Gặp nhau để ăn mừng việc xuất bản tuyển tập trên, chúng tôi hai đứa nguệch ngoạc bản sơ thảo của tuyên ngôn này trên một tờ giấy ăn trong một quán lau ở tiểu bang New Orleans, Hoa Kỳ.
Trong sáng tạo nghệ thuật, ở lĩnh vực nào cũng vậy, đều có quy luật này: sự thay thế của các mô hình. Một mô hình nghệ thuật ra đời, tồn tại và phát triển, đến một lúc nào đó, nó tự rắn lại trong các nguyên tắc mà chính nó đề ra. Đến lúc này, nó buộc phải được tiếp sức bởi nhiều cách thức khác nhau để sao cho vừa làm mới chính mình vừa không bị đánh mất mình.
Sự chuyển hóa, tiếp nhận và thực hành thơ là quá trình vỡ đất, gieo trồng mầm hạt. Tân Hình Thức như một ý niệm về thân xác, phả linh hồn vào, tạo ra sự sống, và như vậy, nhà thơ phải dùng trực giác, liên kết những yếu tố, như những phần trong cơ thể, từ đó chở cái hồn thơ, và làm bài thơ thành hiện thực. Một lý do nữa là TC Thơ chưa cung cấp đủ thông tin để chúng ta có thể hình dung ra được những ý niệm toàn thể.
Chưa bao giờ, đọc một tiểu luận về thơ mà sự ám ảnh của nó đối với tôi mạnh mẽ đến thế!? Ý tưởng réo gọi ý tưởng, tập tiểu luận là công trình nghiên cứu công phu, nghiêm cẩn và sâu sắc về thơ, trong đó có thơ Tân hình thức đã cuốn hút, dẫn dụ tôi đi vào “ma trận” của những suy niệm về thơ mà ở đó, tưởng đâu gặp những diễn ngôn tắt tị, rối rắm, mơ hồ, nhiều khi đến khó hiểu như vẫn thường gặp ở một số bài nghiên cứu, lý luận, phê bình về thơ. Nhưng không, khi đọc tập tiểu luận Vũ điệu không vần của nhà thơ Khế Iêm, tôi luôn bắt gặp ở đó những suy tưởng chứa đầy sắc hương và ánh sáng. Đó là thứ hương sắc của tâm hồn, của cảm xúc và ánh sáng của trí tuệ với những luận giải về thơ đầy chất triết luận và một tình yêu thơ ca mãnh liệt, thể hiện một khao khát cháy bỏng về hành trình đổi mới thơ Việt mà thi nhân xem đây như một sứ mệnh được lịch sử thi ca dân tộc giao lại cho thế hệ mình.