By Alexander Kotowske

What concludes as poetry is first perception. The ever-undefined essence of what is called “poetry” is not the private possession of a few gifted, creative, and insightful individuals. The poetic perception, the poetic sensibility, which is the necessary condition of the creating poet, is drawn from the bottomless depths of a universal human mindand spirit. We are all blessed to contain the Castalian Spring. What must be understood, and what has largely been forgotten is that poetry is not merely an art form; in truth, it is a manner of living and seeing. It is the heart dancing with the eyes.
The quality and richness of our lives is chiefly determined by the nature of our perceptions. When reflectively examined we discover that reality itself is mostly a choice. Poets do not merely produce poetry; they live in poetry. If the activity of living ceases to be a creative process, and degenerates into a dry, monotonous, and uninspired cycle, it is solely because we choose to live without the electricity of poetry. What I mean to say has very little to do with the art or technicalities of writing poetry. I am mostly concerned with what can be called the “poetic perception,” which ultimately evolves into and inspires the creation of poetry. There is the art and then there is the perception that precedes and shapes the art; it is the psychological pre-condition for artistic creation. In other words, the poet precedes the poetry; the artist, the art. It is not the writing of poetry that makes a person a poet; that is secondary—as the tree first blossoms and then bears fruit. This poetic condition or perception is, I argue, accessible to every single human mind. I am not making the argument that everyone has the ability to write poetry; I am stating that everyone has the ability to perceive poetically.If the underlying substance of written poetry exists in the collective world of experience, then we all live in poetry. We all possess, therefore, poetry’s raw materials. The poet is he or she who not only perceives the poetic in reality (which is a universal ability), but who also expresses or articulates “the poetic.”It must be stressed, however, that to perceive “the poetic” in reality as being “the poetic”—whilst it unfolds in our experience and takes shape in our memory—is solely a matter of choice, not ability. “Every man is so far a poet as to be susceptible to these enchantments of nature,”wrote Ralph Waldo Emerson, “For all men have the thoughts whereof the universe is the celebration.”
Why do we choose to stumble blind and poor from day to day, when the world is as malleable as the mind that perceives it? Consciousness flows through the self-created stencil of the mind—spreading, forming, and concluding as the reality we have chosen to realize. Granted, the world presents us with unalterable facts, yet we have the freedom—in all things—of interpretation. When life is lived consciously and poetically, the world conforms to the mind that perceives it. Where one sees beauty, another sees banality. The mind, the perspective, the approach to life is the great determinant. For the average, overly-entertained individual of our time, who spectates rather than actively performs life, the following words of Henry David Thoreau are quite awakening:

It is something to be able to paint a particular picture, or to carve a statue, and so to make a few objects beautiful; but it is far more glorious to carve and paint the very atmosphere and medium through which we look, which morally we can do. To affect the quality of the day, that is the highest of arts.

Perceptions are like the brushes used to paint our reality. We are all artists creating realities. And yet “boredom” and banality has become the malady of our times. Why do we seek the sublime and unusual and shun the everyday? Why do we secretly curse uncertainty instead of celebrating it? In a world ravaged by division, religion, materialism, drugs, and poverty; in a mind that has become the stale and crumbling duplicate of a billion other minds; never before has the world so desperately needed the nectar of poetry.
Too long has poetry been the esoteric interest of a marginal group. Due to a widely perceived disjuncture between poetry and reality (or art and reality in general), the majority of the public finds nothing nourishing or familiar in poetry. It is to them impenetrable and otherworldly. The modern mind is confined to the sterile realm of reason and classification; it is mechanical and calculating; it is constructed to see the world in terms of logical arguments. Yet our immediate experience of life (what poetry seeks to capture in the “cage of form,” as Lu Chi once wrote) is none of these rigid things: in a steady stream of fleeting experiences, reality flows in and out of us (sometimes roaring, sometimes whispering), without any inherent explanation, description, or direction. Burrow into the heart of any genuine poem and you will discover the world as it is immediately experienced by the mind—naked, emotional, and disorderly. The world is poetry unpackaged. There is no distinction between the essence of poetry and the essence of subjective reality (that is, the unique reality experienced by a human subject).“Poetry is a subjective and self-determining enterprise,” as is the reality we daily experience. We all partake of poetry; it, in a certain sense, animates our relationships and pervades our existence. What concludes as refined and formed poetry is originally drawn from the vast sea of human sensibility. The non-poet, one might say, is the dead man. Yet, poetry is widely considered the pastime of a talented and “artistic” few. It is vital to the longevity of poetry that this misperception comes to an end. Let it be known that the root of poetry lies much deeper than the physical production of rhythmic words on paper. The moment I posit the world the possibility of poetry surges. All of existence springs from Castalia—bursting forth in an endless array of interpretation, color, and fluidity. We breathe the sweet poetic spirit every moment of our lives, yet we lie dormant and sleepy at heaven’s gates. For nothing more than a lack of perception, we slide from day to day, moment to moment, contending with the ever-complaining specter of boredom and anxiety. It is time “we come to look at the world with new eyes.”
It may seem unnecessary or redundant to express the purpose and power of “poetic perception” to poets and literary enthusiasts, but the point of my essay is to explain the development of a new form of poetry which, if crafted carefully and intentionally, has the potential to reawaken that long-dormant and universal “poetic perception.”
One must ask oneself: why has poetry lost its central position in human culture? And what is its fate if the world continues as it does? For the ancient Greeks, poetry was the life-blood of their reality. Their history, their religion, their ethics was seen through poetry. “The image of the heroic world and of heroic virtues, which every Greek carried in his mind and which he often enough strove to imitate in his actions, was created by Homer.” As noted by the author Timothy Steele, the “reason that Plato was so concerned about the moral and social effects of poetry was that poetry was in his time regarded as a medium for the communication of knowledge in general.” The poet and poetry were indispensable to the functioning of Greek society. But in the world we inhabit today, poetry (in its largely misperceived form) lies in darkness—covered with dust and wilting in the ever-shrinking margin of a global culture. Slowly and persistently it is pushed out of our education. (There brews in the universities today a portentous ridicule of the humanities—as if they were archaic and deserving minimal attention. And as tuition costs rise and potential income increasingly becomes the sole factor in determining a college major, the arts will continue to fade away.) We are this breathing, pulsating, essentially poetic organism, that lives through creation, expression, and feeling, yet never has feeling been so distant from our daily lives. Today the individual lives and feels vicariously through a television or cell phone screen. We no longer see the world of film and theatrics, or art in general, as a variation or reflection of our reality. We recognize unconsciously the poetic element in certain movie or stories; it fires our emotions; yet we choose not to perceive the poetic in our own lives. We live tragic, comedic, and poetic lives, yet we do not perceive them as such. And for the lack thereof, we live in poverty.
When we inhabit the world of poetry, when we live in poetry, we live in meaning; that is to say, we acutely and constantly recognize that we, as individuals, play a central role in the creation of our reality. This is directly related to the existential fact that we all possess the ability to freely give meaning and value to any experience. We are more like the artists of our own reality than the playthings of an indifferent world. According to the Spanish philosopher José Ortega y Gasset, “life is a poetic task, because man must invent what he is going to be.” There exists a great responsibility in the statement, “I am myself and my circumstance.” My freedom extends into the reality I experience because the “reality round about me ‘forms the other half of my person.’” Yet today we live partially and passively like glazed spectators at a boring play, with but half of our selves engaged in life. The art, the film, the poetry, is seen as isolated, as different from everyday reality; it is the life of the airy, virtual, and ideal other; in comparison, our reality seems mundane and “boring”; we do not consciously feel through our own feelings. In his book Poetry and Experience, the American poet Archibald MacLeish presents the bleak condition of the modern individual, whose ability to feel, he believes, is slowly dying:

To feel emotion is at least to feel. The crimes against life, the worst of all crimes is not to feel. And there was never, perhaps, a civilization in which that crime, the crime of torpor, of lethargy, of apathy, the snake-like skin of coldness-at-the-heart, was commoner than in our technological civilization in which the emotionless emotion of adolescent boys are mass produced on television screens to do our feeling for us, and a woman’s longing for her life is twisted, by singing commercials, into a longing for a new detergent, family size, which will keep her hands as innocent as though she had never lived. It is the modern painless death, this commercialized atrophy of the heart. None of us is safe from it…If poetry can call our numbed emotions to life, its plain human usefulness needs no further demonstration.

Feeling is the blood of poetry. It is the raw material of the art. And no one person has a monopoly on feeling and perception. If that was the case, poetry would have died long ago for lack of relevance and connection. Poetry is a human condition; it is a place/feeling/perception in which we may have our being.
It is today, in the face of the death of feeling, that the poet bears an unprecedented responsibility. In an age of numbness, one is blessed to feel. The death of philosophy and poetry sadly approaches if the catholic spirit within these essential human activities is not revitalized and reshaped into a more palatable and transparent form. The poets must share their eyes. Like an evolving mirror of manifold reflections, poetry reflects reality, enriches reality, and creates new realities. The poet creates a poem as the individual creates reality. Meaning is breathed into experience. The patient and conscious reader may discover a glimmer of her present or potential reality in the poetry—reflected backwards in a meaningful form. The poem conforms to the reader and the reader conforms to the poem. Both, in a certain sense, are seeking each other—as melting mountain ice creates countless paths to the valley. As KhếIém has written,

There is no explanation that is approximately correct or most correct. A poem or an artistic
production has meaning in itself, and the readers or the observers, from many different angles,
perceive and receive it differently. Perhaps the explanation of each individual reader is the most
correct explanation (for their specific case).

The individual reader perceives deep and wordless connections between their own evolving reality and the words, sounds, and fluid meanings of the poem. I know that I truly love a poem when I cannot articulate why I love it. It just is. For numberless lovers of poetry, this is the central reason for their love. They recognize that poetry spills into reality; that where the one begins and the other ends is never discovered; that poetry is reality expressed. But for the majority of the public, poetry remains enigmatic. With all of this in mind, let us begin an experiment in art.
Rather than bemoan the passing of time, the technological revolution, and the globalization of the world, let us use these facts and conditions to expand the interest and relevance of poetry today. The world is ripe (and longing) for a global literary movement. With the advent of social media and the internet, poets now have the ability to instantaneously shares ideas, perspectives, and realities from all corners of the world. The concept of string poetry or a sequential poem created by the hands of numerous poets, as propounded by KhếIém, is perhaps the poetic form most conducive to a global age. A vibrant yet simple form of blank verse is the logical vessel for such a concept. It is easily translatable, retains the traditional appearance of poetry, and yet speaks in a universally intelligible tongue. The basic idea is that a well-organized group of poets will collaborate on a single story composed of multiple poems, written by multiple poets—creating a coherent string of poems.
One important aspect of the collaborative poetry will be its consistent use of colloquial language. This is essential if poetry is to have an audience, generally speaking, beyond the university. Our daily lives and conversations should flow imperceptibly into poetry. From Euripides to Horace, and into the modern age of Eliot and Pound, written poetry has been on a long and unceasing quest to finally grasp living reality. If history has any one steadfast rule, it is revolution. And interestingly enough, revolutionary poets—from ancient to modern times—are distinguished by their “desire to incorporate in poetry the diction of contemporary colloquial speech.” As Timothy Steele wrote concerning the modern revolution in poetry (but which is equally applicable to the ancient revolutions sparked by Horace and Euripides), the revolutions consisted of a “protest against an idiom which had no relationship to living language.” Furthermore, most of the revolutionary poets not only desired to “integrate real speech” but also “real life into poetry.” This is highly conspicuous, and arguably, the most important element of literary revolutions. Everyday reality and language is constantly, it seems, attempting to reassert itself as the wellspring of poetry. “I would rather read a picture in the verse of the emotions and environment of a Goodge Street anarchist,” wrote Ford Madox Ford, “than recapture what songs the sirens sang.” Preceding Ford by nearly 1,900 years, Horace wrote in the Art of Poetry—sharing a remarkably similar attitude—that poets should “look to life and manners for a model, and draw from thence living words.” The lesson from these revolutions—as if the Spirit of Poetry subtly speaks and instructs through the formation of its history—is that poetry is reality and reality is poetry. Perhaps the art of poetry is the harbinger of the heart of poetry. This is what the history of poetry seems to indicate since poetry consistently “returns to reality.” A kind old woman describes the pains and joys of her life, and then concludes her stories with a despairing sigh and a pair of large, lightless eyes; she is the central character in the greatest and sweetest Tragedy ever written, yet she groans under the ever-increasing weight of existence, unable to see through the pain. You see, she has yet to discover poetry in reality. It is this task I hope the collaborative movement will consider, at some time or another, taking on. By combining various poetic perspectives (numerous hearts, minds, and eyes all working in conjunction), perhaps we may then portray a clear vision of the poetic perception, or the universal poetic eye common to all persons.
As previously stated, poetry is first a manner of seeing, and finally, a form of art. The collaborative form of poetry has the potential to remind its readers of the richness of daily life while highlighting the relationship that exists between the creation of poetry and the creation of reality. In the case of sequential poetry, the totality of the poem is not the unique experience or perspective of a single gifted “seer,” as has historically been the case, but is the expression of numerous eyes which all perceive life in and through poetry. The poets may have been granted the gift of expression, as should be clear, but not of seeing—for that is accessible to all. And that, in my opinion, is the worthy direction of poetry’s future. If the “truth of poetry is to paint the human soul truly,” as John Stuart Mill once wrote, then the source of poetry, or poetry in its most primitive and organic form, is in the “human soul.” Ideally, the readers may subtly discover that the written word, the composition, is merely the articulated and meaning-saturated reflection—a breathing and musical reflection—of a self-created subjective reality; that what lies beneath the words and intimations is the well-spring of human sensibility. As the poem is created, so it is with reality. Ultimately the content of the story, the fiction, is open to the imagination of the poets; but if the movement is going to have meaning and effect, and not merely become the final flicker of a dying flame, it must adopt a sort of poetic philosophy, a guiding purpose, and integrate that perspective into the composition. We all have the ability to live inspired lives, to perceive the transcendent in the mundane, to extract the sweetness from the everyday; but it is a sad fact that most of us live event by event, date by date, while mostly considering the interim a banality. With fanatic devotion we follow the lives of sports stars and celebrities—deluded by the shallow belief that these stars have reached a sort of human apex, whilst in comparison our ordinary lives are pale, meaningless, and “boring.” But the poetic life is the antithesis to a meaningless or “boring” life. There is self-creating meaning in every experience—for each experience is reshaped through reflection and concludes as a distinctly “created” memory. Nothing but reality itself is more fluid than the past. The collaborative form of poetry, if it is to have a purpose and a direction, should emphasize through its diction and content, the centrality of the individual in reality, the untold worth of their everyday lives and experiences, the great gift of feeling, and the creative ability to give meaning. “Every life is a viewpoint on the universe,” wrote Ortega. What a worthy and incomparable position the individual holds! Yet the force of assimilation in our contemporary society is rapidly increasing, whilst the worth of the individual life, that is, the richness of internal and subjective experience, seems to decrease correspondingly. As Ortega wrote, “Every man has a mission of truth. Where my eye is, there is no other; that part of reality which my eye sees is seen by no other. There is no substitute for any of us, we are all necessary…Perspective is one of the components of reality.”
Let us begin with a purpose. Rather than poets working in isolation, the collaborative movement encourages poets to discuss and share their unique poetic perspectives, and to eventually meld theminto a single vision, whilst preserving the individual creative spirit of all involved. It is to draw out and give form to the universal poetic spirit—what is universal and common to the hearts of all poets (and ultimately, yet unrealized, in the hearts and minds of all humans). In essence, what it means be a poet, to see as a poet sees (that thing referred to when the word is used), that is what can be embodied by the work in a general and agreed upon form. This is less easily done and considerably more opaque when poetry is produced by a single poet. There are of course vast differences between different poets, but I believe that we can all agree that there is some common meaning to the word “poet” which unites them all, and it is that commonality that needs a voice today. If the completed task at hand is capable of reminding at least one single person that the essence of poetry is the essence of subjective reality, and that reality is ultimately a choice, then I would consider the experiment a success. “Not he is great who can alter matter,” wrote the Sage of Concord, “but he who can alter my state of mind.”
The richness of life is incalculable. If we heed the advice of old Socrates, and live a reflective, thoughtful, and examined life, we may discover before we die what untold worth exists within our minds. Let us embrace the power of perception and the malleability of reality! Why must we go in search of the grand and distant spectacle whilst the lilies blow beneath our bedroom window? Permanently transfixed by the poetic in life, we have the ability to see poetry in all things, as if every moment deserved (and secretly demanded) its poem. Poetry as an art, as a philosophy, as a perception, has the power to do great things in the world. The Song we sing is never complete. If you believe that what essentially makes a poet a poet is only the poet’s possession, then discard what has been said, for it amounts to nothing more than day-dreams and fruitless opinions. Much of my attitude can be summed up by the response of the American poet William Stafford: When asked when he became a poet, Stafford responded with a powerful and unsettling question: “That’s really not the question. The question is when did you stop being a poet?” There is something deep and unfathomed in poetry that originates in the soul, which is as much mine as it is yours. The world cries out, as it has always done, for its poet—that quiet and reverent captain of the age.
A new experiment in art begins. With the ever-dawning horizon strewn with realities not yet realized, let us set sail. “This time, like all times, is a very good one, if we but know what to do with it.”
———————————–

Dưới đây là bản dịch của Phạm Kiều Tùng

Sống Trong Thơ

Alexander Kotowske
———————————————————–
Alexander Kotowske thuộc về thế hệ người đọc trẻ nhất nước Mỹ. Ông say mê thơ, triết học và sử học và cũng là những ngành học ông đang theo đuổi.
————————————————————————-

Điều trước nhất quyết định để thơ đích thực là thơ, chính là nhận thức [perception]. Yếu tính mãi mãi không thể định rõ của cái được gọi là “thơ” thì không phải là sở hữu riêng tư của một số ít những cá nhân tài năng, có tính sáng tạo và sâu sắc. Nhận thức có-tính-thơ, cảm thụ có-tính-thơ, vốn là điều kiện cần thiết nơi nhà thơ có tài năng sáng tạo, thì bắt nguồn từ những miền sâu thẳm của một tâm trí và tinh thần có tính phổ quát, chung cho mọi con người. Chúng ta thảy đều được phú bẩm để thụ hưởng Suối Nguồn Thơ. Điều cần phải được hiểu rõ, và là điều thường bị quên lãng, đó là thơ không chỉ là một dạng nghệ thuật; thực ra, thơ là một cách thái sống và nhìn ngắm. Thơ là trái tim nhảy múa cùng cặp mắt.

Phẩm chất và sự phong phú của cuộc sống chúng ta chủ yếu được định đoạt bởi tính chất của những nhận thức của chúng ta. Khi khảo sát thực tại theo cách có phản tỉnh thận trọng, chúng ta phát hiện ra rằng bản thân thực tại chủ yếu là một sự chọn lựa [của chúng ta]. Những nhà thơ không chỉ tạo ra thơ, mà họ sống trong thơ. Nếu cuộc sinh hoạt của chúng ta không còn là một tiến trình sáng tạo, và thoái hoá thành một vòng tuần hoàn khô khan, đơn điệu, và tẻ ngắt, thì đó chỉ vì chúng ta chọn cách sống không có điện năng của thơ. Điều tôi muốn nói có rất ít liên hệ với nghệ thuật hoặc những vấn đề chuyên môn trong việc làm thơ. Chủ yếu là tôi quan tâm tới điều có thể được gọi là “nhận thức có-tính-thơ”, là điều mà một cách cơ bản sẽ tiến-hóa-thành và gợi-hứng-cho công cuộc sáng tạo thơ. Có nghệ thuật, và trước đó có nhận thức mà nó định hình cho nghệ thuật đó; đó chính là điều kiện tiên quyết về mặt tâm lí để có được sự sáng tạo – nghệ thuật. Nói cách khác, nhà thơ có trước thơ; nghệ sĩ có trước nghệ thuật. Không phải là việc làm thơ khiến một người trở thành nhà thơ; điều đó chỉ là thứ yếu – như cái cây nở hoa và rồi kết trái. Tôi biện giải rằng điều kiện hoặc nhận thức có-tính-thơ là thứ mà tâm trí của bất kì ai cũng đều đạt tới được. Tôi không đưa ra luận cứ rằng bất kì ai cũng có thể làm thơ. Tôi chỉ muốn nói rõ rằng mọi người đều có khả năng đạt được nhận thức có-tính-thơ. Nếu bản chất làm nền tảng cho việc làm thơ lại tồn tại trong thế giới chung của trải nghiệm của con người, thì điều đó có nghĩa là chúng ta thảy đều sống trong thơ. Do vậy, chúng ta thảy đều sở hữu những chất liệu thô của thơ. Nhà thơ là người không chỉ nhận thức được, nhìn ra được tính-thơ trong thực tại (đây là một khả năng có tính phổ quát, mọi người đều có được), mà còn biểu đạt được, hoặc nói rõ ra được cái “tính-thơ” đó. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng nhận thức được cái “tính-thơ” trong thực tại theo đúng nghĩa là “tính-thơ” – khi mà nó bộc lộ trong trải nghiệm của chúng ta và định hình trong kí ức chúng ta – nhận thức đó chỉ là vấn đề của sự chọn lựa của chúng ta, không phải vấn đề về khả năng. “Bất kì ai đều là nhà thơ trong chừng mực mà người đó còn bíết đắm chìm trong cái đẹp mê hoặc của tự nhiên,” Ralph Waldo Emerson đã viết thế, “bởi lẽ mọi người đều có được những suy nghĩ về vũ trụ này, rằng nó chính là một lễ hội.” [1]

Tại sao chúng ta lại chọn cách sống va vấp như kẻ mù kẻ nghèo ngày này qua ngày khác, khi thế giới là thứ mà tâm trí ta khi nhận thức về nó cũng là lúc ta tùy nghi nhào nặn nó? Ý thức ta tuôn trào qua bản stencil tự tạo của tâm trí – dàn trải, định hình, và quyết định nên cái thực tại mà chúng ta đã chọn lựa để thể hiện. Đành rằng thế giới trình ra trước chúng ta những sự kiện đã-rồi, không thể thay đổi được nữa, thế nhưng chúng ta còn có tự do – trong mọi sự việc – để tùy nghi diễn giải những sự kiện đó. Khi cuộc đời được sống trải một cách có ý thức và có-tính-thơ, thì thế giới trở nên phù hợp với cái tâm trí nhận thức về nó. Đành rằng cùng một sự thể, người này thấy là đẹp, người khác thấy là tầm thường. Sở dĩ vậy, vì tâm trí, vì cái phối cảnh, cách tiếp cận cuộc sống chính là yếu tố quyết định. Với những con người bình thường ở thời chúng ta hiện nay, do được cung cấp thừa mứa những trò giải trí, nên họ có dáng vẻ người quan sát hơn là người tích cực, chủ động sống trải cuộc sống của chính họ, thì những lời lẽ sau đây của Henry David Thoreau rõ rệt là giúp cảnh tỉnh:

Cũng là đáng kể, việc có khả năng vẽ nên một bức tranh đặc biệt, hoặc tạc nên một pho tượng, như thế là làm ra được một vài thứ đẹp đẽ, nhưng sẽ là vinh quang gấp bội nếu tạc nên và vẽ ra được chính cái bầu không khí và môi trường qua đó chúng ta nhìn ngắm, chúng ta có thể hành động hợp đạo lí. Tác động vào chính cái phẩm chất của thời đại, đó mới là thứ nghệ thuật cao cả nhất. [2]

Những nhận thức giống như những cây cọ dùng để vẽ nên cái thực tại của chúng ta. Chúng ta thảy đều là những nghệ sĩ sáng tạo nên những thực tại. Thế tuy nhiên “sự buồn chán” và sự tầm thường lại trở thành những căn bệnh của thời chúng ta. Tại sao chúng ta tìm kiếm cái siêu phàm và cái khác thường và né tránh cái thường nhật? Tại sao chúng ta thầm nguyền rủa cái bất xác thay vì tán dương nó? Trong một thế giới bị tàn phá bởi sự phân hóa, tôn giáo, ma túy, và sự nghèo khổ, trong một tâm trí đã trở thành bản sao nhàm chán, nhàu nát của hàng tỉ những tâm trí khác, thì chưa bao giờ thế giới lại cực kì cần tới chất mật hoa tinh ròng của thơ như hiện nay.

Từ quá lâu rồi thơ trở thành sở thích bí truyền của một nhóm người đứng bên lề. Do nhận thức sai lầm phổ biến rằng có sự chia lìa giữa thơ và thực tại (hoặc giữa nghệ thuật và thực tại nói chung), phần đông người ta không tìm thấy trong thơ có gì là bổ ích hoặc thân thuộc. Với họ, thơ là địa hạt không thể thâm nhập và thuộc về cõi khác. Tâm trí con người hiện đại bị thu hẹp trong địa hạt cằn cỗi của lí trí và sự phân loại; nó có tính máy móc và tính toán; nó được cấu tạo để nhìn thế giới dưới dạng những luận cứ lô-gíc. Tuy nhiên trải nghiệm trực tiếp của chúng ta về cuộc sống (điều mà thơ cố nắm bắt vào “cái lồng của hình thái”, như Lu Chi từng viết) [3] lại chẳng hề là những thứ cứng nhắc đó: qua một dòng chảy đều đặn của những trải nghiệm thoáng qua, thực tại tràn vào và tràn khỏi chúng ta (khi thì gầm rú, khi thì thầm thì), chẳng hề có bất kì diễn giải, mô tả, hoặc phương hướng nào làm cơ sở. Đào bới tới cốt lõi của bất kì bài thơ nào thực-sự-là-thơ, bạn sẽ khám phá thấy một thế giới hệt như khi nó được trải nghiệm trực tiếp bởi tâm trí – một thế giới trần trụi, của cảm tính, và ngổn ngang. Thế giới là thơ được rỡ tung. Không có sự phân biệt giữa yếu tính của thơ và yếu tính của thực tại mang-tính-chủ-quan [subjective reality] (nghĩa là thực tại duy nhất, được trải nghiệm bởi một chủ thể là một con người). “Thơ là một công cuộc mang tính chủ quan và tự định đoạt,” cũng hệt như thực tại mà chúng ta trải nghiệm mỗi ngày.[4]. Chúng ta thảy đều tham dự vào thơ; hiểu theo một nghĩa nào đó, thơ hoạt hóa những mối quan hệ của chúng ta và thơ tràn ngập cuộc hiện hữu của chúng ta. Điều quyết định để thơ được thanh nhã đồng thời định hình cho thơ, thì bắt nguồn từ đại dương bao la của khả năng cảm thụ nhạy bén của con người. Có thể nói rằng người không-là-nhà-thơ [the non-poet] là người sống đó nhưng cũng như đã chết. Thế nhưng thơ lại được nhiều người coi là trò tiêu khiển của một thiểu số có tài năng và “có năng khiếu nghệ thuật”. Để thơ còn được tồn tại lâu dài, điều vô cùng quan trọng là nhận thức sai lầm vừa nêu trên cần được chấm dứt. Ta cần phải hiểu rằng cội rễ của thơ thì sâu xa hơn cái sản phẩm vật lí là những chữ có vần điệu được ghi trên giấy. Chính vào lúc tôi qui định thế giới [bằng nhận thức của tôi], thì tính khả hữu của thơ được dấy lên. Toàn bộ cuộc hiện hữu chợt tuôn trào từ Suối Nguồn Thơ – tuôn trào thành một loạt không dứt những diễn giải, màu sắc, và sự uyển chuyển. Chúng ta hít thở cái tinh thần ngọt ngào có-tính-thơ vào mọi khoảnh khắc của cuộc sống chúng ta, vậy mà chúng ta nằm im lìm, ngái ngủ ở ngưỡng cửa thiên đường. Chỉ vì thiếu nhận thức đúng đắn mà chúng ta cứ trượt dài từ ngày này sang ngày khác, từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, phải vật lộn với cái bóng ma không ngừng oán than về sự buồn chán và âu lo. Đã tới lúc để “chúng ta cần phải nhìn thề giới bằng cặp mắt mới. [5]
Dường như là không cần thiết hoặc thừa thãi nếu trình bày với các nhà thơ và những người say mê văn chương về mục đích và sức mạnh của “nhận thức có-tính-thơ”, vả lại điểm chủ yếu của bài tiểu luận của tôi là giải thích sự triển khai của một dạng thơ mới, mà nếu được thực hiện một cách kĩ lưỡng và có chủ ý, có thể có khả năng làm thức tỉnh cái “nhận thức có-tính-thơ” tuy là phổ quát nơi mọi người nhưng lại nằm im lìm từ rất lâu rồi.

Người ta phải tự hỏi: tại sao thơ đã mất đi vị trí trung tâm của nó trong nền văn hóa của loài người? Và đâu là số phận của nó nếu thế giới cứ tiếp diễn như hiện nay? Với những người Hi Lạp cổ đại, thơ là nguồn sống, là nhân tố quyết định đối với thực tại của họ. Lịch sử, tôn giáo, đức lí của họ, thảy đều được xem xét thông qua thơ. “Hình tượng về một thế giới hào hùng và về những đức hạnh cao cả dị thường mà mọi người Hi Lạp mang theo trong tâm trí họ và họ rất thường phấn đấu để mô phỏng qua những hành động của họ, thì đã được Homer tạo dựng nên.” [6] Một tác giả là Timothy Steele từng ghi nhận rằng “lí do khiến Plato quá đỗi bận tâm tới tác động của thơ về mặt đạo đức và xã hội là bởi trong thời của ông thơ được xem như phương tiện để truyền đạt tri thức nói chung.” [7] Nhà thơ và thơ là không thể thiếu vắng trong cuộc vận hành của xã hội Hi Lạp thời đó. Nhưng trong thế giới mà chúng ta đang sống hiện nay thì thơ (trong dạng thức chủ yếu là bị nhận thức sai lạc) lại nằm trong bóng tối – bị phủ bụi và tàn úa bên một bờ rìa ngày càng co cụm trong một nền văn hóa toàn cầu. Một cách chậm rãi và dai dẳng, thơ bị đẩy ra khỏi nền giáo dục của chúng ta. (Trong các trường đại học thời nay, hiện âm ỉ một kiểu nhạo báng ngành khoa học nhân văn theo cung cách đầy vẻ phô trương — rằng ngành học này là cổ lỗ, chẳng đáng quan tâm. Khi học phí tại các trường đại học tăng lên, và mức thu nhập của các ngành nghề sau khi tốt nghiệp ngày càng trở thành yếu tố duy nhất quyết định sự chọn lựa môn học chính của sinh viên, thì vị thế của các ngành nghệ thuật ngày càng mờ nhạt.) Chúng ta là nhịp đập rộn ràng của một cơ thể chủ yếu là có-tính-thơ, sống trải thông qua sự sáng tạo, sự biểu đạt, và thông qua cảm xúc, thế tuy nhiên chưa bao giờ cảm xúc lại quá xa rời cuộc sống hàng ngày của chúng ta như hiện nay. Con người thời nay sống và cảm nhận một cách gián tiếp theo kiểu sống hờ, cảm nhận lây theo, qua một màn hình tivi hoặc màn hình điện thoại di động. Chúng ta không còn coi thế giới của phim ảnh và kịch nghệ, hoặc thế giới của nghệ thuật nói chung, như một biến thái hoặc phản ánh của thực tại của chúng ta. Một cách vô thức chúng ta nhìn nhận yếu tố có-tính-thơ trong một vài bộ phim hoặc truyện; yếu tố đó làm bùng cháy những cảm xúc nơi chúng ta; thế tuy nhiên chúng ta lại chọn lựa việc không nhận thức được tính-thơ trong lòng cuộc sống của chính chúng ta. Chúng ta sống trải cuộc sống đầy bi kịch, hài kịch, và đầy tính-thơ, tuy nhiên chúng ta lại không nhận thức được cái bi, cái hài, và tính-thơ đó. Và vì thiếu một nhận thức như vậy, nên chúng ta sống trong cảnh nghèo nàn.

Khi chúng ta trú ngụ trong thế giới của thơ, khi chúng ta sống trong thơ, là chúng ta sống trong thế giới của ý nghĩa; nói thế, là nói rằng chúng ta đã nhận ra, một cách sâu sắc và thường trực, rằng chúng ta, với tư cách những cá nhân, đảm nhận vai trò trung tâm trong công cuộc sáng tạo nên thực tại của chúng ta. Điều này trực tiếp liên quan tới sự kiện khách quan của cuộc hiện hữu của chúng ta, rằng chúng ta thảy đều sở hữu khả năng tùy nghi ban phát ý nghĩa và giá trị cho bất kì trải nghiệm nào của chúng ta. Chúng ta rất giống những nghệ sĩ sáng tạo nên thực tại của chính chúng ta, hơn là những món đồ chơi [playthings] trong một thế giới thờ ơ, lãnh đạm. Theo lời triết gia Tây Ban Nha José Ortega y Gasset thì “cuộc sống là một nhiệm vụ có-tính-thơ, bởi lẽ con người phải phát minh ra điều mà hắn dự tính trở thành.” [8] Lời tuyên bố đó tỏ rõ là có một trọng trách mà con người phải đảm nhiệm, rằng “tôi là bản thân tôi và còn là tình huống mà tôi sống trong đó.” [9] Tự do của tôi trải rộng khắp cái thực tại mà tôi trải nghiệm bởi lẽ “thực tại quanh tôi ‘tạo nên nửa kia của con người tôi.’” [10] Thế tuy nhiên ngày nay chúng ta chỉ sống kiểu cục bộ, sống không trọn vẹn, và sống một cách thụ động, giống như những khán giả đờ đẫn xem một vở tuồng chán ngắt, với chỉ nửa phần bản ngã của chúng ta dấn mình vào cuộc sống. Nghệ thuật, phim ảnh, thơ bị coi là biệt lập, là khác với thực tại của đời thường nhật; là cuộc sống của cái khác nhẹ hẫng, ảo, và lí tưởng [the airy, virtual, and ideal other]; đem so sánh, thì thực tại của chúng ta xem ra là tầm thường nhạt nhẽo và “nhàm chán”; bởi lẽ chúng ta không cảm nhận một cách có ý thức thông qua những cảm xúc của chính chúng ta. Trong cuốn Poetry and Experience (Thơ và Trải nghiệm), nhà thơ Mĩ Archibald MacLeish cho người đọc nhận ra cái thân phận u ám của con người hiện đại, và ông tin rằng khả năng cảm nhận của con người đó đang chậm rãi chết dần:

Cảm nhận một niềm xúc động thì ít ra cũng là cảm nhận. Trong số những tội chống lại cuộc sống, thì cái tội tệ hại nhất là tội không còn cảm nhận [not to feel]. Và có lẽ là chưa từng có nền văn minh nào trong đó tội vừa nói trên – tội lờ đờ uể oải, tội thiếu sinh khí, tội lãnh cảm, làn da lạnh như da rắn, với con tim băng giá – lại phổ biến cho bằng nền văn minh thời công nghệ kĩ thuật của chúng ta, mà trong đó những cảm xúc vô hồn [emotionless emotions] của đám thiếu niên thì được sản xuất hàng loạt trên những màn hình tivi, những cảm xúc kiểu đó làm cái việc cảm nhận thay cho chúng ta, và khát vọng sống của một phụ nữ bị bóp méo bởi những quảng cáo trên truyền hình thành niềm khao khát một loại bột giặt mới, dùng cho cả gia đình, không hại cho đôi tay của bà, như thể bà chưa từng sống thực. Đó là cái chết hiện đại không đau đớn: sự héo mòn bị thương mại hóa của con tim. Không ai trong chúng ta được miễn trừ cái chết đó… Nếu thơ có thể làm sống lại những cảm xúc đã tê liệt của chúng ta, thì sự hữu dụng hiển nhiên có-tính-người của thơ không cần được chứng thực gì thêm nữa. [11]

Cảm xúc là máu huyết của thơ. Nó là chất liệu thô của nghệ thuật. Và không một ai độc chiếm được cảm xúc và nhận thức. Bởi nếu là vậy, thì thơ hẳn đã mai một từ rất lâu rồi, vì không thích đáng và thiếu kết nối với mọi người. Thơ chính là phận người, là nơi chốn/cảm xúc/nhận thức trong đó chúng ta có thể có được thể tính của chúng ta.

Chính là ở thời này, đối diện với cái chết của cảm xúc, mà nhà thơ phải gánh vác một trọng trách chưa từng thấy. Diễm phúc thay kẻ nào còn biết cảm xúc trong một thời gọi được là thời của sự tê liệt. Cái chết của triết lí và của thơ sẽ tới gần, điều thật đáng buồn, nếu như tinh thần phổ quát nằm bên trong những hoạt động chủ yếu của con người không được tiếp sức sống và được định dạng lại thành một dạng lí thú hơn và trong suốt hơn. Những nhà thơ phải chia sẻ quan điểm của họ. Giống như một tấm gương triển khai thành nhiều phản ánh đa dạng, thơ phản ánh thực tại, làm giàu thực tại, và tạo ra những thực tại mới. Nhà thơ sáng tạo một bài thơ cũng như một người sáng tạo nên thực tại. Ý nghĩa được phả vào trải nghiệm. Người đọc kiên nhẫn và có ý thức có thể chợt thấy lóe lên một tia sáng trong thơ, là tia sáng từ cái thực tại hiện đương hoặc còn ở dạng tiềm tàng của người đó. Bài thơ phù hợp với người đọc, và người đọc phù hợp với bài thơ. Cả hai, theo một nghĩa nào đó, đang tìm kiếm lẫn nhau – như băng tuyết trên núi tan chảy tạo ra vô vàn dòng chảy xuống thung lũng. Như Khế Iêm đã viết,
Và như thế chẳng có giải thích nào là gần đúng hay đúng nhất. Bài thơ hay một tác phẩm nghệ thuật, có một ý nghĩa tự thân, và người đọc hay thưởng ngoạn, từ nhiều góc cạnh khác nhau, có những tiếp cận và cảm nhận khác nhau. Và có lẽ, chính những giải thích của từng cá nhân người đọc, là những giải thích đúng nhất (cho riêng họ thôi).

Từng người đọc riêng lẻ sẽ nhận thức được những nối kết sâu và không lời giữa thực tại đang diễn biến của chính họ với những từ, những âm, và những ý nghĩa còn đang lưu chuyển của bài thơ. Tôi biết rằng tôi thực sự yêu quí một bài thơ khi tôi không thể diễn thành lời rằng tại sao tôi yêu quí nó. Đúng là như vậy. Đối với vô số những người yêu thơ, điều đó nói lên nguyên cớ chính của tình yêu họ dành cho thơ. Họ nhận ra rằng thơ đổ tràn vào thực tại, rằng chẳng bao giờ có thể phát hiện được cái này (thơ/thực tại) khởi đầu ở đâu và cái kia (thực tại/thơ) chấm dứt ở đâu, rằng thơ là thực tại được biểu đạt. Nhưng đối với đa số quần chúng, thơ vẫn là cái bí ẩn. Cùng với sự ghi nhận toàn bộ điều vừa nói trong tâm trí, chúng ta hãy bắt đầu tiến hành một cuộc thử nghiệm trong địa hạt nghệ thuật.

Thay vì than vãn về sự qua đi của thời gian, về cuộc cách mạng công nghệ kĩ thuật, và về tiến trình toàn cầu hóa của thế giới, chúng ta hãy sử dụng chính những sự kiện và những điều kiện đó để mở rộng mối quan tâm và tính thích đáng của thơ thời nay. Thế giới này đã chin mùi (và đầy khao khát) cho một phong trào văn học toàn cầu. Cùng với sự ra đời của các phương tiện truyền thông đại chúng và của Internet, các nhà thơ giờ đây có được khả năng chia sẻ tức khắc những ý tưởng, những viễn cảnh, và những thực tại tới khắp mọi phương trời gần xa. Khái niệm thơ chuỗi, tức là một bài thơ do nhiều nhà thơ liên tục tiếp tay nhau thực hiện, do Khế Iêm đề xuất, có lẽ là dạng thơ thích hợp nhất trong thời đại toàn cầu. Một dạng thơ không vần sống động nhưng đơn giản chính là mạch dẫn truyền hợp lí cho một khái niệm như vậy. Thơ như vậy dễ dịch sang ngôn ngữ khác, mà vẫn giữ được dáng vẻ truyền thống của thơ, và được nói lên bằng thứ tiếng hiểu được một cách phổ quát. Ý tưởng cơ bản là phải có được một nhóm các nhà thơ được tổ chức tốt, họ sẽ phối hợp với nhau tạo dựng một câu chuyện duy nhất nhưng gồm nhiều bài thơ, được viết ra bởi nhiều nhà thơ – tạo thành một chuỗi mạch lạc gồm nhiều bài thơ.

Một khía cạnh quan trọng của dạng thơ do nhiều người cộng tác là sự sử dụng nhất quán ngôn ngữ thông tục. Đây là điểm chủ yếu để thơ có được một cử tọa nói chung là vượt ngoài phạm vi trường đại học. Cuộc sống và những cuộc đối thoại hàng ngày của chúng ta phải tuôn chảy vào thơ theo cách khiến ta không thể nhận thấy được. Từ Euripides tới Horace, và tới thời hiện đại của Eliot và Pound, thơ được viết ra chính là một cuộc tìm kiếm lâu dài và không ngừng nghỉ để cuối cùng nắm bắt lấy thực tại sinh động. Nếu lịch sử có một qui luật vững chắc nào, thì qui luật đó chính là cách mạng. Và thật lí thú, là những nhà thơ cách mạng – từ cổ đại tới hiện đại – đều nổi bật lên do “lòng khao khát hội nhập được vào thơ cái cách nói thông tục đương thời.” ‘[13] Như Timothy Steele đã viết về cuộc cách mạng hiện đại trong thơ (nhưng cũng áp dụng được với những cuộc cách mạng thời xa xưa do Horace và Euripides phát động), rằng những cuộc cách mạng cốt ở “một sự phản kháng chống lại cách diễn đạt chẳng chút liên quan tới ngôn ngữ sinh động.” Thêm nữa, hầu hết những nhà thơ cách mạng không chỉ khao khát “hội nhập lời nói thực vào thơ” mà còn muốn “hội nhập đời sống thực vào thơ”. [14] Điều này là rất đáng chú ý, và từ đó có thể biện luận rằng nó còn là yếu tố quan trọng nhất của những cuộc cách mạng văn học. Thực tại và ngôn ngữ thường nhật dường như không ngừng nỗ lực tự khẳng định là suối nguồn của thơ. Ford Madox Ford có viết: “Thà là tôi hiểu được đoạn thơ trong đó có những cảm xúc và có khung cảnh của một tay vô chính phủ ở Phố Goodge còn hơn là nghe lại những ca khúc do các ngư nữ hát.” [15] Trước Ford gần 1,900 năm, Horace từng viết trong cuốn The Art of Poetry (Nghệ thuật Thơ) – cùng chia sẻ một thái độ tương tự rất đáng lưu ý – rằng những nhà thơ cần phải “nhìn vào cuộc sống và những phong tục tập quán để tìm ra khuôn mẫu, và rút ra từ đó những ngôn từ sinh động.” [16] Bài học rút ra từ những cuộc cách mạng đó – như thể Tinh thần của Thơ đã nói lên và chỉ dẫn một cách tinh tế thông qua sự hình thành của lịch sử của nó – là bài học rằng thơ là thực tại và thực tại là thơ. Có lẽ nghệ thuật thơ là tiếng báo hiệu của cốt lõi của thơ. Đây là điều mà dường như lịch sử của thơ đã chỉ ra vì, một cách kiên định, nhất quán, thơ luôn “trở về với thực tại.” Một bà lão tốt bụng mô tả những nỗi đau và những niềm vui trong cuộc đời mình, rồi kết thúc câu chuyện bằng tiếng thở dài biểu lộ sự thất vọng cùng cặp mắt mở to u tối, bà cụ chính là nhân vật trung tâm trong vở Bi kịch lớn nhất và hấp dẫn nhất chưa từng được viết ra, tuy nhiên bà cụ lại rên xiết dưới gánh nặng ngày càng nặng thêm của cuộc hiện hữu, khiến bà cụ không thể có cái nhìn thấu hiểu thông qua nỗi đau. Bạn thấy đó, bà cụ còn việc phải làm, là phát hiện ra thơ trong lòng thực tại. Đây chính là nhiệm vụ mà tôi hi vọng là phong trào thơ cộng tác, vào thời điểm nào đó, sẽ cân nhắc để đảm nhiệm. Bằng cách phối hợp nhiều viễn cảnh có-tính-thơ khác nhau (rất nhiều trái tim, rất nhiều tâm trí, rất nhiều cặp mắt, cùng chung sức làm việc), như thế có lẽ rằng chúng ta có thể đạt tới sự hiểu biết rõ ràng về nhận thức có-tính-thơ, hoặc về cái nhìn có-tính-thơ vốn là phổ quát, chung cho mọi người.

Như đã được nói rõ ở phần trên, thơ trước hết là một cách nhìn, và rốt cuộc là một dạng nghệ thuật. Dạng thơ cộng tác có khả năng nhắc nhở người đọc về sự phong phú của cuộc sống thường nhật đồng thời làm nổi bật mối tương quan giữa việc sáng tạo thơ và sáng tạo thực tại. Trong trường hợp thơ chuỗi, toàn bộ bài thơ không phải là trải nghiệm hoặc viễn cảnh duy nhất của một “người thấu thị” đơn lẻ có tài năng, như lịch sử của thơ cho thấy, mà là biểu đạt của rất nhiều cặp mắt cùng nhận thức cuộc sống trong thơ và thông qua thơ. Những nhà thơ có thể được phú bẩm cái năng khiếu biểu đạt, chứ không phải là năng khiếu thấu thị – vì năng khiếu này là chung cho mọi người. Và điều đó, theo ý tôi, là chiều hướng thích đáng cho tương lai của thơ. Nếu “chân lí của thơ là vẽ nên cái hồn người đúng như sự thật”, như John Stuart Mill từng viết, vậy thì nguồn gốc của thơ, hoặc thơ trong dạng nguyên thủy nhất và có hệ thống nhất, thì nằm trong “hồn người.” [17] Một cách lí tưởng, người đọc có thể phát hiện tỏ tường rằng những chữ được viết ra, rằng tác phẩm chỉ là phản ánh được nói rõ ra, tràn ngập ý nghĩa – một phản ánh có hơi thở và có nhạc điệu – của một thực tại chủ quan tự tạo, rằng cái nằm dưới những chữ và những gợi ý mới là suối nguồn của khả năng cảm thụ của con người. Bài thơ được sáng tạo nên, và với thực tại thì cũng vậy. Cuối cùng thì những nhà thơ mặc sức tưởng tượng về nội dung của câu chuyện, của hư cấu; nhưng để phong trào thơ đó có được ý nghĩa và hiệu quả, chứ không phải rốt cuộc trở thành ánh le lói của một ngọn lửa cháy tàn, thì nó phải tiếp nhận một loại triết lí có-tính-thơ, một mục đích dẫn đạo, và tích hợp viễn cảnh đó vào trong tác phẩm. Chúng ta thảy đều có khả năng sống trải những cuộc sống tràn đầy cảm hứng, nhìn ra được cái siêu việt bên trong cái tầm thường, rút ra được chất ngọt ngào từ cái thường ngày; thế nhưng có sự kiện thật đáng buồn rằng đa số trong chúng ta sống theo kiểu trông chờ sự cố, ngày này qua ngày khác, đồng thời thường coi rẻ cái khoảnh khắc giữa hai sự cố, cái ‘lâm thời’. Với niềm ái mộ tới mức cuồng tín, chúng ta đua đòi theo cuộc sống của những ngôi sao thể thao, những nhân vật nổi tiếng – chúng ta bị phỉnh gạt bởi lòng tin nông cạn rằng những ngôi sao đó đã đạt tới tột đỉnh của sự phát triển của con người, so với họ chúng ta thấy cuộc sống thường nhật của chúng ta thì nhợt nhạt, vô nghĩa, và “tẻ ngắt”. Nhưng cuộc sống có-tính-thơ hoàn toàn tương phản với một cuộc sống vô nghĩa hoặc “tẻ ngắt”. Thật sự là có sự tự tạo ra ý nghĩa trong bất kì trải nghiệm nào – bởi lẽ mỗi trải nghiệm đều được tái định dạng thông qua phản ánh và kết thúc bằng một hồi ức được “sáng tạo” một cách riêng biệt. Trừ thực tại không kể, thì không có gì uyển chuyển cho bằng quá khứ. Dạng thơ cộng tác, để có được một mục đích và một phương hướng, phải nhấn mạnh, thông qua cách nói và nội dung của nó, vào tính trung tâm của cá nhân trong thực tại, vào cái giá trị không kể xiết của cuộc đời và những trải nghiệm thường nhật của họ, vào cái năng khiếu lớn lao của khả năng cảm thụ, và vào khả năng sáng tạo để ban phát ý nghĩa cho cuộc sống. “Mỗi cuộc sống là một quan điểm về vũ trụ,” Ortega đã viết thế. [18] Thật là một vị trí đáng quí trọng biết bao và là vị trí có một không hai mà từng cá nhân nắm giữ! Thế nhưng cái sức mạnh đồng hóa trong xã hội đương đại của chúng ta lại gia tăng nhanh chóng, trong khi giá trị của cuộc sống cá nhân – nghĩa là sự phong phú của trải nghiệm nội tại và chủ quan – dường như lại sút giảm tương ứng. Như Ortega từng viết, “Mỗi con người đều có sứ mạng nói lên chân lí. Nơi nào mắt tôi nhìn tới, nơi đó không có cặp mắt nào khác; cái phần đó của thực tại mà mắt tôi nhìn thấy, thì không một ai khác nhìn ra được. Không một ai trong chúng ta là có thể thay thế, chúng ta thảy đều là thiết yếu … Viễn cảnh [từ đó mỗi người nhìn ngắm] là một trong những bộ phận cấu thành của thực tại.” [19]

Chúng ta hãy khởi sự bằng một mục đích. Thay vì là những nhà thơ làm việc riêng lẻ, thì phong trào thơ cộng tác khuyến khích những nhà thơ thảo luận và chia sẻ cùng nhau những viễn cảnh có-tính-thơ duy nhất của từng người, và cuối cùng khuyến khích họ kết hợp thành một viễn kiến duy nhất, trong khi vẫn gìn giữ tinh thần sáng tạo cá biệt của mọi người tham dự. Đó chính là nỗ lực rút ra và định dạng cái tinh thần phổ quát có-tính-thơ – là cái phổ quát và chung trong tâm khảm của mọi nhà thơ (và cuối cùng, tuy là chưa được thể hiện, trong tâm khảm và trong tâm trí của mọi con người). Xét trong bản chất, là một nhà thơ, nhìn ngắm như một nhà thơ nhìn ngắm, có nghĩa là có điều gì đó có thể được hiện thân nhờ vào tác phẩm trong một dạng chung và được đồng tình. Điều này là không dễ thực hiện, và là rất mờ tối khi thơ được sản sinh chỉ do một nhà thơ. Hiển nhiên là có những dị biệt lớn lao giữa những nhà thơ, nhưng tôi tin tưởng rằng chúng ta thảy đều có thể đồng ý rằng có một nghĩa chung nào đó của từ “nhà thơ” mà nó đoàn kết mọi nhà thơ lại với nhau, và chính sự có cùng đặc điểm đó [that commonality] đòi hỏi phải có một tiếng nói vào thời nay. Nếu nhiệm vụ trong tầm tay đó được hoàn tất và đủ sức nhắc nhở ít nhất chỉ một cá nhân thôi, rằng yếu tính của thơ là yếu tính của thực tại chủ quan, và rằng rốt cuộc thực tại lả một sự chọn lựa, thì tôi sẵn lòng coi thử nghiệm đó là một thành tựu. “Một con người lớn lao không phải người có thể biến đổi vụ việc, mà là người có thể biến đổi trạng thái của tâm trí tôi,” [20] nhà Hiền giả thị trấn Concord đã viết thế.

Sự phong phú của cuộc sống là không kể xiết. Nếu chúng ta lưu ý tới lời khuyên của Socrates, và sống trải một cuộc sống có phản tỉnh, suy tư sâu sắc, và chịu tự xét lại mình, có thể chúng ta sẽ phát hiện được trước khi lìa đời rằng có biết bao điều đáng giá không kể xiết hiện diện bên trong tâm trí chúng ta. Chúng ta hãy nắm bắt lấy sức mạnh của khả năng nhận thức và tính dễ uốn nắn của thực tại! Cớ sao chúng ta cứ phải đi tìm những cảnh tượng hùng vĩ và xa vời trong khi có những đóa hoa huệ nở rộ ngay bên dưới cửa sổ phòng ngủ của chúng ta? Trong tư thế thường trực kinh ngạc sững sờ trước tính-thơ của cuộc sống, chúng ta có được khả năng nhìn ra thơ trong mọi sự thể, như thể mọi khoảnh khắc đều xứng đáng để có được (và ngầm đòi hỏi) bài thơ của nó. Thơ xét như một nghệ thuật, như một triết lí, như một nhận thức, có quyền lực để làm nên những điều lớn lao trong thế giới. Khúc Ca mà chúng ta cất tiếng hát sẽ không bao giờ được hoàn tất. Nếu bạn tin tưởng rằng điều chủ yếu khiến nhà thơ là nhà-thơ-đúng-theo-nghĩa chỉ là sở hữu riêng tư của nhà thơ đó, bạn hãy bỏ qua những điều tôi đã nói, coi chúng như những mộng tưởng hão huyền, những ý kiến chẳng đem lại kết quả nào. Hầu như thái độ của tôi có thể được đúc kết bằng câu trả lời của thi sĩ Mĩ William Stafford: Khi được hỏi rằng khi nào ông ta trở thành một nhà thơ, ông đáp lại bằng câu hỏi mạnh mẽ và gây đảo lộn này: “Đó thực sự không phải là vấn đề. Vấn đề là khi nào bạn không còn là một nhà thơ?” Có điều gì đó sâu xa và không thể dò ra được trong thơ, mà nó bắt nguồn từ tâm hồn, và nó vốn dĩ vừa là của tôi vừa là của bạn. Thế giới kêu đòi, như vẫn luôn là vậy, rằng phải có nhà thơ của nó – nhà thơ, người hạm trưởng trầm lặng và cung kính của thời đại.

Một trải nghiệm mới trong nghệ thuật vừa được khởi sự. Trước mắt là một chân trời mà lúc nào cũng là của buổi hừng đông, rải đầy những thực tại còn chưa được thể hiện, chúng ta hãy rong buồm ra khơi. “Thời khắc này, như tất cả mọi thời khắc, là thời khắc rất đỗi thích hợp, nếu như quả thật chúng ta biết là phải làm gì với nó.” [21]

Phạm Kiều Tùng chuyển dịch

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.