từng đàn gà, từng
    đàn gà chạy chơi trong sân. Nhưng đàn
    gà lớn lên, đi đâu không biết. Mẹ

    bảo đàn gà trở về chốn cũ. Rồi
    cô bé quê trở thành cô gái quê.
    Cô gái quê không còn nhớ đến đàn
    gà chạy chơi trong sân vì cô mải

    tơ tưởng đến người trai quê. Rồi người
    trai quê đến, cho cô niềm hạnh phúc
    lẫn lam lũ với đàn con. Cô gái
    quê thành bà mẹ quê. Bà mẹ quê

    nhớ từng đàn gà, từng đàn gà chạy
    chơi trong sân như nhớ từng đứa con
    mà bà ấp ủ. Từng đàn gà và
    lũ con rồi cũng bỏ bà đi. Chỉ

    có điều bà biết, đàn gà không trở
    về chốn cũ như mẹ từng nói, còn
    lũ con đang đi lại con đường bà
    đi, cũng với từng đàn gà, từng đàn

    gà chạy chơi trong sân.

    Việt Hà
    NGƯỜI ÐÀN BÀ GIỮA SÂN GA

    (Mến tặng Thủy, cô gái mới quen)

    Hành trang của em là một chiếc
    vali nhỏ, em mở ra khoe, tôi
    chẳng thấy gì ngoài mấy bộ quần
    áo và một vài tư trang cá

    nhân. Em bảo tiền bạc tùy thân
    em chẳng có, nhưng chủ quán đóng
    cửa rồi nên em buộc phải ra
    đi. Tôi nhìn em sách chiếc vali

    trên tay, nước mắt vòng quanh rồi
    lầm lũi bước, tôi biết tương lai
    của em chẳng ai định được. Tôi
    hỏi: Em đi đâu? Em cười chua

    chát: Em tìm đến nơi nào nhận
    em, có việc. Em kể: con gái
    của em ở nơi xa, hàng tháng con
    em đều mong mẹ gửi quà về.

    Tôi đoán chắc con em chưa biết
    mẹ mất việc, và đang thơ thẩn
    một mình giữa sân ga. Em qua
    Ðức bốn năm và cũng bốn năm

    phải sống cảnh i – lle – ga(1), nơi
    nào nhận em thì nơi đó chính
    là nhà. Hàng ngày phải em chắt
    chiu, đếm từng Cent nhỏ để em

    gửi về nuôi một đứa con xa.
    Em còn kể: Con em đang học
    cấp ba, trường học của con cách
    xa nhà. Em hứa tặng con xe

    đạp mới, nhà nghèo, nên em thân
    gái phải bôn ba. Ðã bốn mùa
    Xuân em đi xa. Xuân đến năm
    nao em cũng có quà gửi về

    cho con. Năm nay chủ quán đóng
    cửa nên em mất việc, và bây
    giờ một mình đứng trơ trọi giữa
    sân ga. Tình cờ tôi được gặp

    em giữa sân ga, nhìn em đôi
    mắt quầng thâm, lệ ướt nhòa. Tàu
    chở em đến miền vô vọng, bao
    giờ em sẽ tới được sân ga?

    2004

    Ghi chú: illega: sống bất hợp pháp

    Vũ Huy Quang
    LÀM THƠ CŨNG PHẢI CÓ DÂN CHỦ

    Thế này thì chết. Thế
    này thì tôi cũng đến
    chết. Thơ, nghe nói là
    có một bọn chuyên môn
    làm thơ dở. Kể ra
    đọc thì cũng hiểu chứ
    không phải là không. Nhưng
    mà đọc riết rồi cũng
    nhập tâm. Thành ra tôi
    lại cũng làm thơ Tân
    hình thức. Có điều vừa
    làm thơ tôi lại vừa
    tưới cây. Vừa làm thơ
    vừa tưới cây. Lại vừa
    cười tủm tỉm. Vì làm
    thơ cũng phải có dân
    chủ.

    7/01
    Vườn Sau, viết trên trang tám TC Thơ số mùa Thu 2001.

    Xích Long
    ÐÔI MẮT LÝ TIỂU LONG

    Ðôi mắt sắc như hai thanh bảo
    đao nằm xếch hiên ngang như cười
    nhạo một thế gian thiếu nét nhiệm
    màu của những ngày xưa tiếu ngạo.

    Nếu đôi mắt là cửa sổ tâm
    hồn thì đôi mắt ấy là hai
    cánh cửa hướng về biển lớn, lung
    linh u buồn. Nỗi đau nào trên

    mi rờn rợn mà đôi mắt càng
    nhìn càng dữ tợn? Ðôi mắt sắc
    – hai đường đao tuyệt kỹ chém rụng
    khối tình si nên tôi yêu người

    như An Lộc Sơn yêu Dương Quý
    Phi, chỉ ngọn cờ bất kể chết
    là chi, đổ quân lực chiếm Trường
    An rước mỹ nhân về! Hỡi đôi

    mắt xô ta vào cõi nhớ, đôi
    mắt lai Tàu sắc sảo, ngây thơ
    có bao giờ liếc nghiêng về một
    thuở có một cô nàng yêu đến

    đất trời vỡ lở một đôi mắt
    Lý Tiểu Long xưa?

    Ý Liên
    ÐÊM VÀ GIẤC MƠ

    Ðêm vẽ lên bóng tôi những ngọn đèn
    sáu mươi watt, người đọc tin tức về
    khuya không mỏi mệt, tôi và những ngón
    tay kiên nhẫn thầm thì chuyện trò cùng

    máy vi tính. Ngày thở vào giấc mơ
    tôi, bóng mát con đường nhỏ thơm hương,
    biển vỗ sóng. Mặt trời rơi trong nước,
    xanh ngan ngát. Miền tôi đi qua, có

    tiếng cười thủy tinh của bạn đồng hành.
    Rất lạ như tiếng mưa rơi róc rách.
    Rồi bốn mùa thở qua đời tôi, những
    cành uấ t kim hương thứ nhất kiêu hãnh

    trên sân vừa khô tuyết, lẳng lơ như
    hoa poppy rộ nở, vào xuân, những
    cánh hoa jacarda mơ mòng phơn
    phớt, tím con đường mùa hạ. Thơ, rủ

    nhau trên lối về, mặc cả với những
    chiếc lá phong và hoa cúc nhuộm vàng
    vạt áo mùa thu khi hoa poinsetta
    mặc áo len đỏ thẫm mùa đông. Thức

    giấc theo những cụm mưa, vỡ xào xạt
    dưới chân những vòi hoa sen, tôi như
    ngọn cỏ, tươi mát đẫm ướt sương đêm,
    quên nắng, quên mưa, tuyết, dị ứng, và

    cảm cúm. Có một niềm vui trong vắt
    theo người bạn đồng hành xa lạ xuyên
    vào giấc mơ tôi, bất ngờ từ một
    thành phố có nhiều cây xanh chưa hề

    gặp.

    April 28-2000

    Leave a Reply

    Subscribe to get notified of the latest Tin Tho updates.

    spot_img

    Up Next

    Discover

    Other Articles