CHÙM THƠ ĐA NHỊP ĐIỆU: Nguyễn Văn Vũ

 

CHÙM THƠ ĐA NHỊP ĐIỆU
_______________________ 

Nguyễn Văn Vũ

 

Tính liền lạc trong một bài thơ Tân hình thức Việt là một đòi hỏi hàng đầu, nếu không thực hiện được sự liền lạc thì việc bỏ dấu chấm câu và việc vắt dòng sẽ làm cho bài thơ đáng lẻ phải đời thường, dễ hiểu lại trở thành lạ lẫm và khó hiểu. Cho nên, một bài thơ Tân hình thức Việt muốn tạo được hiệu ứng, trước hết phải tạo được sự liền lạc – liền lạc về ý tưởng và liền lạc về câu  chữ; Trong đó liền lạc về ý tưởng tạo ra tính truyện (nội dung), liền lạc về câu chữ tạo ra nhịp điệu. Nghĩa là với một ý tưởng liền lạc, người đọc sẽ  dễ dàng cảm nhận được nhà thơ muốn nói điều gì trong bài thơ, còn liền lạc trong câu chữ, cọng với kỷ thuật lặp lại các ngữ âm bằng trắc… sẽ cho người đọc cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ (nhanh, chậm, vui, buồn…) mà bài thơ muốn diễn đạt.

Có thể nhận thấy một điều nữa, về hình thức, việc thể hiện một bài thơ Tân hình thức Việt cũng giống như trình bày lời của một bản nhạc, chưa hết câu hết ý mà xuống dòng ( vắt dòng ) là việc bình thường, tùy thuộc vào cách bố trí phách nhịp trên mỗi dòng kẽ, nhằm tạo được một hình dạng dễ nhìn, đẹp mắt cho tổng thể chứ không ảnh hưởng gì đến chất lượng, nội đung của tác phẩm. Một điều nữa, chúng ta dùng hình thức của thơ truyền thống để trình bày một bài thơ Tân hình thức Việt thì cũng giống như kết nối hiện tại sinh động với quá khứ mẫu mực hay như cắm một bó hoa thời đại vào một chiếc bình cỗ xưa… vẫn tạo được sự hài hòa thú vị, sự hài hòa thú vị đó ẩn sâu trong hơi thở của thơ Tân hình thức Việt.

 
THẬT MÀ
Đọc xong bản tin tân hình
Thức rồi bỗng nhiên thấy như
Có điều gì mới chạy vào
Con mắt chạy vào trong đầu
Bỗng nhiên muốn nói ra một
Điều gì dễ dàng như thở
Như hát một bài thơ tình
Nho nhỏ hay hát một bài
Dân ca nhẹ nhàng mà mẹ
Đã từng hát ru con ngủ
Khi con nằm khóc trong chiếc
Nôi mây chỉ to bằng một
Cái sàng sàng lúa của bà
Để quên lâu ngày phía sau
Tấm phên mục sau chuồng heo
Và thấy đang viết thật dễ
Dàng như thổi con tu huýt
Thổi cái bóng bay ngày thơ
Hay như đang thở hay như
Đang uống một ngụm nước dừa…
 
NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ CÁI LÒ GẠCH
những người phụ nữ no bùn
đến từ đồng lúa còn trơ gốc rạ
còng lưng kéo những chiếc xe
cọc cà cọc cạch như trâu cày và
những người phụ nữ no lửa
bấm ngón chân trên tháp gạch chông chênh
cong lưng tựa vào cửa lò
than ngàn độ C rừng rực lửa và
những người phụ nữ no nắng
mặt đỏ như vỏ cua chuyền nhau viên
gạch đỏ như vỏ cua lên
chiếc xe cà tàng cà tàng chạy và
những người phụ nữ no hơi
đứng hỏng chân như không trọng lực vì
cả ngày no bùn no lửa
no nắng hết mẹ ca lo ri rồi
cứ như thế ngày nọ qua
ngày kia những người phụ nữ no nê
những nỗi nhục nhằn chồng chất
lên cuộc đời chai cứng như viên gạch
chai cứng dưới chân lò nung
một ngàn độ C không sợ mưa không
sợ nắng như nụ cười sau
tấm khăn che mặt ló ra lạ lùng
lấp lánh giọt mồ hôi câu
chuyện đời ngặt nghẻo cơn gió chiều vô
tư thổi qua lò lửa hun
hút câu chuyện đời vùi trong ánh lửa…
 
NHỮNG TÍCH TẮC
đó là lúc hơi men
tràn ứ vào cơn ác
mộng dìm chết niềm vui
trong tích tắc và chỉ
trong tích tắc cơn ác
mộng va đập vào trái
tim xô em tựa vào
tôi mà bước cho đến
khi không thể bước thêm
được bước nào nữa mà
bước vào cú va đập
hiện hình trong âm bản
câm nín phơi ra cái
đầu xương nứt đôi như
hai nửa xa nhau lâu
ngày gặp lại nhau như
tôi áp vào em dắt
em đi cõng em đi
đến ngày sau tuần sau
hay lâu hơn nữa để
hai nửa xa nhau lâu
ngày gặp lại nhau áp
vào nhau và nhận ra
bên cạnh nỗi đau muốn
chết bao giờ cũng có
một tích tắc hồn nhiên
làm nên điều kỳ diệu
một tích tắc hồn nhiên
làm cho ai muốn chết
cũng không muốn chết nữa…
 
CƠN MƯA
tôi đi về phía cơn mưa
va vào cơn mưa cơn mưa
không thấy tôi tôi thấy cơn
mưa xối xả tóc tai tôi
đầm đìa mớ đời khổ tôi
sủng nước thế là tôi đói
thế là em tôi đói em
ơi hỏng hỏng hỏng em ơi
nhịn nhịn nhịn mà thôi dễ
gì trông mưa là có mưa
trông lụt là có lụt này
em ơi ruộng đồng khô cạn
phù sa sông đen lợm mùi
cá chết thì thôi mưa cứ
mưa lụt cứ lụt chôn hết
xuống mồ mầm mống thối tha
cho phù sa thấm vào đồng
lúa cho anh còn ôm mớ
đời khổ chơi trò cút bắt
với những cơn mưa em à …
 
GHÉT GƠ*
được ghét gơ sẽ rất
thú vị bị ghét gơ
cũng rất thú vị như
cái bóng treo lơ lững
những tiếng ì xèo reo
réo chung quanh nghe có
khi như tiếng nhạc nỉ
non có khi như tiếng
ve ong óng chứ không
êm êm như nhạc thính
phòng hay nhè nhẹ như
tiếng ru à ơi nên
chi hết được ghét gơ
thì sẽ nhớ tiếng ve
ong óng tiếng nhạc nỉ
non nhớ nhớ như nhớ
vị ớt cay cay trong
món cơm hến xứ quê
chảy nước mắt nhưng
rất thú vị nên thật
lòng mong ai nấy đều
được ghét gơ một lần
điên điên như vậy cho
biết ghét gơ là gì
*”Ghét gơ” là từ láy của “Ghét”, làm nhẹ đi cái nghĩa ban đầu của “Ghét”, thường được nghe khi nói chuyện thông thường. Ví dụ như nói “… Thôi bỏ qua đi. Ghét gơ làm chi cho nặng lòng em ơi!… “
 
ĐỜI BỤI
lếch thếch trên những con đường
đầy xe đầy người đầy bụi,
người bán vé số thoát ra
từ cuộc chiến cuối thế kỷ
hai mươi đi dép bằng bàn
tay trái, lắc qua lắc về
như con lắc mất trọng tâm,
chân cẳng để lại đâu rồi
giữa rừng sâu, giữa khe suối
ai nào biết được, sáng ra
lết đi lết đi, chiều tối
lết về lết về, người bán
vé số đi dép bằng bàn
tay trái loay xoay như trái
bóng xì hơi lăn vào ngõ
cụt, nương tựa vào bóng đêm
nghe bầy muổi hát ca, rồi
lăn đi lăn đi vào ngày
qua ngày, đêm qua đêm, lăn
đi lăn đi vào những tháng,
những năm tăm tối trên chiếc
dép mang bằng bàn tay trái,
và bàn tay còn lại thì
cong queo, cong queo những tờ
vé số ế ẩm ngày mưa…
 
TẾT RỒI ĐÓ EM
buông tay ra cho bóng vía
bay khỏi đêm ba mươi, xóa đường chân
trời đi cho mặt trời đừng
ngại ngùng đạp đất sáng mồng một, và
mở toang cánh cửa ra cho
em không ngại ngùng bước vào năm mới,
không nhớ lại những tháng ngày
đen đủi, sẽ không nơi nào làm em
rơi nước mắt, không nơi nào
làm em tủi hờn, hãy bay lên, sợi
dây neo đã buông, chân trời
đã xóa, và cánh cửa tự kỷ đã
mở toang, hãy bay lên nhớ
làm gì những dấu chân lấm bùn sau
cơn lũ quét, những viên đá
cuội đã lăn mất tăm, hãy bay lên,
bay lên đi, đừng quay lại
và đừng khóc, hãy bay lên bay lên
đi, đừng quay lại và đừng
khóc, tết rồi đó em, năm mới thì
phải hơn năm cũ em à!
 
 
LY CÀ PHÊ VỈA HÈ
dưới mỗi ly cà phê
phơi đáy một tờ năm
ngàn thẳng thớm như tờ
lịch ngày rút ra từ
mớ ký ức cũ kỹ
cất dấu những câu chuyện
đời thường câu chuyện có
một đầu dây cột vào
những cánh diều hài hước
gặp cơn hào hứng trào
lên theo ngụm cà phê
đắng nổ ra nổ ra
những tràng cười phập phồng
cánh mũi con chim nhỏ
buổi sáng tập hót trên
cành long não gõ nhịp
gõ nhịp như mùa đến
mùa đi dọc con đường
xe máy tràn lan nuốt
chững lòng đường người đi
bộ mắt tròn xoe muốn
hỏi cớ gì những người
đàn ông trộn bụi trộn
đường trộn tiếng còi xe
trộn mùi bánh mì nướng
và trộn câu chuyện tiếu
lâm vào ly cà phê
buổi sáng cớ gì vậy…
 
Tranh bài: PIET MONDRIAN (1872-1944)
Farm Near Duivendrecht, 1907 (oil on canvas)

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

Kiều Maily: Thơ Thời sự

MƯỜI BÀI THƠ TÂN HÌNH THỨC THỜI SỰ _____________________________________ Kiều Maily I LỜI...

TUẦN THƠ 39: THÓI ĐỜI

Sáng tác xin gửi về Diễn đàn hoặc email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com...

MỐI CÁM DỖ LỚN LAO CỦA HƯ VÔ

Mối Cám Dỗ Lớn Lao Của Hư Vô_PKT Mối Cám...

LỜI NÓI VÀ NHỮNG KỶ NIỆM

LỜI NÓI VÀ NHỮNG KỶ NIỆM “Tôi yêu những cái...

NHẬN XÉT VỀ BLANK VERSE

Sự chuyển hóa, tiếp nhận và thực hành thơ là quá trình vỡ đất, gieo trồng mầm hạt. Tân Hình Thức như một ý niệm về thân xác, phả linh hồn vào, tạo ra sự sống, và như vậy, nhà thơ phải dùng trực giác, liên kết những yếu tố, như những phần trong cơ thể, từ đó chở cái hồn thơ, và làm bài thơ thành hiện thực. Một lý do nữa là TC Thơ chưa cung cấp đủ thông tin để chúng ta có thể hình dung ra được những ý niệm toàn thể.

Lenin: Một nghiên cứu về sự thống nhất tư tưởng của ông.

Georg Lukacs | 1924 First published: by Verlag der Arbeiterbuchhandlung,...

Related Articles

Expanding Nietzsche’s Theory of Art

Mở rộng lý thuyết nghệ thuật của Nietzsche Bởi Bose Anand | ngày 22 tháng 4 năm 2021 The philosopher Nietzsche said: art occurs as a synthesis of...

Five Stages Of Reading Development

5 GIAI ĐOẠN CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH Bởi Pamela Beers | ngày 05 tháng 6 năm 2006 Learning to read doesn't just happen. It has to be taught through...

Đất nước vào thu

Tản văn của Nguyễn Tự Lập Vậy là thêm một năm nữa - có lẽ năm thứ hai rồi phải không anh? Đất nước vào...