Read poetry to remember people

Cũng có lời truyền rằng. Người con gái chưa hồn lìa khỏi xác, nghe tiếng khóc than của người thương thì tỉnh dậy. Từ đó hai người trở thành vợ chồng, cùng sống hạnh phúc ở đào hoa viên. Cũng từ điển tích này mà người ta hay ví gương mặt người con gái đẹp giống như hoa đào.

09/02/2024 | Nguyễn Công Khanh


The Years I Walked – Thich Tue Sy (1943-2023)

The wind took him away for ten years of wandering
Looking at the homeland through the evidence of destruction
Trieu Dong Hai still whispers white sand
The story of human love and the rhythm of Truong Son

Ten years from now, he will still be quiet in the city
I love the deep forest so my eyes filled with tears
His hand reaches up to the sky and the evening birds are whispering
Life is drifting and gathering small wings on the side of the road

Ten years later he crossed the forest and crossed the stream
Find your homeland in the blood stains of the wilderness
In the afternoon, the smoke is as pale as if someone’s soul still feels regretful
Every river is filled with tears of blood.

During those ten years, he forgot that he was weak
Thin shoulders from the time when the homeland was founded
He bent down to listen to the harmony of the mountains and forests
The endless love song of the East

And that day he returned to his old town
The middle of the road was still filled with mourning smoke
In her blue eyes, there was ancient resentment
Still as sincere as the border floods.

1 page_Tue Si
1 page_Tue Si “The morning dew fades away the tea smoke; The cold wind caresses the flower leaves; Gently lift the pen with your hand; Listen to the pounding sound of my heart.” In the morning, practice writing in Cursive – Tue Sy
The above poem was written by Venerable Thich Tue Sy after being imprisoned in the Truong Son range. Venerable Thich Tue Sy is an erudite scholar Buddhismoriginal professor belong to Van Hanh University in Saigon, Writer, poet, translator and is one dissidents with the authorities and was imprisoned for many years. In 1998, the Venerable received it Human Rights Watch organization awarded the Hellmann-Hamett Awards for human rights. The Venerable Master is the Executive Officer of the Supreme Patriarchate’s Standing Committee Unified Buddhist Church of Vietnam. The Venerable Master is fluent Chinese, English, French, Pali, Sanskrit and Japanesereading comprehension German. The Venerable Master is highly appreciated by Vietnamese scholars for his many publications essaymonographic, poem and many Buddhist translation works from Sanskrit, Chinese and Japanese, considered the most learned monk of Vietnamese Buddhism, drafted the book Great Buddhist Encyclopedia.
Thanks to many famous research works and philosophical treatises, the Venerable Master is the Editor of the magazine Thought do Van Hanh University release.
Venerable Thich Tue Sy passed away on November 24, 2023 at Phat An Pagoda, Dongnai province. Aged 80 years old. Many articles everywhere have been written over a long period of time to praise the Venerable Master’s virtuous life as well as his profound contributions to Buddhism.


Poetry of Dang Duc Sieu (17511810)Dong Ho (19091969)

Months and years with no end,
Midnight in spring and midnight in winter.
The old banyan orchid has a sweet scent,
The old peach tree garden is cold and snowy.
The land is anxiously waiting for reunion,
The sky seems to be waiting patiently for me to kiss
Chickens call firecrackers in the last five watches,
Celebrate the old apricot tree meeting the winter lord.

 

Dang Duc Sieu’s poem “The Night of the Tich” written in the Duong Thi style, with seven words and eight sentences with formal words and contrasting images, has been passed down to this day. Sentences 5 and 6 were lost, but were later filled in by poet Dong Ho into a masterpiece poem. Dang Duc Sieu born in Tan Mui (1751) in Phung Cang village, Bong Son district; Now it is Vinh Phung neighborhood, Hoai Xuan ward, town Hoai Nhonconscious Pacify. At the age of 16, he passed the Huong Tien exam (Bachelor), received by Dinh Vuong Nguyen Phuc Thuan appointed to work at the Academy at Phu Xuan. When Lord Nguyen Phuc Anh ascended the throne, he took the reign name Gia LongSince then, most of the king’s rituals and decrees were drafted by him. Later, he was appointed as a Tutor (teaching students Prince), gradually rose to the position of Minister Ministry of Ceremonies (November lunar year Refugee century, 1809). 8th Gia Long (Canh Ngo, 1810), Mr. Dang Duc Sieu passed away at the age of 59 and was posthumously awarded the position Political participation. Year At Dau (1825), king Minh Mang posthumously awarded him Young Master, Grand Master of Dialectics and set up an altar to worship him. Under the tide Tu Duc, Nham Ty (1852), he was enshrined in the Trung Hung Cong Than temple.

Dong Ho,
born in 1909, in My Duc village, Ha Tien provincenow belongs to the province Kien Giangreal name Lam Tan Phac, self Trac Chibrand Dong Ho and Hoa Bich; Other pseudonyms: Thuy Co Nguyet, Dai An Am, Nhi Lieu Mister Sinh. He was rated as one teachers, poetExpert Vietnamese and is an enthusiastic person about national culture Vietnam. In addition to poetry, Dong Ho also wrote prose, memoirs, research, and historical literature. Regarding literature, he writes from prose to modern prose. He is famous for writing for newspapers South wind advocated by Pham Quynh and most famous for his writings Linh Phuongie Trac Chi Le Ky vol and post Phu Dong Ho. He has many works published in books. He is a member of the group “Ha Tien is four great” includes: Dong Ho, Dream Snow (also his wife), Lu Khe and Truc Ha.


Bui Giang (19251998)
Hello Nguyen Xuan

Hello between road
Spring forward behind the school newspapers
Green hair even if the color fades
The trees still make a promise together

Hello each other during this time
Have a thousand years standing at the tree and
There is a cloudy sky
By the water’s edge, my shadow is beside me
Hello each other between hands
There are five small fingers exposing the baby toes
Say your fingers are slim
Say goodbye once and you will remember each other
Hello each other between lips
There are red tears and tears, life is pregnant with oranges
Dear, please bear with me
Hours of endless joy, please do grass and trees
Hello each other amidst the dust
Looking far away, there was a shadow of a cloud tilting its head
Ask: where are you from?
Say: I’ve been in my hometown for a long time
Ask: from step out
Why do you see the wind spreading miles away?

Say: Saying any more is wrong
Spring is waiting for anyone to enter
Ask: land quotes dreams
What a coincidence to welcome each other
Say: farewell tomorrow
It is a coincidence between the scent of Nguyen Xuan

Bui Giang To be poettranslator and literary researcher of Vietnam. His other pseudonyms are: Middle-aged poets, Bui Ban Dui, Bui Van Bon, Van Mong… Many of his poetry books have been published and have been famous for many years 1962 with a collection of poems Rain Nsource. He had an unusual life, so his ecstatic verses were also unusual.


Bui Khanh Dan (1916-2001)
Sound Effect

I heard that bamboo pens say fairy flowers
Listen to the magical light of time
Listen to the moonlit road in front of the hospital
Listen to the rhythm of the willow sunlight on the porch
Listen to the soul of the wanderer drunk on clouds and water
Listen to the curse of separation and hatred
Listen to the prelude of Spring
Thousands of sounds have made love

*Mr. Bui’s poem “Sound Resonance”, with its magnificent and flamboyant lyrics, allows the reader to feel what is not made into a sound, but into a piece of writing. hbelchp The music of spring is wonderful.
Bui Khanh Dan is a poet and translator in Southern Vietnam. After 1975, he settled in Portland, Oregon, USA. He has many poems published in magazines Encyclopedia and together with editor Do Bang Doan published the volume “Duong Thi Trich Dich”, published in ronéo in 1959 in Saigon, includes 503 poems by 133 Chinese Tang poets. This book was reprinted by the domestic Literature Publishing House in 2006, with 1271 pages. This is the most complete and elaborate set of books about Duong Thi in Vietnamese. Full biographies of authors in the Tang Shi period from Early Tang (618-712), Sheng Tang (713-765), Middle Tang (766-835) and Van Tang (836-907). Each poem is written as an exemplary poetic commentary including the following parts: the original part in Chinese characters, the audio translation in Vietnamese, the translation into Vietnamese poetry, the meaning translation into Vietnamese, and the origin part. note.
Duong Thi is one of the greatest poetry of humanity. Although thousands of years have passed, Tang poetry still retains its fresh beauty, charm and philosophical depth. Books “Duong Thi Trich Dich” This was once a bedside book for Literature students and those who loved and studied Duong Thi. In addition, he has composed hundreds of Duong Thi poems but have not yet published them.
When he passed away, poet Tran Mong Tu and a group of friends from Seattle went to Portland to say goodbye and read a quatrain next to his coffin. This poem was engraved on Mr. Bui’s tombstone:

I lie calmly like a book
Waiting for the gentle land to lie beside me
Grass grows green sprouts on every word
I write a new poem in the middle of the steppe.

(Tran Mong Tu)


Cui Ho, Tang Dynasty China (796)
Peach blossom poem

The middle year of the year is tested
The face of peach blossom resembles pink
Face does not know the past
Medical former eastern goofy playboy style.
Last yearthis day, under the wings,
Peach blossoms shine on your cheeks, your face is pink.
Who knows where to find your face now?
I only see flowers smiling in front of the winter wind.
(Translated by Bui Khanh Dan)
Before or after I see a shadow of a person,
Last year’s peach blossoms still laughed at the winter wind.

(Tien Dien Nguyen Du)
The poem Hoa Dao has been translated by many people, but few people have perfected the last line into Vietnamese apocryphal poetry. In the story Kieu, Nguyen Du used six-eight descriptions of the scene when Kim Trong returned to Vuong Gia Trang to look for Thuy Kieu but could not find her. That six-eight verse not only fully describes the images and poetic ideas, but also shows the wild and fanciful poetic love.
Cui Ho 崔護 from An Cong 殷功, a native of Bo Lang of the Tang Dynasty (now Anping, Hebei). He was a poet of the Middle Tang Dynasty, passed his doctorate in the 12th year of Trinh Nguyen (796), and became an official at the Linh Nam province. Thoi Ho is a thoughtful poet and at the same time a handsome and elegant man. However, perhaps because his feelings are only kept inside, his personality is quite closed and does not like to socialize.
Peach Blossom poem” with four verses in the form of seven verses, although short and concise, but containing profound meaning, is famous and has been passed down to this day. The poem tells about a short-lived love affair that makes people remember it forever. The story goes that during the Thanh Minh period that year, there was a young man walking in the south of the capital. Seeing a manor of peach blossoms in full bloom, with their bright colors, he excused himself to go in and ask for a drink so he could take a closer look.
The young man knocked on the door and met a beautiful young woman. She brought water for the boy to drink, her gesture was both gentle and discreet, making others feel moved. After drinking the water, the young man thanked her and said goodbye. When he returned home, the boy still remembered the appearance of that young girl with rosy cheeks like flower petals that day.
A full year passed, the young man returned to his old place, hoping to see his old friend again. But the gate was closed and I kept calling but no one was found. Leaving the country to make love, the young man wrote a poem on the gate.
A little while later he returned and heard crying coming from the manor. An old man came out, looking haggard, and asked the young man if he was the one who posted the poem on the gate. It turned out that after reading the poem, the old man’s daughter missed her so much that she stopped eating and sleeping, then fell ill and died. The boy sitting next to the girl had stopped breathing but his face was still as rosy as ever. Just blame the creator for the irony of the broken relationship.
There is also a saying that: The girl, whose soul had not yet left her body, woke up when she heard her lover’s cries. From then on, the two became husband and wife and lived happily together in Peach Blossom Park. Also from this dictionary, people often compare a beautiful girl’s face to a peach blossom.


Nguyen Cong Khanh

The above article is based on the documentation of networks/vb.

Source link


Đọc thơ nhớ người


09/02/2024 | Nguyễn Công Khanh


Những Năm Anh Đi – Thích Tuệ Sỹ (1943-2023)
 

Ngọn gió đưa anh đi mười năm phiêu lãng
Nhìn quê hương qua chứng tích điêu tàn
Triều Đông hải vẫn thì thầm cát trắng
Truyện tình người và nhịp thở Trường sơn

Mười năm nữa anh vẫn lầm lì phố thị
Yêu rừng sâu nên khóe mắt rưng rưng
Tay anh với trời cao chim chiều rủ rỉ
Đời lênh đênh thu cánh nhỏ bên đường

Mười năm sau anh băng rừng vượt suối
Tìm quê hương trên vết máu đồng hoang
Chiều khói nhạt như hồn ai còn hận tủi
Từng con sông từng huyết lệ lan tràn.

Mười năm đó anh quên mình sậy yếu
Đôi vai gầy từ thuở dựng quê hương
Anh cúi xuống nghe núi rừng hợp tấu
Bản tình ca vô tận của Đông phương

Và ngày ấy anh trở về phố cũ
Giữa con đường còn rợp khói tang thương
Trong mắt biếc mang nỗi hờn thiên cổ
Vẫn chân tình như mưa lũ biên cương.

 
Bài thơ trên Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ làm sau khi bị nhà cầm tù trong dẫy Trường Sơn. Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ là một vị học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gònnhà vănnhà thơdịch giả và là một người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền và đã bị cầm tù trong nhiều năm. Năm 1998, Hòa Thượng được tổ chức Human Rights Watch tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Awards. Hòa Thượng là Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Hòa Thượng thông thạo tiếng Trung Quốctiếng Anhtiếng Pháptiếng Palitiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Hòa Thượng được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật, được coi là  nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đã soạn thảo quyển Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển.
Nhờ nhiều công trình nghiên cứu và khảo luận triết học nổi tiếng, Hòa Thượng là Chủ bút của tạp chí Tư tưởng do Viện Đại học Vạn Hạnh phát hành.
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch ngày 24 tháng 11 năm 2023 tại chùa Phật Ân, tỉnh Đồng Nai. Hưởng thọ 80 tuổi. Nhiều bài báo ở khắp nơi trong một thời gian dài đã viết để ca ngợi cuộc đời đức hạnh cũng như những đóng góp uyên thâm cho Phật Pháp của Hòa Thượng.


Thơ Đặng Đức Siêu (17511810) – Đông Hồ (19091969)
 
Đêm Trừ Tịch

Tháng lụn năm cùng sự chẳng cùng,
Nửa đêm xuân lại nửa đêm đông.
Chi lan tiệc cũ hương man mác,
Đào lý vườn xưa tuyết lạnh lùng.
Đất có bâng khuâng chờ hội ngộ,
Trời như thao thức đợi tao phùng
Gà kêu pháo nổ năm canh chót,
Mừng cội mai già gặp chúa đông.

 
Bài thơ “Đêm Trừ Tịch” của Đặng Đức Siêu làm theo thể Đường Thi, thất ngôn bát cú với những từ trang trọng và hình ảnh đối ngữ được truyền tụng đến nay. Câu 5 và 6 bị thất lạc, sau này được thi sĩ Đông Hồ điền thế thành một bài thơ tuyệt tác. Đặng Đức Siêu sinh năm Tân Mùi (1751) tại làng Phụng Cang, huyện Bồng Sơn; nay là khu phố Vĩnh Phụng, phường Hoài Xuân, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Năm 16 tuổi, ông đỗ Hương Tiến (Cử nhân), được Định Vương Nguyễn Phúc Thuần bổ làm việc ở Viện Hàn Lâm tại Phú Xuân. Khi chúa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, kể từ đó, phần lớn nghi lễ, chiếu biểu của nhà vua đều do ông soạn thảo. Về sau, ông được cử làm Phụ đạo (dạy các Hoàng tử), dần trải đến chức Thượng thư bộ Lễ (tháng 11 âm lịch năm Kỷ Tỵ1809). Gia Long thứ 8 (Canh Ngọ1810), ông Đặng Đức Siêu mất, thọ 59 tuổi, được truy tặng chức Tham chính. Năm Ất Dậu (1825), vua Minh Mạng truy tặng ông là Thiếu sư, Hiệp biện đại học sĩ và lập đàn tế ông. Dưới triều Tự ĐứcNhâm Tý (1852), ông được liệt thờ vào miếu Trung hưng công thần.

Đông Hồ, 
 sinh năm 1909, tại làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên, nay thuộc tỉnh Kiên Giang, tên thật Lâm Tấn Phác, tự Trác Chi, hiệu Đông Hồ và Hòa Bích; các bút hiệu khác: Thủy Cổ Nguyệt, Đại Ẩn Am, Nhị Liễu Tiên Sinh. Ông được đánh giá là một nhà giáonhà thơ, chuyên gia nghiên cứu tiếng Việt và là một người nhiệt tình với văn hóa dân tộc Việt Nam. Ngoài thơ, Đông Hồ còn viết văn, ký, khảo cứu, văn học sử. Về văn, ông viết từ văn xuôi biền ngẫu đến văn xuôi hiện đại. Ông có tiếng khi viết cho báo Nam Phong do Phạm Quỳnh chủ trương và nổi tiếng nhất với bài ký Linh Phượng, tức Trác Chi Lệ Ký tập và bài Phú Đông Hồ. Ông có nhiều tác phẩm đã in thành sách. Ông là thành viên của nhóm “Hà Tiên tứ tuyệt” gồm: Đông Hồ, Mộng Tuyết (cũng là vợ của ông), Lư Khê và Trúc Hà.


 
Bùi Giáng (19251998)
 
Chào Nguyên Xuân
 

Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Tóc xanh dù có phai màu
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng

Xin chào nhau giữa lúc này
Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
Có trời mây xuống lân la
Bên bờ nước có bóng ta bên người
Xin chào nhau giữa bàn tay
Có năm ngón nhỏ phơi bày ngón con
Thưa rằng những ngón thon thon
Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau
Xin chào nhau giữa làn môi
Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
Thưa rằng bạc mệnh xin kham
Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây
Xin chào nhau giữa bụi đầy
Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu
Hỏi rằng: người ở quê đâu
Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà
Hỏi rằng: từ bước chân ra
Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài

Thưa rằng: nói nữa là sai
Mùa xuân đương đợi bước ai đi vào
Hỏi rằng: đất trích chiêm bao
Xá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa rằng: ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân

 
Bùi Giáng là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là: Trung niên thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng… Nhiều tập thơ của ông đã được ấn hành và được nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ Mưa Nguồn. Ông có đời sống khác thường, nên có những câu thơ xuất thần cũng khác thường.

 
Bùi Khánh Đản (1916-2001)
 
Âm Hưởng

Có nghe bút trúc nhủ hoa tiên
Nghe ánh thời gian đọng mắt huyền
Nghe ngả đường trăng mai trước viện
Nghe dồn nhịp nắng liễu bên hiên
Nghe hồn du tử say mây nước
Nghe ý ly nhân hận ước nguyền
Nghe cả mùa Xuân lên khúc dạo
Muôn ngàn âm hưởng đã giao duyên

 
*Bài thơ “Âm Hưởng” của cụ Bùi, với lời thơ trác tuyệt, hào hoa, cho người đọc cảm được những gì không gây thành tiếng, mà thành một bản hp tấu của mùa  Xuân diễm tuyệt.
Bùi Khánh Đản là một nhà thơ, dịch giả tại miền Nam Việt Nam. Sau năm 1975, ông định cư tại thành phố Portland, Oregon, Hoa Kỳ. Ông có nhiều thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa và đã cùng nhà biên khảo Đỗ Bằng Đoàn xuất bản tập “Đường Thi Trích Dịch”, phát hành nguyên tác in ronéo năm 1959 ở Sài Gòn, gồm 503 bài thơ của 133 tác giả Đường thi Trung Hoa. Cuốn này được nhà xuất bản Văn Học trong nước in lại năm 2006, dầy 1271 trang. Đây là một bộ sách toàn hảo, công phu nhất về Đường Thi bằng tiếng Việt. Đầy đủ tiểu sử các tác giả trong các thời kỳ Đường Thi từ Sơ Đường (618-712), Thịnh Đường (713-765), Trung Đường (766-835) và Vãn Đường (836-907). Từng bài thơ lại được viết như một bài luận bình thơ mẫu mực gồm các phần: phần nguyên bản bằng Hán Tự, phần dịch âm theo Việt ngữ, phần dịch sang thơ Việt ngữ, phần dịch nghĩa sang Việt ngữ, và phần xuất xứ chú thích.
Đường Thi là một trong những nền thơ ca lớn nhất của nhân loại. Mặc dù hàng ngàn năm đã trôi qua, thơ Đường vẫn giữ vẻ đẹp tươi thắm, sức quyến rũ và chiều sâu của triết học. Bộ sách “Đường Thi Trích Dịch” này từng là cuốn sách gối đầu giường của sinh viên Văn Khoa và những ai yêu thích và nghiên cứu Đường Thi. Ngoài ra cụ đã sáng tác hàng trăm bài Đường thi nhưng chưa được xuất bản.
Khi cụ mất, nhà thơ Trần Mộng Tú cùng nhóm thân hữu từ Seattle xuống Portland tiễn biệt và đã đọc bài thơ tứ tuyệt bên linh cữu cụ. Bài thơ này đã được khắc lên bia mộ cụ Bùi:
 

Ta nằm bình thản như pho sách  

Đợi đất dịu dàng đến nằm bên  

Cỏ mọc mầm xanh trên mỗi chữ  

Ta trang thơ mới giữa thảo nguyên. 

  
(Trần Mộng Tú)


 

Thôi Hộ, đời Đường Trung Hoa (796)
 
Bài thơ hoa đào
 

Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

Năm ngoái, ngày này, dưới cánh song,
Hoa đào ánh má, mặt ai hồng.
Mặt ai nay biết tìm đâu thấy,
Chỉ thấy hoa cười trước gió đông.

(Bùi Khánh Đản dịch)

Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

(Tiên Điền Nguyễn Du)
 
Bài thơ Hoa Đào được nhiều người dịch, tuy nhiên ít người hoàn hảo được câu cuối vào thể thơ thất ngôn tiếng Việt. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du đã dùng lục bát tả cảnh khi Kim Trọng trở lại Vương Gia Trang tìm Thúy Kiều thì không thấy nàng đâu. Câu thơ lục bát đó vừa diễn tả được đầy đủ hình ảnh và ý thơ, vừa thấy được cả cái tình thơ man mác và huyền ảo.
Thôi Hộ 崔護 tự Ân Công 殷功, người Bác Lăng đời Đường (nay là An Bình, Hà Bắc). Ông là một thi nhân đời Trung Đường, đỗ tiến sĩ năm Trinh Nguyên thứ 12 (796), làm quan đến Lĩnh Nam tiết độ sứ. Thôi Hộ là một thi nhân giàu ý tình, đồng thời là một người phong lưu tuấn nhã. Tuy nhiên có lẽ vì tình cảm chỉ giữ ở trong lòng, cho nên tính cách ông khá khép kín, không thích việc giao du.
Bài thơ Hoa Đào” với bốn câu thơ theo thể thất ngôn tứ tuyệt tuy ngắn gọn súc tích nhưng hàm chứa ý nghĩa sâu xa, nổi tiếng và được lưu truyền cho đến nay. Bài thơ kể về một mối tình tơ duyên ngắn ngủi nhưng làm người ta nhớ mãi khôn nguôi. Chuyện kể rằng vào tiết Thanh Minh năm ấy, có một chàng trai dạo chơi ở phía nam Đô thành. Trông thấy một trang viên hoa đào nở rộ, sắc hoa tươi thắm, chàng bèn lấy cớ vào xin nước uống để được ngắm kỹ hơn.
Chàng trai gõ cửa, gặp một thiếu nữ diễm lệ. Cô mang nước cho chàng trai uống, cử chỉ vừa dịu dàng vừa kín đáo làm người khác phải nao lòng. Uống nước xong, chàng trai cảm tạ rồi cáo biệt. Khi về nhà, chàng trai vẫn nhớ mãi hình dáng hôm ấy của cô thiếu nữ có đôi má hây hồng tựa như cánh hoa nào.
Tròn một năm trôi qua, chàng trai trở lại chốn xưa, hy vọng gặp lại cố nhân. Nhưng cổng đóng then cài, gọi mãi mà chẳng thấy ai. Xuất cảnh sinh tình, chàng trai đề một bài thơ trên cánh cổng.
Ít lâu sau chàng trở lại, nghe tiếng khóc vọng ra từ trang viên. Một ông lão bước ra, vẻ mặt tiều tụy hỏi chàng trai kia có phải là người đã đề thơ lên cổng. Thì ra Cũng có lời truyền rằng. Người con gái chưa hồn lìa khỏi xác, nghe tiếng khóc than của người thương thì tỉnh dậy. Từ đó hai người trở thành vợ chồng, cùng sống hạnh phúc ở đào hoa viên. Cũng từ điển tích này mà người ta hay ví gương mặt người con gái đẹp giống như hoa đào.người con gái con của ông lão đọc xong thơ, nhớ thương đến bỏ ăn bỏ ngủ rồi ốm chết. Chàng trai ngồi cạnh người con gái đã tắt thở nhưng vẻ mặt vẫn hồng nhuận như năm nào. Chỉ trách tạo hóa trớ trêu thay cho mối đoạn duyên.
Cũng có lời truyền rằng. Người con gái chưa hồn lìa khỏi xác, nghe tiếng khóc than của người thương thì tỉnh dậy. Từ đó hai người trở thành vợ chồng, cùng sống hạnh phúc ở đào hoa viên. Cũng từ điển tích này mà người ta hay ví gương mặt người con gái đẹp giống như hoa đào.


 

– Nguyễn Công Khanh
 
(*) Bài viết trên đây dựa trên tài liệu của các mạng / vb.

<

p style=”text-align: justify;”> 

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

Mark Ford · Bài thơ: ‘Lunar Solo’

Vol. 46 No. 4 · 22 February 2024 | Mark...

Thơ Việt Nam sau 1975 – từ cái nhìn toàn cảnh

NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP Thơ Việt Nam sau 1975 - từ...

EM VÀ CHIẾC LÁ

Một thế giới rung cảm nơi con người tìm đến nhau từ sâu thẳm - Thơ đi theo nhịp rơi trái tim mình

LỜI NÓI VÀ NHỮNG KỶ NIỆM

LỜI NÓI VÀ NHỮNG KỶ NIỆM “Tôi yêu những cái...

THE STATE OF POETRY – VÙNG ĐẤT CỦA THI CA

HIỆN TRẠNG CỦA THƠ Frederick Turner LTS: Frederick Turner sinh năm...

Related Articles

THƠ TÂN HÌNH THỨC NHƯ MỘT NỖ LỰC MỞ RỘNG BIÊN GIỚI THƠ

THƠ TÂN HÌNH THỨC NHƯ MỘT NỖ LỰC MỞ RỘNG BIÊN GIỚI THƠ Nguyễn Thị Tuyết Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Tp.Hồ...

TUẦN THƠ 02: CHÙM THƠ NHIỀU NGƯỜI VIẾT

TIẾNG HÁT TỪ CỔ XƯA Chàng thất lạc tới ngôi nhà hoang phế những con đừơng dẫn lối xưa như cỏ dại và chàng đẩy cửa vào như cánh cửa đẩy chàng vào căn phòng lờ mờ tím than và chàng đọc trên bức vách những con chữ ngoằn ngòeo bay ra mùi ẩm mốc của thứ thời gian đặc lại và lõang tan trong lớp bụi bậm tự thuở nào còn văng vẳng tiếng cười đùa trong cơn huyên náo của tình yêu như tiếng reo ca của dục lạc tiếng nước chảy trong chiều hè và dòng sông nước mắt và nước mắt dòng sông …

TUẦN THƠ 57: THƠ DỰ THI 1

Giải Diễn đàn thơ Tân hình thức Việt được trao tặng cho những sáng tác thơ xuất sắc do các thành viên tham gia sáng tác trong mục “Thơ Sáng Tác” hoặc gửi về Ban biên tập thơ theo địa chỉ thư điện tử, địa chỉ bưu điện. Những sáng tác của những thành viên trong Ban quản trị và Ban biên tập không được xét để trao giải thưởng.

Khám phá thêm từ THO VIET

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc