TRUYỀN THỐNG MỚI, CÁI ĐẸP XƯA

Những bài thơ sử thi khoa học viễn tưởng của Frederick Turner đã đưa ông trở thành cố vấn cho nhóm tương lai tầm xa của NASA, qua đó ông đã gặp Carl Sagan và các nhà khoa học vũ trụ khác. Ông đã nhận được vinh dự văn học cao quý nhất của Hungary nhờ các bản dịch thơ Hungary cùng với học giả lỗi lạc và người sống sót sau thảm họa Holocaust Zsuzsanna Ozsváth, đã giành được Giải thưởng Thơ Levinson và thường được đề cử giải Nobel văn học. Sinh ra ở Anh, lớn lên ở Châu Phi bởi cha mẹ là nhà nhân chủng học Victor và Edie Turner, và được đào tạo tại Đại học Oxford, ông còn được biết đến như một học giả Shakespearean, một nhà lý thuyết hàng đầu về chủ nghĩa môi trường, một chuyên gia về triết học Thời gian, và là nhà thơ đoạt giải về chủ nghĩa môi trường. Karate truyền thống. Ông là tác giả của khoảng 40 cuốn sách, từ chuyên khảo văn học đến phê bình văn hóa và bình luận khoa học đến thơ ca và dịch thuật. Ông đã giảng dạy tại UC Santa Barbara và Cao đẳng Kenyon, biên tập Tạp chí Kenyon và hiện là Giáo sư sáng lập về Nghệ thuật và Nhân văn tại Đại học Texas ở Dallas. Các ấn phẩm gần đây bao gồm Ánh sáng trong bóng râm: 800 năm thơ Hungary, được dịch và biên tập bởi Frederick Turner và Zsuzsanna Ozsváth, Nhà xuất bản Đại học Syracuse, 2014; Apocalypse: An Epic Poem, Baen Books (ebook) và Ilium Press (bìa cứng và bìa mềm), 2016; Thêm ánh sáng: Những bài thơ chọn lọc, 2004-2016, Nhà xuất bản Mundus Artium, 2017; và Chiếc cốc vàng: Những bài thơ chọn lọc của Goethe, được dịch và biên tập bởi Frederick Turner và Zsuzsanna Ozsváth, Deep Vellum Press, 2019.

Frederick Turner

Frederick Turner’s Blog – Mark My Words: on poetry, life, culture, and the cosmos (frederickturnerpoet.com)

Fred Turner Nhà thơ & Triết gia

Người đọc quen thuộc với trạm này hẳn sẽ nhận ra một chất men nghệ thuật mới trong không khí. Họ biết rằng những nghệ sĩ khích động trong nhiều dạng thức đã hiện xuất theo bước suy tàn của chủ nghĩa hiện đại hóa thành hậu hiện đại, rằng họ đã bắt đầu gặp gỡ và trao đổi những trực giác xuyên qua những bộ môn nghệ thuật. Họ biết rằng cái thiết định nghệ thuật đang cố sức hạ giá hoặc bao sân nhận thức mới. Họ biết rằng những nghệ thuật mới sở hữu những tư tưởng về mỹ học, văn hóa, và triết học khiến cho phần nhiều cái lí thuyết và ngữ vựng của các chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại hóa ra lỗi thời. Họ biết rằng những kho báu của quá khứ nghệ thuật đang được khám phá trở lại khi các nghệ sĩ đủ loại tự học – hoặc tìm ra những bậc sư phụ trọng tuổi hơn chỉ dẫn – những kĩ năng kinh điển về họa, về giai điệu, về thi luật, về kể chuyện, về đóng kịch, về kiến trúc nhân hòa.

Tuy nhiên câu hỏi chúng ta luôn gặp là: tại sao nền nghệ thuật mới không được biết tỏ tường hơn? Tìm đâu ra nó trong những định chế công zân chính thức, trong những ấn bản và những nhà xuất bản nề nếp, trên truyền thanh truyền hình , trong những rạp hát lớn, trong các bảo tàng đô thị? Mặc dù trong kiến trúc và thiết kế đô thị, chủ nghĩa kinh điển mới và chủ nghĩa đô thị mới đang chiếm đất nhưng vẫn bị cái thiết định kiến trúc coi thường. Dân New York tìm đâu ra những gì đang diễn tiến trong các nghệ thuật mới? – chắc chắn không phải ở trong tiết mục nghệ thuật của tờ New York thời báo (The New York Times) hoặc ở tạp chí Người New York (The New Yorker). Nếu bạn đọc quen thuộc với những cơ sở tài trợ văn hóa lớn như các Ford, Guggenheim, Rockerfeller, Whitney, MacArthur foudation vân vân, câu hỏi hẳn sẽ là “ai tài trợ những nghệ sĩ mới trong công cuộc của họ?” Họ tất nhiên không có được những tài trợ hoặc trú sở lớn. Vậy mà tác phẩm của họ được công chúng hoan nghênh vì chúng đẹp và thích hợp mỗi khi được tiếp cận.
Vấn đề cũng cũ thôi: những người canh cổng. Họ chặn lối các họa sĩ Ấn tượng Pháp, họ chặn lối những ngưới thuộc chủ nghĩa Lãng mạn sơ kỳ, họ thiêu sống những nhà nhân bản sơ kỳ thời Phục hưng, họ trừ khử Jesus và Socrates. Vậy làm sao chúng ta phá xuyên các rào cản ngăn cách những nghệ sĩ của nhân dân với nhân dân?

ttm2
Chân dung tự họa Do Họa sĩ Christopher Pugliese

Những trung tâm zao thế
Zải pháp truyền thống là chạy về đích. Trong môn bóng bầu dục, nếu vị jáo luyện đối phương đã bài bố toàn bộ phương tiện chống một cuộc tấn công trực ziện, giải pháp không phải là đánh thẳng vào sự phòng vệ mà là chạy vòng qua nó. Trong quân sự, quân Đức đã đánh chiến lũy Maginot của Pháp trong Thế chiến I bằng cách đó [trong Thế chiến II, các tướng Hoa kì Patton và MacArthur đã đạt thành công ở Anzio hải cảng ở Í], và Inchon [hải cảng Nhân Xuyên ở Triều tiên] cũng nhờ vậy. Các họa sĩ Ấn tượng thắng bằng cách mở phòng triển lãm của Những Kẻ Bị Từ Chối (Salon des Réfusés), những họa sĩ của chủ nghĩa hiện đại bằng cách mở cuộc Trưng bày ở Công binh Xưởng (Armory show). Nếu bạn đã ở trong giáo ban đại học, bạn hẳn biết rằng hầu như không thể nào xuyên phá một hệ thống quan liêu đã cốt hóa – Jải pháp là sáng tạo, một cách tự nguyện, một trung tâm jao thế về học tập, tư tưởng, và thảo luận ở nơi khác trong định chế, lôi cuốn các jáo sư và sinh viên bằng sự khích động về tư tưởng và sự sinh động về thảo luận cho đến khi cơ cấu cũ trở nên ngày càng bị cô lập và thiên chấp. Không ai còn thích ở đó nữa; quyền lực của nó lớn trên giấy tờ, nhưng thực tế trở thành chẳng còn liên quan; nó bị bỏ mặc cho kẹt trơ không người phò tá; đến lúc đó nó trở thành một phế tích không liên quan. Cuối cùng nó co thắt và tiêu ma không có cơ hội đập tan kẻ thù trong cuộc đương đầu mà với nguồn lực cưỡng chế nó có thể đáng kể. Ở Đông Âu năm 1989 sự tình xảy ra như thế – không còn ai đáng lưu í, có tính sáng tạo, hoặc năng động còn ở lại trong guồng máy quan liêu bạo chúa cũ của cộng sản, và nó sụp đổ vì chính trọng lượng của nó.

ttm23
Tuy nhiên, để điều đó xảy ra trong nền văn hóa của chúng ta, công chúng phải biết những gì đang ziễn tiến, nhưng hiện nay công chúng phần lớn còn an tâm tin tưởng ở những kẻ ưu tú canh cổng của các phân bộ nghệ thuật, chán chường nuốt những thứ “đổi mới” lập lại trong thực đơn, chấp nhận rằng mình chưa hiểu nổi, và tiếp tục mua những thứ giả thiết phải mua. Nếu những phương tiện truyền thông cũ, mà nền thiết định hoàn toàn kiểm soát, là những phương tiện duy nhất, liên kết công chúng với nghệ thuật vốn cần và xứng đáng, thì vụ việc này hẳn là tuyệt vọng. Nhưng – và đây mới là đích điểm – khi thời thế cất cao tiếng gọi đòi hỏi những phương tiện mới thì kỹ thuật học của con người đã thường đáp ứng bằng một công cụ truyền thông mới mang tính cách mạng, thoát khỏi sự kiểm soát cưỡng chế của những kẻ canh cổng, đó là một zạng thức công luận và thảo luận “đáy tầng” “biên dưới lưới radar” và nó đã trở thành cái chuyển vận của một nền văn hóa mới.

Asphodel

Our guide turned in her saddle, broke the spell:
“You ride now through a field of asphodel,
The flower that grows on the plains of hell.
Across just such a field the pale shade came
Of proud Achilles, who had preferred a name
And short life to a long life without fame.
And summoned by Odysseus he gave
This wisdom, “Better by far to be a slave
Among the living, tha gread among the grave.”
I used to wonder, how did such a bloom
Become associated with the tomb?
Then one evening, walking through the gloom,
I noticed a strange fragance. It was sweet,
Like honey? but with hints of rotting meat,
And army of them bristled at my feet.”

Hoa Thủy Tiên

Kẻ hướng dẫn chúng tôi quay mình trên iên, zải bùa mê, nàng nói:
“Mong các bạn phi ngựa qua cánh đồng thủy tiên,
Thứ hoa mọc trên thảo nguyên của địa ngục.
Ngay bên kia cánh đồng hiện ra bóng mờ
Của chàng Achilley kiêu hùng ham lưu zanh
Và vắn số hơn là có tuổi thọ mà vô zanh
Được Odysseus chiêu tập, chàng ban
Lời khôn ngoan này, “Thà là nô lệ
Trong cõi sống, còn hơn xa vĩ đại trong nấm mồ”
Tôi thường tự hỏi, sao hoa như thế
Lại liên kết với cõi chết?
Rồi một chiều, zạo bước qua u minh,
Tôi thoáng nhận một mùi hương kì lạ – Nó ngọt ngào,
Như mật? Nhưng thoảng mùi thịt đang thối rữa
Là một binh đoàn hoa tua tủa zưới chân tôi.

A. E. Stallings

Mạng lưới
Với người Hy lạp cổ xưa, phương tiện đó là chữ viết. Với thời Phục hưng đó là máy in. Với chúng ta, kỹ thuật học tự hiến để vòng qua độc quyền của một văn hóa hiện hữu cố thủ và dãy chết, đã xuất hiện, như thể linh ứng. Đó là mạng lưới trời (internet).

Không phải dễ khiến nó hoạt động cho vận động văn hóa mới. Thực thế, giống như chữ viết và máy in trước nó, mạng lưới là một kỹ thuật học khá cũ – về mặt thiết iếu, chẳng khác với máy viễn kí mà tướng Ulysses S. Grant thường dùng để liên lạc với các tướng và máy vô tuyến điện truyền chân mà zới đầu tư thị trường chứng khoán ở Paris zùng trong thập niên 1850 để nhận trước những thông tinvề hàng hóa cập bến ở Marseilles. Và chúng ta cũng còn lâu mới nhận diện được những gì nó có thể làm trong tương lai, đặc biệt trong lãnh vực sản xuất và phổ biến văn hóa. Phải mất ít nhất cả trăm năm để các máy in của Gutenberg và Caxton bắt đầu làm tròn hứa hẹn triệt để chuyển hóa xã hội: cho tới lúc đó chúng chỉ thuần túy gia tốc cho công việc sao chép bằng tay, và khiến các zâm thư cũng như những văn bản thiêng liêng bằng tiếng Latin sẵn sàng cung ứng cho từng loại thân chủ. Phải nhiều năm qua đi trước khi những công cụ luật pháp, kinh tế, và í niệm như là luật bản quyền, nhà xuất bản, tạp chí định kì phê bình, nhà sách, thư viện công cộng, quyền tự do ấn loát, những đạo luật về phỉ báng vân vân mới cho phép thị trường đại chúng về chữ nghĩa có hoa lợi nuôi dưỡng được những tác phẩm của Dickens, Emerson, Tennyson, mấy chị em nhà Brontes, Longfellow, Balzac, Hugo, Dostoyevsky, và Hemingway. Cũng như với máy in, chúng ta phải phát minh những định chế mới và những tập tục sinh hoạt mới để đem lại sự sử zụng văn hóa tốt đẹp nhất cho mạng lưới.

Hi sinh
Chúng ta vẫn chưa giải quyết được những vấn đề sâu xa về quyền sở hữu trí tuệ, zanh nghĩa, và sự tuyển chọn biên tập mà mạng lưới nêu ra. Tôi tin rằng những tác gia về sách, tranh, nhạc, thiết kế kiến trúc, và tương tự có thể phải hi sinh phần lớn sự an toàn, thu nhập, và zanh nghĩa mà luật bản quyền cung ứng.

Tạo sinh hoạt nhờ vào sinh hoạt tư tưởng, từ ngữ, thị kiến, giai điệu chưa từng bao giờ là dễ dàng, và trong lịch sử không đơn giản như việc bán một cuốn sách, một dĩa hát, một tranh in, một tượng đồng, hoặc một bức họa. Trước khi có máy in, hầu như một nhà văn không thể nào bán một cuốn sách theo một nghĩa nào trọn vẹn. Ngay cho mãi tới thời Shakespeare những thi sĩ như Phillip Sidney “xuất bản” thơ của họ bằng cách chép tay bằng mực và gửi cho bạn bè, rồi những người này lại lưu chuyển như những chuyện tiếu lâm trên mạng lưới thường khi không có cả tên tác giả. Máy in cố định nội dung một cuốn sách vào biểu hiện vật thể trên mặt giấy và khiến cho nhà xuất bản có thể thồ được thù lao cho tác gia cùng với lợi nhuận của chính mình vào phí tổn vật liệu và chế tạo. Nhưng mạng lưới, như mọi người đều biết, là một nơi mà thông tin có thể tái tạo vô hạn không phí tổn và không tùy thuộc vào phương tiện thể hiện nó.

ttm4
Mary Sông hằng Do Điêu khắc gia Ward T Elicker

Những hoàn cảnh thay đổi
Chúng ta có thể phải tái phát minh cung cách trong đó những nhà phát minh, nghệ sĩ, nhà tư tưởng, có được zanh nghĩa và tài trợ và sinh hoạt nhờ tác phẩm của mình. Trong công cuộc này chúng ta có thể được hổ trợ nhờ một đặc điểm của phương tiện mới mà chúng ta đã từng liếc qua khả năng của nó, cung ứng tri thức cũ sẵn sàng mới lại. Chúng ta chỉ có thể học từ quá khứ. Một điều chúng ta học được là mặc dù trình tự hiện luôn có phần rủi ro, người ta đã có thể bằng những phương tiện gián tiếp được tưởng thưởng nhờ tác phẩm của mình. Các nhà thơ kiêm họa sĩ Trung quốc không được trả tiền về thơ hoặc những bức họa thủy mạc về phong cảnh của họ, nhưng trúng tuyển qua một kì khảo hạch về thơ phú họ có thể nhận được quan chức với bổng lộc. Một nhà văn cừ vào thế kỉ 16 hoặc 17 ở Anh không thể bán đại trà một cuốn sách nhưng có thể kiếm được một chân mục sư trong giáo hội Anh quốc hoặc có thể làm thư lại cho một bộ trưởng trong chính phủ. Văn học, dù phẩm chất rõ ràng tùy thuộc vào sự dấn thân nghệ thuật chân thực của tác giả, có thể tác động như một thứ quảng cáo hoặc tiếp thị cho chính tài năng của nhà văn.

Trong âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, kịch nghệ, và vũ đạo, những vấn đề tương tự cũng nảy sinh. Âm nhạc, như chúng biết qua vụ Napster còn dễ bị tổn thương hơn là văn học, vì những hoàn cảnh thay đổi do mạng lưới gây ra. Vốn trước kia chỉ có một sân đình quí tộc mới có thể bao nổi âm nhạc thời thượng thì ngày nay ai cũng có thể thủ đắc hầu như miễn phí. Những nghệ thuật tạo hình còn chưa gặp khủng khoảng toàn diện, cho đến khi nào kỹ thuật học vi ti (nanotechnology) cho phép chúng ta tạo được những bản phục chế chân xác của những vật thể ba chiều, nhưng nhiếp ảnh đã hình thành một cách sâu xa quan niệm về bản quyền thị giác và những nguyên tắc về tính nguyên tác. Những nghệ thuật trình diễn tất nhiên đã bị thách thức do điện ảnh, video, và bây giờ là những cách tân như Jenny-cam. Nhưng có lẽ hào quang của sự hiện diện nhân thân, là thứ không thể tái tạo, sẽ giữ cho các nghệ thuật này có thân chủ mua vé và có lợi nhuận theo cung cách của các gánh hát rong ngày xưa.

Những phương cách mới
Tuy nhiên, mặc dù những vấn đề báo nguy và có khả năng hoán cải cầu trường này, tôi tin rằng sự hứa hẹn của mạng lưới trong việc qua mặt trật tự giãy chết của chủ nghĩa hiện đại – hậu hiện đại thì lớn lao đến nỗi rất xứng đáng với những hiểm nghèo và hi sinh. Chính bản thân tôi ngày càng nghiêng về chiều hướng đưa tác phẩm của mình lên lưới và cho thiên hạ tha hồ sao chép nếu muốn. Những tác gia và nghệ sĩ khác tôi biết trong “vận động kinh điển tự nhiên” (natural classical movement) cũng cảm nhận như thế. Nếu chúng tôi tiến hành, chúng tôi sẽ quay trở lại trong một số phương cách về “nền kinh tế trao tặng” xưa hơn, nhưng không có sự an toàn của hệ thống làng xã xưa gồm những nghĩa vụ và đối đãi thiết thân. Trong làng, người láng giềng của tôi có thể bao tôi một chầu nhậu hoặc cho tôi một giỏ táo đổi lấy một bài thơ hay; nhưng một người lạ đọc tác phẩm của tôi ở một trạm trên lưới không hề cảm nhận nghĩa vụ như thế. Tuy thế, về lâu về dài, sự mất mát riêng thiết thân còn được bù lỗ nhiều phần hơn nhờ sự chuyển thể trong văn hóa do hậu quả kia – và nền văn hóa mới có thể cúng dường tốt hơn cho phong cách chúng ta muốn sống.

ttm5
Nhà soạn nhạc Amy Scurria

Hiện đã càng rõ là nhiều nhà xuất bản lớn bị những tổ hợp truyền thông khổng lồ nuốt chửng vì chúng tìm kiếm “nội dung” để lót trải cho những hệ thống lưu trữ và chuyển tải thông tin to tát, hầu như đã đánh mất cảm quan về văn hóa là gì ngoài việc tìm ra và đề cao những tên tuổi lớn và những ám ảnh theo chủ đề được thiết định. Những ân quán đại học, lẽ ra có thể cung ứng một chọn lựa giao thế thực sự, phần lớn là những cơ quan của nền thiết định hiện đại – hậu hiện đại. Đại loại có thể nói như thế về những công ti dĩa nhạc, bảo tàng, rạp hát, vân vân đã thiết định. Có lẽ những nghệ sĩ và những nhà văn thực sự cừ tự đánh lừa mình nếu họ nghĩ rằng họ có thể “xuyên nhập” một hệ thống như thế, hoặc cho rằng họ sẽ thành công nếu làm được điều đó. Ai thực sự muốn được đăng tải trên tờ báo The National Inquirer (Người Điều Tra Quốc Gia)? Về nội dung, thực sự có khác nhau bao nhiêu giữa zanh sách những cuốn giả tưởng và phi giả tưởng của nhiều nhà xuất bản lớn ở New York? Trong lúc đó có một lớp thính chúng ngày càng có giáo dục và bồn chồn mong mỏi những chất liệu nghệ thuật và văn hóa có phẩm chất cao (bằng chứng là sự thành công ngoạn mục của một số phim sản xuất độc lập không hề được quảng cáo chẳng hạn). Trong cảnh tượng bất ổn cao độ này, một sự thay đổi rất có thể đột chuyển một cuộc cách mạng.

Giả thử hầu hết những họa sĩ, thi sĩ, người kể chuyện, nhạc sĩ, thiết kế vân vân đơn giản cho đi tác phẩm của họ trên lưới. Sẽ có một cuộc khủng khoảng, người ta sẽ có thể có được những văn ho`a phẩm miễn phí có phẩm chất cao hơn những gì họ có thể có được nếu mua trả bằng tiền. Sẽ là một cuộc “tháo khoán” văn hóa – lối hành xử bán những sản phẩm cao cấp thấp hơn giá thị trường chịu nổi đễ triệt và làm phá sản những đầu nậu thị trường. Thực tình, tôi tin rằng hiện tượng này đã bắt đầu rồi. Các nhà khoa học hiện nay đều đặn vượt ngang những tạp chí tốn kém và đôi khi hẹp hòi ngoan cố in trên giấy, bằng cách loan báo những khám phá của họ, và những trạm trên lưới như Trung tâm zuy tân nghệ thuật (Art Renewal center) của Fred Ross nhận được hàng ngàn vụ vào thăm của những người iêu nghệ thuật không mất thì giờ đi đến các viện bảo tàng Whitney hoặc Viện bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (The museum of Modern Art). Trong âm nhạc phổ thông, những nhóm nhạc mới và hay vượt qua mặt những thương hiệu dĩa hát và tặng không những sản phẩm mê mệt lòng người. Những tranh luận sống động nhất về thơ là ở trên mạng, nơi những bài thơ hay truyền quanh với tốc độ ánh sáng, đôi khi trút mất cả tên tác giả trong trình tự (sự trút tên là dấu hiệu kiện khang của hệ thống, nghịch lí thay). Nếu kẻ trung gian làm biến chất sản phẩm, có lẽ i nên bị loại trừ.

ttm6
Lancelot Do Họa sĩ Anthony J Ryder

Thế jới mới
Tới điểm này những sức mạnh của hệ thống cũ hóa thành những nhược điểm phá hủy. Những đạo luật về bản quyền, vốn bảo vệ hệ thống cũ, gần đây đã trở nên vừa gây hạn chế hơn lại vừa cưỡng chế hơn về mặt pháp lí, khi những tập đoàn công ti ráng sức khóa chặt nội dung vào những bộ máy thông tin của họ. Điều này trong thực hành có nghĩa là một phân bộ sản suất văn hóa trải dài suốt từ thời gian một tác phẩm nhập vào lãnh vực công cộng, bị đóng chặt do lệ phí. Như thế dĩ nhiên chúng ta vẫn còn cả những kho báu văn hóa lớn lao của quá khứ, và bất cứ sáng tạo nghệ thuật mới nào trong tương lai. Trái với nhà chiến lược của nền văn hóa tự nhiên kinh điển mới đang hiện xuất, điều này hiến ta một khẩu hiệu tuyệt vời: quá khứ và tương lai là của chúng ta; chúng ta hãy để cho đám canh cổng già nua cái hiện tại, là cái bị câm lặng vì luật bản quyền, là cái bị rút ruột hết í nghĩa đích thực vì sự suy tàn của chủ nghĩa hiện đại; và thay vào đó chúng ta hãy sáng tạo một thế giới mới.

ttm23
Ba dị nghị lập tức trình ra khước bác kế hoạch này: tiền bạc, zanh nghĩa, và chọn lựa.

Dị nghị thứ nhất có thể phát biểu như thế này: nếu các nghệ sĩ và nhà văn chỉ đơn giản đưa tác phẩm của họ lên siêu mạng, là cái có thể tái tạo với những giá trị sản xuất cấp cao, những phẩm chất của nguyên bản, làm sao họ được trả tiền cho tác phẩm của mình? Dĩ nhiên người ta có thể trả lời rằng các nghệ sĩ chân chính, giống như Van Gogh tội nghiệp, dẫu chết đói vẫn không tránh được việc tạo ma thuật, dù có được trả tiền hay không.

Dẫu cho vô cảm, lập luận này vẫn giữ được tính ích lợi xã hội vì xã hội sẽ có được nghệ thuật nó cần thiết với giá hạ. Nhưng các nghệ sĩ chết đói rất có thể tạo ra thứ nghệ thuật mang đầy tuyệt vọng và vong thân cùng tổn thương tâm lí đến nỗi nhưng bông trái mà xã hội có được từ họ sẽ bị tẩm độc. Thực tình, tôi tin rằng nhiều trong những căn bệnh văn hóa tiếp theo phong trào Lãng mạn, khi các nghệ sĩ không còn được các phường hội và giới quí tộc bao bọc bảo vệ, có thể vạch dấu từ bệnh thái này.

ttm7
Tòa nhà Lúa gạo Do Kiến trúc sư Allan Greenberg

Nhu cầu và phê bình của công chúng
Chúng ta đã lược nhìn qua một giải đáp: hệ thống Trung quốc hoặc hệ thống giáo hội Anh quốc, trong đó những tài năng nghệ thuật và văn học được minh nhiên nhìn nhận như những tư cách về thư lại hoặc viên chức. Chaucer, Donne, Milton, và Swift là những công bộc quan trọng của nhà nước hoặc nhà thờ. Van Eyck là một nhà ngoại giao và điệp viên hàng đầu của xứ Burgundy. Leonardo da Vini la quan binh hàng đầu trong các thiết định quân sự của Milan và Florence; Goethe là một chính khách; Bach là một viên chức cao cấp của nhà thờ. Ở Trung quốc, Lí Bạch là một quan lại của hoàng đế, cũng như Đỗ Phủ và Vương Bột đều là những thi-họa sĩ lớn của triều đại nhà Đường.

Hiện nay hệ thống đại học và cao đẳng Hoa kì đã thực thi nhiều chức năng của nhà thờ và nhà nước thuở xưa khi hổ trợ nghệ sĩ trong lúc họ sáng tác. Vấn đề ở đây là, khi bị cô lập với nhu cầu và phê bình của công chúng, các nghệ sĩ trong các phân khoa không thể được xét đoán qua phẩm chất tác phẩm của họ, và việc chọn lựa hay lưu giữ họ rơi vào việc giám sát của đám đồng liêu, mà trong giới nghệ thuật vốn đầy tai tiếng về hủ bại do chính tự thân việc giám sát này. Do hậu quả đó mà nghệt thuật hàn lâm còn phần lớn sa lầy trong vũng bùn của hậu kì chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại, vốn an nhiên cung ứng một loạt các tiêu chuẩn khuôn sáo về phán đoán ít ra cũng được các phe phái ở nhiều trường đại học khác nhau chia sẻ. Tệ hơn nữa, bởi thầy cô ở các phân khoa ngày nay càng được phán đoán một cách khuyết tịch theo mức độ đắc nhân tâm, nên quyền lợi của họ là không làm li cách các sinh viên khi bắt chúng phải học những môn khó như là vẽ hoặc luật thơ, thế cho nên các môn này suy vi. Còn đáng báo nguy hơn nữa, như Frederick Feirstein đã vạch ra, là các nghệ sĩ trong phân khoa đại học tiến tới chỗ coi như một tiêu chuẩn của nội dung nghệ thuật chính ngay những suy nghĩ và cảm xúc của đám thiếu niên họ dạy dỗ – sự nổi loạn, sự ham muốn cái mới, sự rập khuôn, sự ưa thích những giải pháp quá giản đơn, và những chân trời thời gian chật hẹp của chúng.

Mạng lưới có thể giúp ta giải quyết vấn nạn này bằng cách phơi mở các nghệ sĩ ở các phân khoa ra với đại chúng. Những đáo đạt và viện dẫn, cùng với một hệ thống lượng giá chúng, như thể các ngành khoa học đã sử dụng để xét đoán tầm quan trọng của những bài viết về khoa học có thể là một biện pháp rất đáng tin cậy hơn để đo lường giá trị của một nghệ sĩ so với việc được một mạng cố tri nào đó chọn đăng bài, hay được các giám hộ đồng quan điểm “đúng phép” về í hệ chọn triển lãm, hoặc tuyển dựa vào “tủ sách những nhà thơ trẻ”

ttm8
An nghỉ II Do Nhà thơ Richard Moore

Tuy vậy, cuốn sách thực thụ, buổi trình diễn nhạc sống, sơn và bố, gạch và hồ, vẫn là những nền tảng thiết iếu của một diễn đàn nghệ thuật điện tử. Chúng giống như những tài nguyên thực thụ bảo đảm cho một đồng tiền giấy. Ở đây tôi cần vạch ra rằng những truyền thông mới không hề đe dọa những tiến lộ của các nghệ thuật. Thực ra chúng còn thường khi khiến cho một dạng thức truyền thống hơn về thông tin và biểu thị có thể đạt tới một sự toàn hảo hơn nhiều về nghệ thuật. Những thành đạt lớn nhất về nghệ thuật nói trong kịch nghệ chẳng hạn, tới nay bén gót những bước tiến ngoạn mục về sự biết chữ và truyền thông viết – ấy là ở Athens thời cổ đại với bi kịch và hài kịch Hi lạp sau sự sử dụng phổ biến của văn tự abc, và ở nước Anh thời nữ hoàng Elizabeth nơi kịch nghệ của Shakespeare có thể nở rộ trước một lớp thính chúng mê say và thông thạo với chữ in. Những người iêu điện ảnh từng sợ là truyền hình sẽ làm tiêu hủy điện ảnh; trái lại, truyền hình khi mang lấy những chức năng thô thiển của điện ảnh, đã giải phóng để điện ảnh trở thành nghệ thuật. Nhiếp ảnh cũng có thể làm điều như thế cho hội họa, như cuộc triển lãm Eakins gần đây của viện bảo tàng Metropolitan minh chứng. Những tạp chí nhỏ hoặc ấn quán nhỏ tận tâm với thơ hạng nhất, sẽ không bị mạng lưới thay thế, nhưng cả hai thứ đó sẽ trở thành nơi trữ tàng và kim bản vị của văn học trên mạng ảo.

Điều dị nghị chính iếu thứ nhì đối với mạng lưới liên quan đến vấn đề danh nghĩa. Nếu thông tin có thể tái tạo một cách vô hạn, làm sao các tác gia và nghệ sĩ có được, nếu không phải là tiền bạc, ít ra cũng là zanh nghĩa đã tạo ra tác phẩm? Như tôi đã gợi í, một sự vô danh nhất định ngay chính nó cũng là dấu hiệu của một dạng thức nghệ thuật dân chúng kiện khang. Có thể nào hòa hợp hai lí tưởng – thừa nhận tài năng sáng tác cho đúng cách, và một mối quan tâm hùng hậu của đại chúng vào phẩm chất của tự thân tác phẩm, bất kể đến danh tiếng của người tạo tác? Khéo sao, mạng lưới lại là phương tiện tuyệt vời về mặt này, như bất cứ thầy giáo nào cũng biết khi phải dò tìm một vụ nghi ngờ đạo văn. Chính cái kĩ thuật mà học sinh sử dụng để tìm ra tư liệu đánh cắp trên lưới thì lại càng dễ sử dụng để túm bắt i – chỉ cần ghép khoảng nửa câu trong bài văn bảnh một cách đáng ngờ lên trạm phục vụ truy tìm google, là nguyên bản với cả tựa đề, tác giả, toàn bộ hiện lên ngay. Rất dễ để tạo ra những hệ thống để thực hiện điều đó với những dạng thức về thị giác hoặc những chuỗi hòa âm, sao cho chừng nào tài liệu nhạc phổ nguyên bản còn trên tuyến, thì sự lưu thông vô danh của nó luôn luôn có thể dễ dàng dò đến tận người tạo tác. Ngay cả các tư tưởng cũng có thể dò tìm lại tận gốc, như tôi đã tìm ra được, bằng cách chọn lựa khéo léo những từ chìa khóa.

Dù cho có tìm ra được những đường lối thích hợp để thừa nhận và hổ trợ các nghệ sĩ trong một tương lai văn hóa truyền thông qua mạng lưới, vẫn còn một vấn đề nữa. Đó là dị nghị thứ ba, đối với nền kinh tế trao tặng biên giới mở ngỏ về các nghệ thuật mà tôi gợi í. Đó là vấn đề tuyển trạch, lựa chọn, và phẩm chất. Nếu những kẻ canh cổng hiện tại bị qua mặt và chế độ của họ teo tóp lại như thể đế quốc Xô viết cũ, thì ai là người sẽ giúp công chúng đãi lọc qua khối lượng mênh mông những sản xuất nghệ thuật tự xưng đủ mọi loại? Nghệ thuật xấu giống như đồng tiền xấu, tống mất thứ tốt. 500 kênh truyền hình có lẽ cho chúng ta nhiều lựa chọn hơn, nhưng mỗi lựa chọn lại kém phẩm chất; nếu muốn thức ăn ngon, chúng ta tới một tiệm ăn với vị đầu bếp tinh tế sành sỏi, chứ không phải tới một siêu thị. Một lí do khiến người ta ngưng đọc thơ mới, ngưng nghe nhạc nghiêm túc mới, hoặc ngưng đi tới các cuộc trưng bày hay trình diễn về nghệ thuật đương đại là vì quá nhiều những thứ họ thấy thì tầm thường, hoặc tệ hơn nữa, và họ không có thì giờ đãi lọc cứt sắt để tìm ra vàng ròng.

Nhưng ở đây một lần nữa, giải pháp lại tự hiện xuất. Nếu không có một thứ độc quyền hoặc tổ chức thao túng nào về phía những kẻ canh cổng, thì những người canh cổng tốt sẽ tự thân hiện xuất, qua một sự tuyển trạch bằng tiến hóa của thị trường tự do. Mạng lưới đã chứng tỏ tự thân hữu hiệu trong vai trò này. Trạm truy tìm thông tin Google chẳng hạn, như một chủng loại thành công vô kể, đã tiến hóa để trở thành công cụ nghiên cứu tổng quát chỉ trong vài năm ngắn ngủi. Những trạm mạng được ưa thích nhất mau chóng tự thiết định đối với người trượt mạng, và những hệ thống nối kết đã dẫn chúng ta với hấp lực ngày càng tăng về phía những trục nơi các tư liệu tốt nhất được thu thập. Lạ kì thay, là trình tự này, lại mang tính hợp tác hơn là cạnh tranh, hoặc đúng hơn, đồng thời có trọn vẹn cả hai tính chất này, bởi những trạm nhỏ hơn chính là những lối đưa tới những trạm ln hơn, và những trạm lớn hơn lại tham chiếu người trượt mạng ra những trạm nhỏ hơn.

ttm9
Tony Benn Do Họa sĩ Elizabeth Mulholland

Cảnh quan văn hóa thay đổi
Tiếp theo điều này là hiện đang có một nhu cầu vĩ đại và một cơ hội vĩ đại cho những nhà biên tập, giám hộ, giám định, và phê bình hàng đầu sẵn sàng đem tài năng phục vụ nghệ thuật. Như chính các nghệ sĩ, những nhà biên tập phải trông chờ làm việc với thù lao tiên khởi ít ỏi, nhưng với khả năng có thể tạo được những danh tiếng lớn mà sớm muộn gì cũng chuyển thành những phần thưởng vật chất.

Vậy, nếu chúng ta lao vào việc, cả nghệ sĩ, biên tập, nhà phê bình, nhà giám hộ cùng với những người iêu nghệ thuật và những nhà giám định, chúng ta có cơ hội thay đổi triệt để cảnh quan văn hóa và xúc tiến một kỉ nguyên mới về nghệ thuật. Một số người nhìn xa trông rộng đã cống hiến thời giờ và tài năng vào tuyến, tạo những trạm trên lưới giúp công chúng tìm được nền nghệ thuật chính đáng của ngay thời mình. Tôi đã nêu ra Trung Tân Duy Tân Nghệ Thuật (Art Renewal) của Fred Ross. Arthur Morteson, với trạm Thơ Mở Rộng (Expansive Poetry) và nhạc trên tuyến (music Online), và Terry Ponick với Biên Thành Tạp chí (Edge City Review) đang hoạt động xuất sắc, cũng nên nhắc đến trạm Cổng Thơ (The Poetry Porch). Và cơ sở Newington (Cropsey Foundation) đang chuẩn bị mở trạm riêng, sẽ khuếch trương sứ mạng phi thường của tờ tạp chí này vào không gian điều khiển học.

Sau chót, vận động này cần một bảng chỉ dẫn đa khoa và một tổng trạm trung ương cho toàn thể ảo thành. Và đã có sẵng một ứng viên cho vai trò này: Trạm NewBohemia (Tân Lãng Du), trạm kiệt xuất của René Gruss lo toan không những việc tạo những nối kết trực tiếp với mọi công cuộc của kỉ nguyên “tự nhiên kinh điển” suốt mặt các nghệ thuật, mà còn là nơi những biến cố thực sự có tầm vóc, như triển lãm, hòa nhạc, ra sách, thi đua kiến trúc vân vân có thể trù hoạch và điều hợp.

ttm10
Những trái cam & bình Do Họa sĩ David Ligare

Thế jới mới
Cả một thế giới mới về hoạt động văn hóa hiện đang mở ra, và ai biết được nó sẽ phát triển ra sao, hoặc ngay cả việc những chướng ngại lớn lao chặn đường nó có thể vượt qua được hay chăng? Có thể cái thiết định hậu hiện đại đang tồn tại sẽ đập nát hoặc hớp mất phong trào; không chừng sẽ có sự hoãn hòa lớn, và sự thay đổi sẽ mang tính tiến hóa hơn là cách mạng. René Gruss, với sự độc đáo đặc thù, lập luận rằng công cuộc và mạo hiểm làm những thay đổi nảy sinh thực sự mới là chuyện đáng kể – trần thuật về cuộc tái sinh tự thân là một bộ phận của nội dung kỉ nguyên văn hóa mới. Như vậy, mọi người đều liên quan đến vận động này, gồm cả hầu như ngay trong định nghĩa những độc giả của quí san nghệ thuật Hoa kì (American Arts Quarterly), đều đang làm lịch sử và dấn thân vào một trong những biến cố sáng tạo của câu chuyện loài người. Gruss đang hối thúc chúng ta tạo những kí lục, hình ảnh, hồi kí về những cuộc đàm thoại và gặp mặt, những biến cố của Hậu Vệ (Derriere Guard), những trao đổi thư, những bữa ăn trưa, những thỏa thuận, hoặc bất đồng, bởi vì chúng sẽ là thực chất của lịch sử văn hóa của chính chúng ta và là những tư liệu vô giá cho những nhà khảo cứu và sử gia tương lai. Quí biết bao nhiêu nếu có được những nhật kí hoặc phác thảo về việc Homer đọc thơ cho một thư kí, Giotto sửa soạn bích họa, Gutenberg quyết định với người khắc chữ của ông về con chữ đầu tiên làm sao thích nghi với minh họa, hoặc cách chuyển phù hiệu âm nhạc lên trang in.

Đây là thời gian hào hứng cho những nghệ sĩ và những ai iêu nghệ thuật chân chính, đòi hỏi hiểm nghèo và can trường. Nhưng những phần thưởng thật là lớn lao.


Nguyễn Tiến Văn dịch

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

NHÀ THƠ TRONG THỜI ĐẠI VĂN XUÔI

NHÀ THƠ TRONG THỜI ĐẠI VĂN XUÔI Dana Gioia Như Ezra...

NHỮNG THIÊN SỨ NỔI DẬY: 25 NHÀ THƠ TÂN HÌNH THỨC

MARK JARMAN & DAVID MASON   Cách mạng, như nhà phê...

Nhà thơ Ý Nhi

LAM ĐIỀN 09/01/2020 Sau tập sách Kỷ niệm không có...

MỘT TỜ BÁO GIẤY

Một thế giới rung cảm nơi con người tìm đến nhau từ sâu thẳm - Thơ đi theo nhịp rơi trái tim mình

Human Survival Technology in the Age of Covid-19

Human Survival Technology in the Age of Covid-19 /  Công nghệ...

TUẦN THƠ 05: DẶN ANH

TUẦN THƠ: DẶN ANH Frank O'Hara BUỔI SÁNG Tôi phải nói với...

Related Articles

Lenin: Một nghiên cứu về sự thống nhất tư tưởng của ông.

Georg Lukacs | 1924 First published: by Verlag der Arbeiterbuchhandlung, Vienna, 1924 © Hermann Luchterhand Verlag GmbH, 1967; Translated: from the German by Nicholas Jacobs; This translation...

TUẦN THƠ 15: CON SÓI CÁI VÀ DẠ CỔ HOÀI LANG

Chúng ta đã có tiêu chuẩn đánh giá một bài thơ: cái mới trong ý tưởng và cái hay trong nhịp điệu; cùng cách làm thơ Tân hình thức Việt, và bây giờ là thời điểm của vận động sáng tác. Thơ Tân hình thức Việt tái định nghĩa, thơ là một hành trình hồi phục người đọc, so với điện ảnh và ca nhạc, đó là tham vọng chẳng có gì phải thất vọng, vì đó là thơ. Nhưng để hồi phục người đọc, phải hồi phục nhịp điệu thơ, và để có nhiều người đọc, phải có nhiều người sáng tác. Chúng tôi mong muốn có những sáng tác mới, áp dụng theo cách làm thơ Tân hình thức Việt, và ngoài việc sáng tác, xin các thân hữu bỏ ít nhiệt tâm vận động thêm người tham gia. Sáng tác xin gửi về email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com | info@thotanhinhthucviet.vn

Human Survival Technology in the Age of Covid-19

Human Survival Technology in the Age of Covid-19 /  Công nghệ sinh tồn của con người trong kỷ nguyên Covid-19 by Professor Robert David Pope scienceartcentre@gmail.com 28...