THƯ GỬI …

Ngô Thị Hải Vân

———————–

Được thư mời của nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc, TBT tạp chí Sông Hương gửi cho, mời viết về thơ Tân hình thức, khiến tôi cảm động và như được sự khích lệ từ Đất Mẹ… nhưng mà tôi biết viết gì đây

khi là một vấn đề quá lớn về học thuật, kính thưa quý vị?

Tôi là kẻ làm thơ xa xứ, tha phương đã mấy chục năm, đến tiếng mẹ đẻ nhiều từ còn quên, đâu mà dám viết bài Tham Luận về Thơ Tân Hình Thức, chỉ xin gửi đến quý vị mấy dòng suy cảm của mình theo chủ đề mà các vị đã gợi ý! Đâu dám coi là Tham Luận! Chỉ sợ đọc xong mọi người cười chê là “Dốt có chuôi” mà thôi…

Thuở Ba tôi còn tại thế (Ba Tôi chuyên về Thơ Đường hiệu là Trình Xuyên, là cháu nội

Đình Nguyên Hoàng Giáp Ngư Phong Ngô Quang Bích – còn gọi là Nguyễn Quang Bích

Do đổi họ trước đó ba đời). Tôi cũng có theo gót Ba tôi làm được thơ đường, niêm luật không đến nổi nào, Ba tôi và các bạn của Ba đều không chê, nên tôi thấy vui,…

 Nhưng rồi tôi nhận thấy mình làm thơ Đường bị gò bó trong niêm luật, đọc lại sao già quá, mà tôi không thích… già tí nào! Thơ đường rất hay, cực hay, là cái đỉnh cao vòi vọi, và đã là di sản văn hóa của các bâc tiền nhân để lại… Tôi thấy thơ của tôi sao nó cứ giống hơi thơ của Ba tôi. Nếu là con nhà Võ mà học được bí quyết võ nghệ của cha ông thì quá tuyệt vời rồi, nhưng con nhà Văn thì không được! Văn chỉ được phép tiếp thu những tư tưởng thơ, bút pháp thơ, và giọng thơ mà thôi, chứ hình thức nghệ thuật phải đi tìm tòi một lối khác… bởi sự đòi hỏi diễn tả tâm trạng con người hôm nay khác các cụ ngày xưa lắm…

Tôi nghĩ:  Thơ cổ là dạng hay của đơn âm như cây đàn bầu, đàn tranh, nhị, nguyệt, tiêu…

Nó hay theo dạng đơn tuyến, nhưng không thể chuyển tải tư duy dồn dập của thời đại khoa hoc kỹ thuật hiện nay, ví như hòa âm phức hệ của cây đàn Dương Cầm… Âm nhạc là vậy, thi ca cũng thế thôi!

Khi tôi làm thơ với hình thức mới, Ba tôi đã không quên dặn:  “Con tìm hình thức mới Ba mừng lắm, nhưng con chớ quên cái hay của thi ca cổ của ông cha, nhất là thơ cụ Cố nhà mình nhé! Thi ca cổ là những lời rút từ gan ruột, từ trái tim, nên nó có hồn. Thơ hiện đại là hình thức mới rất cần thiết, nhưng muốn mới kiểu gì, mới đến đâu thì bài thơ phải có HỒN, giống như khi con ngồi vào đàn vậy, tâm tư phải hòa điệu vào giòng nhạc thì người nghe mới cảm ứng được. Thơ có hồn thì tồn tại mãi mãi, chứ hình thức mà vô hồn, hình thức lòe thiên hạ thì người ta quên ngay con ạ!” Bây giờ Ba tôi đã không còn, nhưng lời dặn của Ba lúc nào tôi cũng luôn ghi nhớ trong lòng, để định hướng cho những bài thơ sau này của tôi.

Đầu thập niên 90 thế kỷ trước, tôi có để ý đến nhóm “Tân Hình Thức” ở Hoa Kỳ, có đến vài chục tác giả như là một trào lưu, tên tuổi như:  Timmothy Steel, Tom Disch, Rafael Campo… Nhưng thực ra tôi cũng không quan tâm lắm.  Đọc những bài của họ, biết được họ tìm ra một lối mới lạ so vớ thơ “tự do” trước, đó là họ lại trở về với âm luật cổ điển nhưng không dùng mỹ tự như thơ cổ điển mà đưa cả những lời nói bình dân, kể chuyện vào thơ. Tôi đã tham khảo và bắt đầu viết…

Sau một lần, nhân đọc bài thơ :Nước Vối Nóng” của một họa sỹ nhà thơ Hà Nội, thì ra đâu phải chỉ ở Mỹ này mới có chủ nghĩa “Tân Hình Thức”? Bài thơ như sau:

                     NƯỚC VỐI NÓNG

 

                    Quanh năm sống nơi phồn hoa

                    Uống bia, côca, sô đa…

                    Nước gì cũng phải có ga.

                    Về quê, tàu hôm nay chậm!

 

                    Ga xép. Khát đến khô cổ

                    Mua uống tạm ca nước vối

                    Của trẻ bán rong trên tàu

                    Chật chội, ngày lễ nghỉ bù.

                    Giật mình! nhớ nước gì uống

                    Từ thời chiến tranh sơ tán

                    Ở vùng quê ngoại xóm nghèo

                    Nước không ga mà ngon cực!

 

                    Nước vối.

                    Cây vối góc vườn nhà Ngoại

                    Ngoại bảo:  Con ơi, không gì

                    Lành bằng uống nước vối nóng,

                    Ngoại uống khi đẻ mẹ con

 

                    Mẹ con uống lúc sinh con

                    Con cũng uống khi tan học…

                    Tôi uống thêm ca vối nóng

                    Trên chuyến tàu hôm nay chậm.

 

                                          *

 

Trường phái THT có thể xuất phát từ Hoa Ky (?) và một số nước Châu Âu (?) rồi sau lan ra nhiều nước trên thế giới như thể loại Haiku cua Nhật Bản.

 Thực ra cái tên gọi’Tân Hình Thức” cũng cần phải được bàn thêm, bởi tôi nghỉ không biết Việt Nam có trường phái “Hình Thức” không (?) để mà có “Tân Hình Thức”???… Nếu như sau này có một trào lưu mới hơn nữa ra đời, thì ta gọi là gì? Chẳng lẽ gọi “Tân Tân Hình Thức”.. Ở bên này nền thi ca hiện đại có ra đời chủ nghĩa “Hình Thức”, nên nay họ có “Tân Hình Thức” (New Formalism Poetry) là hợp lẽ. Tuy vậy cũng có nhiều quan điểm và những tên gọi khác nhau như: “Expansive Poetry”, hay “Poetry language”.

 Nghĩ rằng THT là sự kết hợp giữa cái đẹp của cổ điển và cái mới của hiện đại để tạo ra phong cách mới. THT đòi hỏi nội dung phải gắn liền với cú pháp, âm tiết và ngữ điệu, đó là đặc điểm khác thơ mới hiện đại.

 Thi pháp cổ điển, tân cổ điển đều chú ý đến ngôn từ, nhạc điệu, thanh vận và thi luật… thi ca hiện đại lại bỏ hết thi luật, chỉ cần diễn đạt diều mình định nói bằng ngôn ngữ nhiều kiểu dạng… Nhưng đến THT lại muốn phục dựng lại âm luật và âm tiết của thơ cổ điển nhưng bằng ngôn ngữ bình dân đời thường và không cần nhạc điệu cũng không cần vần. Nhưng tác giả Marilyn Hacker thì lại cố gắng tạo “vần trắc” lý thú, mà có ai bảo THT không vần:  

 “DID   YOU   LOVE   WELL   WHAT

VERY      SOON       YOU       LEFT?”

 

Did you love well what very soon you left?

Come home ang take me in your arms and take

away this stomach ache, headache, heartache,

never    so    full,    I    never    was    bereft

so    utterly.    The    winter  evenings   drift

dark to the window.  Not one word will make

you, where are you, turn in your day, or wake

from your night toward me.  The   only   gift

I  got  to  keep  or  give  is  what  I’ve  cried,

Foodgates let down to mourning for he dead

 

 Riêng tôi thì lại muốn tạo nhạc điệu cho mỗi bài, không quan trọng lắm về vần, nhưng phải có nhạc điệu, và điều quan trọng hơn cả, ở mỗi bài phải có “Tứ”. Tứ chính là cái hồn mà Ba tôi nói. Cái nhược điểm lớn của chủ nghĩa THT là đôi khi người làm thơ quá sa đà vào lối hình thức mà nhạt đi phần nội tâm, nên thiếu sự thâm thúy như cái nhìn của các nhà thơ sống ở phương đông; tôi nghĩ như vậy, chẳng rõ đúng hay sai (?)…

Nhân dịp này tôi xin gửi quý vị bài tôi viết từ đầu thế kỷ này, rất mong quý vị cho một lời phê thật tình:

                               Xó Bếp Không Còn Má

 

                   Từ nay con đã không còn Má, mở

                   cửa vào nhà đã khác xưa. Tím Má

                   thường ngồi xó bếp xem nồi cơm

                   chín rồi chưa? Má ơi! Xó bếp không

 

                   còn má? Bếp lạnh buồn tênh không chậu

                   xoang rổ rá. Con lại bắt đầu công

                   việc Ma!  Lo sao cho trọn đạo chồng

                   con.  Từ nay mở nước nhìn tia nước

 

                   Nước mắt khôn cầm cứ để rơi. Ba

                   đã mất rồi nay lại thêm mất má!

                   Nỗi đau này lại nỗi đau nhân đôi….

 

                                                    *

Thơ tôi viết theo bản năng, để giải tỏa nỗi niềm người xa xứ, và tôi luôn nhớ lời Ba dặn về “hồn thơ” trong mỗi câu thơ, mỗi bài thơ…

“Vì nhớ cổ nhân mà phá thể”, may sao, gặp được lúc trào lưu mới thì cũng chỉ là “người đồng hành”, chứ không dám nói thơ mình thuộc dạng nào, hoặc thơ hay… vì thơ tôi là tôi, là hồn xứ sở, là quê hương… thơ tôi… vậy thôi!  Còn bảo nó có THT hay không, với tôi, điều ấy cũng không có gì là quan trọng…..

Ngô Thị Hải Vân

San Jose, California

September 20023

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

CHỦ NGHĨA TOÀN THỂ HÌNH THỨC MỘT TUYÊN NGÔN – ANNIE FINCH

Gặp nhau để ăn mừng việc xuất bản tuyển tập trên, chúng tôi hai đứa nguệch ngoạc bản sơ thảo của tuyên ngôn này trên một tờ giấy ăn trong một quán lau ở tiểu bang New Orleans, Hoa Kỳ.

MỘT CHUYẾN TRỞ DẠ CỦA NÀNG THƠ

William Noseworthy vừa là nghiên cứu sinh của Trường Đại Học Wisconsin-Madison vừa là nghiên cứu viên cao cấp cho Trung Tâm Khmer Học ở Phnom Penh, Cambodia. Sau khi nhận bằng thạc sĩ (2011), anh đã được một nhánh nghiên cứu về “Văn chương của Cộng đồng Hải Ngoại.” Những bài nghiên cứu của anh xuất hiện trên: ASEAS, the Middle Ground Journal và The IIAS Newsletter. Anh cũng viết bài điểm sách cho Studies on Asia và Cha: An Asian Literary Journal. Hiên này anh đang nghiên cứu về “các ghi nhớ về khu vực biên giới” ở Cambodia và Việt Nam.

NHỮNG DẤU ẤN THỜI HIỆN ĐẠI

NHỮNG DẤU ẤN THỜI HIỆN ĐẠI Khế Iêm (Phần 1) Stanley J....

Báo giấy số 59

Nếu muốn tìm hiểu thơ Tân hình thức Việt, chúng ta cần có kiến thức về thơ, và am hiểu vấn đề tới nơi tới chốn. Thơ Tân hình thức Mỹ trở lại thơ thể luật sau một thế kỷ phát triển thơ tự do, với những phong trào tiền phong, nửa sau thế kỷ 20, cung ứng toàn bộ kiến thức chưa bao giờ có về thơ, kể từ thời kỳ văn minh cổ đại Hy lạp. Tân ở đây là trở lại (retro) truyền thống. Còn Tân hình thức Việt là một thể thơ trở lại, bổ túc cho thơ có vần. Nhà phê bình Văn Giá trong một bài viết "Một bài thơ Tân hình thức Việt được cho là hay", 2013, đã viện dẫn 5 bài thơ hay của những tác giả Khế Iêm, Nguyễn Thị Khánh Minh, Thiền Đăng, Nguyễn Tất Độ, Bỉm.

Báo Giấy Số 3

Bạn đọc có thể đọc trực tiếp hoặc in...

Lenin: Một nghiên cứu về sự thống nhất tư tưởng của ông.

Georg Lukacs | 1924 First published: by Verlag der Arbeiterbuchhandlung,...

Related Articles

SIÊU THỰC & PHƯƠNG ĐÔNG

SIÊU THỰC & PHƯƠNG ĐÔNG Jean Clair Nguyễn Đăng Thường dịch Trong cuốn "Du surréalisme considéré dans ses rapports au totalitarisme et aux tables tournantes", Mille...

Chùm thơ: Biển Bắc

Giới thiệu DIỄN ĐÀN THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT _____________________________ Chùm thơ: Biển Bắc ________________   AI ... DỪA TƯƠI ... HÔN (!?) Giữa trưa trời nắng rát với một đời đầy...

MỘT BÀI THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT ĐƯỢC CHO LÀ HAY?

Tôi nghĩ, cho đến thời điểm này, phong trào thơ Tân hình thức Việt đã xong giai đoạn lập thuyết, và đã bước hẳn sang giai đoạn thành tựu. Tại sao lại nói như vậy? Xin thưa, bằng nỗ lực của Khế Iêm và những người đồng chí hướng, bạn đọc đã được chứng kiến hàng loạt các tiểu luận và thực hành thơ đã được in ấn hoặc trên các trang mạng suốt từ những năm 90 của thế kỷ trước đến nay, tức là đã hơn 20 năm có lẻ