Nhà khai quốc Alexander Hamilton giúp Mỹ quốc trở thành một lực lượng kinh tế chủ lực | Podcast | Epoch Times Tiếng Việt

Nhiều người biết đến ngài Alexander Hamilton như là người hiện diện trên tờ bạc 10 dollar, nhưng họ không biết lý do vì sao. Mặc dù ông chưa từng trở thành tổng thống như ngài George Washington — người xuất hiện trên tờ bạc 1 dollar hay ngài Abraham Lincoln trên tờ bạc 5 dollar, nhưng những đóng góp của ông trong thời đầu lập quốc đã mang lại cho ông danh xưng “Cha đẻ của Chủ nghĩa Tư bản Mỹ.”

BTV Epoch Times Tiếng Anh

Ông Trevor Phipps làm việc trong ngành nhà hàng với công việc là đầu bếp, nhân viên pha chế, và quản lý trong khoảng 20 năm, cho đến khi ông quyết định thay đổi nghề nghiệp. Trong vài năm gần đây, ông là một ký giả tự do chuyên viết về đề tài tội phạm, thể thao, và lịch sử.


Ông Hamilton được xem là một trong những bậc quốc phụ nhờ những đóng góp của mình trong cuộc Cách mạng Mỹ, và thực tế ông cũng là tác giả của một số tham luận trong cuốn “Luận cương về thể chế Liên Bang” (The Federalist Papers) giúp cho Hiến Pháp Hoa Kỳ được phê chuẩn. Ông nổi tiếng với tư cách là một nhà khai quốc và là nhà sáng lập hệ thống tài chính Hoa Kỳ mà tới nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị.

Ngài Alexander Hamilton cùng với sự trợ giúp của ngài John Jay và ngài James Madison, đã xuất bản tuyển tập “The Federalist Papers” (Luận cương về thể chế Liên bang), gồm một chuỗi các bài luận được viết để bảo vệ và thúc đẩy (việc phê chuẩn) dự thảo Hiến Pháp Hoa Kỳ. Một thông tin quảng cáo cho ấn bản sách “Luận cương về thể chế Liên bang.” (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Ngài Alexander Hamilton cùng với sự trợ giúp của ngài John Jay và ngài James Madison, đã xuất bản tuyển tập “The Federalist Papers” (Luận cương về thể chế Liên bang), gồm một chuỗi các bài luận được viết để bảo vệ và thúc đẩy (việc phê chuẩn) dự thảo Hiến Pháp Hoa Kỳ. Một thông tin quảng cáo cho ấn bản sách “Luận cương về thể chế Liên bang.” (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Có xuất thân khác biệt so với nhiều bậc quốc phụ khác, ngài Hamilton sử dụng các mối quan hệ chính trị và kinh nghiệm của mình để thành lập quốc gia sau khi ông trở thành Bộ trưởng Ngân khố đầu tiên, dưới thời Tổng thống Washington. Mặc dù quan điểm của ông vấp phải những phản đối lớn, khiến ông có nhiều kẻ đối đầu, nhưng các chính sách kinh tế của ông đã giúp quốc gia này trở thành một cường quốc kinh tế trên trường quốc tế vào thế kỷ 19, sau khi ông qua đời.

Từ một cô nhi trở thành chỉ huy quân đội

Theo một số nguồn tin, các sử gia dường như có ý kiến khác nhau về năm sinh của ông Hamilton. Đa số đều đồng ý rằng ông sinh năm 1757, nhưng vào những năm 1930, khi người ta phát hiện một tờ chứng thực di chúc từ đảo St. Croix vùng Caribbean được công khai vào năm 1768, ghi rằng năm đó ông 13 tuổi. Từ đó suy luận ra là ông sinh năm 1755.
Ông Hamilton sinh ra tại thành phố Charlestown trên đảo Nevis, ngày nay gọi là Tây Ấn. Ông là con của bà Rachel Faucette và ông James Hamilton, khi đó họ còn chưa kết hôn. Vì là con ngoài giá thú nên ông bị Giáo hội Anh từ chối cho đi học; thay vào đó, ông được nữ hiệu trưởng trường tư thục của mẹ dạy dỗ. Ông cũng tự học bằng cách đọc khoảng 30 cuốn sách có trong tủ sách gia đình.
Năm 1766, cha của Hamilton bỏ rơi gia đình, và năm 1768, mẹ ông qua đời vì bệnh sốt vàng da, khiến ông trở thành một cô nhi. Ngay khi còn nhỏ, Hamilton đã làm công việc bán hàng trên hòn đảo này cho đến khi kỹ năng viết lách của ông thu hút sự chú ý của công chúng.

Các thành viên nội các đầu tiên của Tổng thống Washington: (từ trái sang phải) Bộ trưởng Chiến tranh Henry Knox, Ngoại trưởng Thomas Jefferson, Tổng Chưởng lý Edmund Randolph, và Bộ trưởng Ngân khố Alexander Hamilton. (Ảnh: MPI/Getty Images)
Các thành viên nội các đầu tiên của Tổng thống Washington: (từ trái sang phải) Bộ trưởng Chiến tranh Henry Knox, Ngoại trưởng Thomas Jefferson, Tổng Chưởng lý Edmund Randolph, và Bộ trưởng Ngân khố Alexander Hamilton. (Ảnh: MPI/Getty Images)

Năm 1772, ông Hamilton đã viết một bức thư cho cha mình, trong đó tường thuật chi tiết về một cơn bão đã đổ bộ vào Christiansted ở St. Croix. Các nhà lãnh đạo trong vùng ấn tượng đến mức họ đã gây quỹ để gửi Hamilton đến các thuộc địa ở Bắc Mỹ để ông được đi học.
Ông Hamilton theo học một thời gian ngắn tại trường Đại học King’s College ở New York, nay là Đại học Columbia. Ở đó, ông đã tích cực tham gia vào sự nghiệp Cách mạng bằng việc viết những cuốn sách nhỏ như cuốn “A Full Vindication of the Measures of Congress” (Bản Biện Hộ Đầy Đủ cho Các Dự Luật của Quốc Hội)
Quãng thời gian học tập của ông Hamilton tại trường đại học kết thúc sau khi Chiến tranh Cách mạng nổ ra, và ông được gọi ra chiến trường. Ông đã giữ nhiều vị trí chỉ huy trong Lục quân Lục địa và thậm chí còn được tuyển vào nhóm sĩ quan phụ tá của Tướng George Washington.
Năm 1781, ông Hamilton trở nên thất vọng với Tướng Washington và rời bỏ đội ngũ của mình. Nhưng cuối năm đó, vị Tổng tư lệnh đã trao quyền chỉ huy thực địa cho ông, và ông đã lãnh đạo thành công một cuộc tấn công chống lại quân Anh trong Trận Yorktown, dẫn tới việc Tướng Charles Cornwallis phải đầu hàng trong trận chiến trên bộ quan trọng cuối cùng của cuộc chiến này.

Nghị sĩ và Bộ trưởng Ngân khố

Năm 1782, ông Hamilton giải ngũ và trở về New York, nơi ông đã dành thời gian tự học và, sau sáu tháng, ông đã vượt qua kỳ thi kiểm tra năng lực (bar exam) để chính thức trở thành một luật sư. Vào mùa thu cùng năm đó, ông được bổ nhiệm làm dân biểu của New York tại Quốc hội Hợp bang.
Trong vài năm tiếp theo, ông Hamilton đã vận động cho việc phê chuẩn Hiến Pháp. Ông cùng với sự giúp đỡ của ông John Jay và ông James Madison, đã xuất bản tuyển tập “The Federalist Papers” (Luận cương về thể chế Liên bang), một chuỗi các bài tiểu luận có nội dung bảo vệ và thúc đẩy (việc phê chuẩn) dự thảo Hiến Pháp Hoa Kỳ. Trên thực tế, ông Hamilton đã viết 51 bài trong tổng số 85 bài tiểu luận được đăng trên nhiều tờ báo khác nhau vào năm 1787 và năm 1788.
Năm 1789, khi ngài Washington được bầu làm tổng thống đầu tiên của quốc gia mới, ông đã bổ nhiệm ông Hamilton làm Bộ trưởng Ngân khố nhờ mối quan hệ mà hai người đã bồi đắp trong chiến tranh. Trước đây, ông Hamilton từng sáng lập Ngân hàng New York và dùng kinh nghiệm của mình trong ngành vận tải thương mại để trở thành “một nhà kinh tế xuất sắc dù không qua trường lớp đào tạo nào,” theo mô tả của Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ.
Ngay khi ông Hamilton gia nhập nội các đầu tiên của Tổng thống Washington, ông đã nhanh chóng bắt tay vào việc khôi phục nền kinh tế quốc gia vốn đang trong tình trạng kiệt quệ sau Chiến tranh Cách mạng. Các cơ quan quản lý ở mọi cấp bậc trong nước đã gánh những khoản nợ để chi trả cho việc huy động chiến tranh và, như trang web USHistory.org đề cập, “lời cam kết thanh toán các khoản nợ đó đã không được thực hiện nghiêm túc.” Tài liệu IOU (*) của mỗi tiểu bang về việc trả lại số tiền đã vay khi viện trợ cho chiến tranh về cơ bản được xem là vô giá trị. (IOU: Investor Own Utilities là một tài liệu xác nhận khoản nợ ở Hoa Kỳ)
Ông Hamilton đã đề xướng một sách lược dũng cảm cho chính phủ liên bang để chi trả tất cả khoản nợ mà các tiểu bang phải gánh chịu: Ông trù tính phát hành trái phiếu chứng khoán mới cho các nhà đầu tư và tạo ra một hệ thống doanh thu bao gồm thuế hải quan và thuế tiêu thụ đặc biệt. Trang web của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ trích dẫn lời của ông rằng: “Nợ của Hoa Kỳ … là cái giá của tự do.” Kế hoạch của ông Hamilton đã giúp quốc gia này định hình một chính quyền trung ương vững mạnh hơn và gia tăng uy tín cho quốc gia này trên trường kinh tế thế giới.
Ông Hamilton sau đó quyết định phát triển First Bank (Ngân hàng thứ Nhất) của Hoa Kỳ, (và) sử dụng Ngân hàng Anh làm hình mẫu để củng cố thêm một cấu trúc tài chính vững mạnh cho quốc gia. Ngân hàng này nắm giữ tất cả các quỹ của chính phủ, tăng vốn tài trợ để tăng trưởng tài chính, và cung cấp các khoản vay cho chính phủ liên bang.

Bản khắc của Fenner Sears & Co. cho thấy First Bank (Ngân hàng thứ Nhất) của Hoa Kỳ, đứa con tinh thần của ngài Alexander Hamilton, ở Philadelphia, năm 1831. (Ảnh: Kean Collection/Getty Images)
Bản khắc của Fenner Sears & Co. cho thấy First Bank (Ngân hàng thứ Nhất) của Hoa Kỳ, đứa con tinh thần của ngài Alexander Hamilton, ở Philadelphia, năm 1831. (Ảnh: Kean Collection/Getty Images)

Ngân hàng này cũng phát hành tờ tiền giấy đầu tiên của quốc gia để có thể loại bỏ tiền tệ có giá trị khác nhau ở các tiểu bang riêng lẻ. Sau đó, ngài Hamilton đã nảy ra những dự định cho Cục đúc tiền kim loại Hoa Kỳ mà cuối cùng cũng được thành lập vào năm 1792.
Tuy nhiên, ở thời điểm đó, những lý tưởng của ông Hamilton về một quốc gia có chính phủ trung ương vững mạnh vấp phải nhiều phản đối từ các nhà lãnh đạo khác, trong đó có cả ngài Thomas Jefferson. Ngài Jefferson và những người khác cho rằng ngân hàng quốc gia và nhiều chính sách khác của ông Hamilton nhằm mục đích biến Hoa Kỳ thành một nhà nước quân chủ, và tước đi quyền hạn của các tiểu bang.
Trong suốt thời kỳ đó, quốc gia này đã lệ thuộc vào việc xuất cảng hàng nông sản để có tiền nhập cảng hàng sản xuất ở ngoại quốc. Ông Hamilton muốn các nhà sản xuất tại Mỹ tự chủ hơn và tin rằng một ngành sản xuất vững mạnh sẽ giúp ích cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Ông thấy rằng sự lệ thuộc của quốc gia này vào việc nhập cảng hàng hóa có giá trị cao đã kìm hãm sự tăng trưởng tài chính.
Ông đã thực hiện một chương trình trợ cấp tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất ở Mỹ quốc để giúp họ cạnh tranh với hàng hóa nhập cảng từ các quốc gia khác. Ông cũng áp đặt thuế quan hoặc đánh thuế lên hàng hóa nhập cảng để thúc đẩy sản xuất sản phẩm trong nước.
Sau Chiến tranh Cách mạng, buôn lậu và cướp biển ngoài khơi đã trở thành một vấn đề lớn do thiếu kiểm soát ở khâu vận chuyển. Để áp dụng biểu thuế của mình, ông Hamilton hiểu rằng ông cần một số cách để thực thi các loại thuế mới và giúp kiểm soát các vấn đề mà Hoa Kỳ phải đối diện trong việc vận chuyển.

U.S. Revenue Marine Cutter Massachusetts, một tàu tuần tra vùng ven biển của Hoa Kỳ. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
U.S. Revenue Marine Cutter Massachusetts, một tàu tuần tra vùng ven biển của Hoa Kỳ. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Ông Hamilton đề xướng với quốc hội ý tưởng về việc khai triển lực lượng cảnh sát hải quân trên các bờ biển của quốc gia, để giúp thực thi các loại thuế và quy định mới cũng như kiểm soát ngành vận tải hàng hải. Năm 1790, Quốc hội chính thức thành lập Sở Quan thuế Biển Hoa Kỳ, đưa những “tuần duyên đĩnh” (cutter) có vũ trang đến các bờ biển Hoa Kỳ từ Georgia đến New England. Sở Quan thuế Biển Hoa Kỳ về sau đã trở thành Tuần duyên Hoa Kỳ.

Cái chết bi thương của ông Hamilton

Ông Hamilton từ chức Bộ trưởng Ngân khố vào năm 1795, nhưng ông vẫn tiếp tục tham gia chính trị. Trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 1800, ông Jefferson và ông Aaron Burr (có số phiếu) hòa nhau, dẫn đến một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội.
Ông Hamilton đã giúp thuyết phục Quốc hội bỏ phiếu cho ngài Jefferson, khiến ông Burr thua trong cuộc bầu cử này. Năm 1804, ông Burr ra tranh cử chức thống đốc New York, nhưng lại thất bại. Sau khi thất vọng vì nhiều lần thua cuộc, ông Burr đã thách đấu tay đôi với ông Hamilton khi hay tin ông Hamilton xúc phạm mình trong một buổi tiệc tối.

Ông Aaron Burr (trái) đã gây ra vết thương chí mạng cho ông Alexander Hamilton trong một trận đấu tay đôi ở Weehawken, New Jersey, năm 1804. (Ảnh: Kean Collection/Getty Images)
Ông Aaron Burr (trái) đã gây ra vết thương chí mạng cho ông Alexander Hamilton trong một trận đấu tay đôi ở Weehawken, New Jersey, năm 1804. (Ảnh: Kean Collection/Getty Images)

Vào ngày 11/07/1804, ông Hamilton và ông Burr đã gặp nhau để giải quyết những bất đồng của họ trong một trận đấu tay đôi ở Weehawken, New Jersey. Hầu hết những lời tường thuật đều cho rằng ông Hamilton nổ súng trước, nhưng viên đạn của ông lại bắn trúng một cành cây trên đầu đối thủ. Ông Burr nổ phát súng thứ hai và bắn vào vùng bụng ngay phía trên hông phải của ông Hamilton.
Vết thương này khiến ông Hamilton thiệt mạng ngay sau đó, và nhiều sử gia cho rằng kỳ thực ông đã cố tình bắn trượt ông Burr khi tưởng nhớ đến con trai mình, người cũng tử vong trong một trận đấu tay đôi để bảo vệ thanh danh cho cha anh.

Trong khoảng 20 năm, ông Trevor Phipps đã làm việc trong lĩnh vực nhà hàng với tư cách là một đầu bếp, nhân viên pha chế, và quản lý cho đến khi ông quyết định thay đổi nghề. Trong vài năm gần đây, ông là một ký giả tự do chuyên viết về các đề tài tội phạm, thể thao, và lịch sử.

Thục Nhã biên dịch


Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

<

p style=”text-align: justify;”>Source link

Latest Articles

Review: The Parliament of Poets by Frederick Glaysher, Earthrise Press, 2012

The Parliament of Poets của Frederick Glaysher  Bởi James Sale | ngày 31...

Nghe Giang Trang hát cách tân nhạc Trịnh

  Giọng hát Giang Trang không hay, không dở, nhưng...

TUẦN THƠ 27: LẠC NGOÀI ĐÊM

Thứ hai Lạc ngoài đêm Lời nhà thơ Vào đầu cữ đêm Bảy chữ trước Holloween Ân sủng tháng Mười Em Gần hết tháng bảy Một cái khác Ở số 225 đường Woodland Buồng chuối ném qua

TUẦN THƠ 39: THÓI ĐỜI

Sáng tác xin gửi về Diễn đàn hoặc email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com...

  MỘT BÀI THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT ĐƯỢC CHO LÀ HAY?

 VĂN GIÁ   Chân dung Nhà phê bình Văn Giá Tôi bắt...

THỜI TRANG VÀ HIỆN ĐẠI

Tóm tắt Bài viết của Butor, một cách có phương pháp, đầu tiên được phát hành bằng tiếng Pháp vào năm 1969, liên quan đến những áp dụng cấu trúc đầu tiên trong thời trang bởi Roland Barthes trong các thập niên 1950 và 1960, bao gồm trong cuốn Système de la Mode của ông. Tiểu luận của Butor được chia ra thành nhiều đoạn có chủ đề: quần áo như ngôn ngữ; trang sức và nơi chốn; phát động thời trang, theo đuổi thời trang; từ xưởng thương hiệu may đến xưởng may gia đình; ai tạo ra thởi trang?; ngôn ngữ quanh thời trang; ngôn ngữ như quần áo; avant-garde; thanh lọc các thứ cổ điển; và ai tạo ra văn chương?

Related Articles

Báo Giấy Số ra mắt

Trong tiến trình hình thành, thơ Tân hình thức Việt là một thể thơ không vần thuần Việt, được kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Bước tiếp theo, chúng tôi nối kết cách đọc trên trang giấy theo truyền thống, và trên online. Điều này được khai triển từ phong cách tân chiết trung của Tân hình thức Việt. Đây là tờ báo giấy gọn nhẹ của thời công nghệ mới, có lẽ cũng chỉ thích hợp với thơ Tân hình thức, và là một trong những ưu thế của dòng thơ này. Trên thực tế, sau nhiều năm đọc trên online, chúng ta nhận ra rằng, đọc trên trang giấy vẫn là một cái thú không thể từ bỏ. “Thơ Tân hình thức” là một hình thức tối giản của báo giấy, đáp ứng nhu cầu chuyển tải qua các phương tiện truyền thông hiện đại. Với 8 trang khổ A4, quí bạn nhận được, save vào CD hay USB, rồi đem ra tiệm copy, in ra giấy, vừa tiện lưu giữ, vừa đọc trên trang giấy. Vì ít trang, nên tờ báo chú trọng vào những sáng tác và bài viết phê bình, tiểu luận ngắn và chọn lọc. Tờ báo giấy “Thơ Tân hình thức” dự trù, mỗi tháng 1 số, bắt đầu từ tháng 4 – 2014. Mong quí bạn ủng hộ, bằng cách copy ra và giới thiệu tới những bạn đọc khác. Xin thành thật cảm tạ.

THƠ HÀO SẢNG: MỘT CÂU TRUYỆN

THƠ HÀO SẢNG: MỘT CÂU TRUYỆN By Frederick Feirstein Thơ Hào sảng/ Expansive Poetry là một phong trào văn học khởi đầu vào cuối thập niên...

The Personal & the Political | Book Review — The Illuminated: A Novel by Anindita Ghose

The book rages against the different ways of seeing men and women (Express photo) By Nawaid Anjum In his revolutionary book, Ways of Seeing (1972),...

Khám phá thêm từ THO VIET

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc