Nhà thơ Trầm Phục Khắc lại để ý tới vấn đề ngôn ngữ thơ. Anh cho rằng bài thơ Những Tòa Nhà gần với ngôn ngữ thơ tân hình thức hơn cả, còn các bài khác vẫn còn là ngôn ngữ trừu tượng (có thể là cả nội dung nữa) của thơ tự do. Nhưng thế nào là ngôn ngữ thơ tân hình thức? Ngay nhà phê bình Đặng Tiến cũng từng đặt câu hỏi: “Cao đẹp thay dụng tâm đưa lời thường và đời thường vào thơ. Khốn nỗi, đời thường, ai biết là đời nào?” Ngôn ngữ đời thường chính là phóng chiếu từ những câu nói và sinh hoạt đời sống thường ngày.
Căn bản so sánh của Robinson cho thơ hiện đại là những thành đạt vĩ đại của Whitman, càng trở nên rõ ràng hơn nếu chúng ta để bài thơ “Oh for a poet – for a beacon bright” cạnh bài thơ “Walt Whitman,” của ông, bắt đầu với câu “Bài-hát-(của)-bậc-thầy đã chấm dứt” (The master-songs are ended) – chấm dứt với cái chết của Whitman.
Trong sáng tạo nghệ thuật, ở lĩnh vực nào cũng vậy, đều có quy luật này: sự thay thế của các mô hình. Một mô hình nghệ thuật ra đời, tồn tại và phát triển, đến một lúc nào đó, nó tự rắn lại trong các nguyên tắc mà chính nó đề ra. Đến lúc này, nó buộc phải được tiếp sức bởi nhiều cách thức khác nhau để sao cho vừa làm mới chính mình vừa không bị đánh mất mình.
Tâm ý là tập thơ của hai tác giả Phạm Quyên Chi (hội viên Hội VHNT Bình Định) và Hường Thanh do NXB Thuận Hóa vừa ấn hành. Đây là tuyển tập thơ đầu tiên in chung của các tác giả này. Tập thơ theo hướng đi của thơ Tân hình thức, nghiêng về phát triển tính truyện trong thơ.