NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT

Ảnh hưởng văn hóa Pháp, những nhà thơ thời Thơ Mới không thể mang ngôn ngữ và những thể thơ Pháp du nhập vào thơ Việt, mà chỉ dùng những cảm xúc lãng mạn và ngôn ngữ tượng trưng tiếp nhận từ thơ Pháp, hóa giải luật lệ khe khắc của thơ Đường, chuyển những thể thơ ngũ ngôn, thất ngôn thành những thể thơ 5 chữ, 7 chữ thuần Việt.

Khế Iêm


Từ trước tới nay người đọc thường hiểu sai lệch thơ Tân hình thức Việt, vì đọc và phán đoán qua những sáng tác. Có lẽ vì phần lý thuyết chưa hoàn tất để có được những tiêu chuẩn hay, mặt khác, ngay cả những người làm thơ cũng không chịu tìm hiểu tới nơi tới chốn, quan điểm và cách làm thơ, nên đa số sáng tác chưa đúng thơ Tân hình thức Việt. Bây giờ, phần lý thuyết đã hoàn tất, gồm hai tập tiểu luận “Vũ điệu không vần” (2011), “Tân hình thức, nghĩ về cách làm thơ” (2016) và một tiểu luận về những chức năng sáng tạo trong não bộ, “Thơ và không thơ” (2017), giúp bổ túc cách sáng tác và tìm kiếm nội dung thơ. Tiêu chuẩn một bài thơ hay cũng đã có. Cái hay của thơ Tân hình thức Việt là cái hay của ý tưởngnhịp điệu. Ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, nhưng nhịp điệu và ý tưởng phải mới mẻ và sâu sắc. Cũng cần nhắc lại, thơ Tân hình thức Việt nối kết giữa quá khứ và hiện tại – quá khứ như một nửa giấc mơ được nhớ lại – giữa truyền thống và hiện đại, giữa nền văn hóa này và nền văn hóa khác, theo quan điểm Tân chiết trung.

Bốn đặc điểm nổi bật của thơ Tân hình thức Việt: dùng lại các thể thơ truyền thống, cách tạo nhịp điệu, cách làm thơ, và sáng tác với tòan thể não bộ.

Thơ Tân hình thức Việt dùng lại các thể thơ Việt, 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ lục bát, thêm những yếu tố như vắt dòng, lập lại, tính truyện ngôn ngữ đời thường. Vắt dòng vừa giữ cho bài thơ đúng hình thức của các thể thơ, vừa có tác dụng vắt ý tưởng từ dòng này qua dòng khác, làm cho liền lạc với nhau, hình thành tứ thơ hay tư tưởng trong thơ. Tính truyện có nghĩa là nối kết những ý tưởng với nhau, không rời rạc hay đứt đoạn như trong thơ tự do, và cũng có nghĩa là kể truyện. Ngôn ngữ đời thường được hiểu như dùng ngôn ngữ thông thường, để diễn đạt cuộc sống. Ba yếu tố trên cùng với kỹ thuật lập lại, phối hợp thành nghệ thuật thơ Tân hình thức Việt. Tuy nhiên, kỹ thuật lập lại, là yếu tố chủ chốt, hình thành nhịp điệu thơ, được tái định nghĩa như sau, ”lập lại những chữ kép (bằng trắc) phân phối vừa đủ trong bài thơ” để tạo nhịp điệu. Cả ngàn năm trước, từ Đông sang Tây, con người đã rút tỉa kinh nghiệm để tạo ra những thể thơ, giúp người làm thơ phát huy tài năng của họ. Thơ Đường, bằng bằng, trắc trắc, và thơ tiếng Anh, không nhấn, nhấn, tạo nhịp điệu bằng cách lập lại, xen kẽ những âm thanh mạnh nhẹ trong một dòng thơ. Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm, chữ kép (hai chữ) có âm thanh bằngtrắc, tương đương với đơn vị âm thanh iambic (không nhấn, nhấn) của thơ thể luật tiếng Anh. Nếu thơ thể luật tiếng Anh, tiêu biểu là dòng thơ iambic pentameter, tạo nhịp điệu bằng cách lập lại những đơn vị âm thanh (không nhấn, nhấn), 5 lần trong một dòng thơ, thì thơ Tân hình thức Việt tạo nhịp điệu bằng cách lập lại những đơn vị âm thanh bằng trắc (chữ cặp đôi) ở bất cứ chỗ nào trong bài thơ. Vì thế nhịp điệu thơ Tân hình thức Việt luôn luôn thay đổi và sinh động, không bị nhàm chán.

“Trường hợp, do thói quen tình cờ, một người làm thơ thường sáng tác vào những lúc nửa thức nửa ngủ, chuyện gì sẽ xảy ra? Trong khoảng thời gian đó, chúng ta tránh được sự can dự quá nhiều của tâm trí – khi suy nghĩ về thơ, chúng ta có thể dùng tâm trí để lý luận, tìm kiếm kiến thức, nhưng khi sáng tác chúng ta cần thóat khỏi những ràng buộc của tâm trí. Mỗi thể loại thơ có cách làm thơ khác nhau, thơ vần điệu dựa vào cảm xúc, thơ tự do dùng tâm trí, còn thơ Tân hình thức kết hợp giữa cảm xúc và tâm trí. Khi làm thơ, trong trạng thái lơ mơ giữa thức ngủ đó, chúng ta phải tìm cách nhớ lại những câu chữ vừa mới sáng tác, bằng cách đọc lên (đọc thầm trong đầu), và đọc đi đọc lại nhiều lần, vì không có sẵn giấy bút để ghi lại. Khi sáng tác thơ vần điệu, người ta ngâm nga, mục đích làm những âm thanh bằng trắcvần, nhịp nhàng với nhau, để tạo nhạc tính. Thơ tự do viết và sửa đi sửa lại trên trang giấy (đa số những nhà thơ tự do nổi tiếng, đều sửa đi sửa lại thơ họ). Còn thơ Tân hình thức, nếu không đọc lên thì làm sao phối hợp những âm thanh bằng trắc và những chữ lập lại trong bài thơ để tạo thành nhịp điệu? Những chữ kép lập lại đóng vai trò như vần trong thơ vần điệu, nhưng rải ra khắp bài thơ, nên không rơi vào sự đều đặn, hạn chế như vần ở cuối giòng của thơ vần điệu. Điều này làm cho nhịp điệu trong thơ Tân hình thức Việt phong phú và khác biệt, nơi từng bài thơ và từng người làm thơ, đẩy tới nhiều mức độ khác nhau, từ trầm lắng đến sôi nổi. Nhưng dù ở mức độ nào, người đọc cũng phải nhận ra được nhịp điệu thơ.

“Câu chuyện trên rút ra kết luận: Không có gì bắt buộc chúng ta phải sáng tác trong lúc ngủ, mà có thể sáng tác bất cứ lúc nào cảm thấy có hứng khởi, ban ngày cũng như ban đêm, lúc thức cũng như lúc ngủ. Trong trường hợp này, hành động đọc đi đọc lại nhiều lần, không phải để nhớ, mà để hình dung ra nhịp điệu của thơ. Và việc ghi lại trên giấy mới có tác dụng để nhớ.  Khi đọc, và đọc đi đọc lại, sẽ hạn chế sự nghĩ của tâm trí, và bài thơ tiến hành theo những cảm nhận tự nhiên, chứ không phải từ những sắp xếp của lý trí. Sự ghi lại trên giấy khi bài thơ hoàn tất, chẳng khác nào quay trở lại một truyền thống mới là chữ in trong thời đại mà chữ in đang dần dần bị lãng quên, có lẽ là điều mà nhà thơ Frederick Turner gọi là ‘Truyền thống mới cái đẹp xưa’ chăng?” Trích, “Nhịp điệu thơ Tân hình thức Việt trong tiến trình sáng tác”.

Mục đích luật tắc của Tân hình thức là tạo nhịp điệu thơ. Nếu bài thơ đọc lên, nghe âm hưởng của văn xuôi, là bởi người làm thơ theo cách viết trên giấy của thơ tự do, rồi đếm chữ xuống dòng. Nhịp điệu bài nào cũng hao hao giống nhau, vì đó là nhịp điệu văn xuôi. Còn nếu làm theo cách của thơ Tân hinh thức, sẽ tạo được nhịp điệu thật sự cho thơ, không bài nào giống bài nào. Đến đây, có ba điểm cần ghi nhận: 1/ ngôn ngữ thông thường trong thơ Tân hình thức còn có tác dụng dễ nhớ; 2/ bài thơ chỉ được ghi lại trên trang giấy, sau khi hoàn tất; 3/ “đếm chữ xuống dòng” là khâu cuối cùng, dùng để chỉnh sửa, sau khi bài thơ đã làm xong. Lúc đó, chúng ta mới quyết định xem phải dùng thể thơ nào cho phù hợp với nhịp điệu bài thơ. Thể thơ 5 chữ cho nhịp điệu nhanh, 7 chữ cho nhịp điệu vừa, và lục bát cho thơ kể chuyện.

Nhưng cách làm thơ Tân hình thức có khó không? Dễ không dễ, khó không khó, chẳng qua là do thói quen. Cách làm đó không đơn thuần là lý thuyết xuông, mà do kinh nghiệm của người viết. Tôi làm thơ vần điệu, thơ tự do, và Tân hình thức, tất cả đều làm theo cách đọc thầm trong đầu. Nhưng ngay cả thơ tự do, với những bài thơ ngắn, cũng có nhịp điệu rất mạnh. Và sau này, Tân hình thức là dòng thơ quan tâm tới nhịp điệu, nên tôi thấy đó là cách làm thơ thích hợp nhất. Vấn đề bây giờ là sự khao khát đổi mới của những nhà thơ tham gia sáng tác thơ Tân hình thức, có đủ mạnh để thay đổi thói quen đã được lập trình trong tiềm thức hay không. Và nếu thật sự muốn, phải làm sao để cách làm và lý thuyết thơ Tân hình thức nằm được và thay thói quen cũ trong tiềm thức (người làm thơ không còn bị ám ảnh và bận tâm tới những cái khung và kỹ thuật thơ), lúc đó khả năng sáng tạo mới có thể bộc phát và thành thơ. Để được như thế, phải nghiền ngẫm và ngấm dần qua năm tháng (ở thời đại internet, thói quen đọc lướt, thoáng qua rồi quên, ít ai chịu tìm hiểu kỹ điều gì). Vì trong tiềm thức chúng ta là cả một dãy trường thành những thói quen, thói quen nghĩ và làm thơ cũ, khó có thể vượt qua?

Người làm thơ trước khi làm thơ Tân hình thức có thể họ đã là những nhà thơ vần điệu hay tự do. Khi tham gia thơ Tân hình thức, nếu thấy không hợp, họ có thể trở về với vần điệu hay tự do. Thực tế, đâu có ai vừa làm thơ vần điệu vừa làm thơ tự do, vì như thế sẽ chẳng đi đến đâu, mỗi dòng thơ có cách làm khác nhau. Nhưng khi đã dấn thân vào con đường thơ Tân hình thức, họ phải thôi làm thơ vần điệu hay tự do. Lý do, thơ Tân hình thức sẽ bị vướng vào vần điệu của thơ vần, hoặc làm thơ theo cách nghĩ của thơ tự do. Như vậy sẽ làm hỏng thơ Tân hình thức, và sớm hay muộn gì cũng rơi vào bế tắc. Dĩ nhiên, chúng ta không thể bỏ ngay cách làm thơ cũ, nhưng thay đổi từ từ cho tới khi quen dần. Chẳng hạn, ghi xuống trên giấy từng đoạn thơ, rồi tiếp tục làm theo cách đọc thầm trong đầu, cho đến khi bài thơ hoàn tất. Tuy nhiên, dù biết cách tạo nhịp điệu, nhưng nếu ý tưởng yếu kém cũng khó thành công. Chúng ta cần phải nuôi dưỡng ý tưởng trong đầu, và tìm kiếm nội dung cho thơ.

“Theo khám phá những chức năng của não bộ, sáng tạo trong thơ là sự kết hợp giữa bán cầu não trái và phải, liên quan đến hoạt động của toàn thể não bộ. Trong suốt quá trình, cả khía cạnh lý trí và cảm xúc phải làm việc toàn diện với nhau. Thơ vần điệu sáng tác nghiêng về bán cầu não phải, với nhạc tính, nhịp điệu, cảm xúc, trong khi thơ tự do nghiêng về bán cầu não trái với ngôn ngữkiến thức. Trong thơ thể luật tiếng Anh, dù có vần hay không vần, vì là ngôn ngữ đa âm, với kỹ thuật vắt dòng, người làm thơ có tài năng vẫn có thể kết hợp hai bán cầu não với nhau. Trong khi thơ vần điệu Việt, không thể vắt dòng, vần ở cuối dòng giống như bức tường ngăn cản hai bán cầu não thông thương với nhau, thơ hoàn toàn sáng tác với bán cầu não phải. Thơ tự do, vì là dòng thơ trí tuệ, dĩ nhiên phải sáng tác theo bán cầu não trái. Thơ Tân hình thức Việt sáng tác với cả hai bán cầu não, nên khó cũng là điều đương nhiên.

“Nhưng chúng ta chỉ mới biết những chức năng của não bộ mới đây, nên những nhà thơ Tân hình thức Việt chưa vận dụng được khả năng sáng tạo  và phối hợp những yếu tố thơ trong bán cầu não phải  như tưởng tượng, cảm xúc, trực giác, nhịp điệu, vần ... Đồng thời cũng chưa ý thức được tầm quan trọng của kiến thứctư duy nghệ thuật trong việc phát triển nội dung thơ. Bây giờ, nếu kết hợp giữa cách làm thơ Tân hình thức và những chức năng não bộ trong sáng tạo, giữa nghệ thuật thơ và đời sống thực tại, giữa “kiến thức và kinh nghiệm trong tiềm thức”, như ý kiến của Jesper, chúng ta hy vọng sẽ có được những nhà thơ Tân hình thức thực sự. Cụ thể hơn, thơ khẩn thiết cần một nội dung mới.

“Thơ không thể đổi mới, nếu không thay đổi cả hình thức lẫn nội dung. Vì nội dung là xương sống của bài thơ, ở đây là kiến thức. Theo Kant, kiến thức là cái gì đó được tạo ra bởi tâm trí, bằng cách lọc cảm giác thông qua các công cụ hiểu biết. Thiếu kiến thức, người làm thơ không thể phát hiện những ý tưởng mới trong những biến cố và sự việc thường ngày. Kiến thức và trực giác là sức mạnh trong tâm thức, tiếp cận với thực tại, tạo nên ánh sáng lóe trong nội tâm.” Trích, Thơ và không thơ.

Thời hiện đại, bắt đầu với thơ tự do Mỹ và trường phái Tượng trưng Pháp, văn học và hội họa quan tâm tới những thay đổi về phong cách (làm mới) hơn là nội dung, như các trường phái hội họa Ấn tượng, Lập thể, Trừu tượng … các trường phái thơ hậu hiện đại Mỹ Black Mountain, thơ Ngôn ngữ … tiểu thuyết mới Pháp … Nhưng thơ Tân hình thức Việt nối kết truyền thống (cảm xúc và nhịp điệu thuộc bán cầu não phải) và thơ tự do (kiến thức, trí tuệ thuộc bán cầu não trái), quan tâm tới cả hình thức lẫn nội dung. Kiến thứctư duy nghệ thuật là những yếu tố cơ bản giúp nhà thơ tìm kiếm nội dung thơ. Và như vậy, cách làm thơ và khám phá những chức năng não bộ trong sáng tạo (tiểu luận Thơ và không thơ) đã kết hợp với nhau và làm thành lý thuyết thơ Tân hình thức Việt, đáp ứng nhu cầu người làm và đọc thơ, từ dễ đến khó, từ đơn giản tới phức tạp.

Sự khám phá những chức năng sáng tạo trong não bộ, kết hợp hai bán cầu não trong sáng tác, lại phù hợp với cách làm và lý thuyết thơ Tân hình thức. Thơ thể luật (hay vần điệu) đã có cả ngàn năm, thơ tự do cũng có lịch sử hơn trăm năm, mỗi loại thơ đều có cái hay của nó, ai thích thì làm, vì mục đích của thơ là mang lại niềm vui cho người làm và đọc thơ. Thơ Tân hình thức chỉ cung cấp thông tin, đáp ứng nhu cầu cho những ai thật sự muốn thay đổi thơ.  Nhưng nếu muốn thay đổi, phải hiểu rõ tường tận từng thể loại thơ. Đặc biệt, thơ tự do xuất phát từ Mỹ với hàng loạt những phong trào tiền phong, và thơ thể luật tiếng Anh, với từng bước cải đổi có bài bản và học thuật. Thơ Tân hình thức Việt nối kết và trầm tư nhiều thể loại thơ, rút tỉa một số nguyên tắc căn bản để làm thơ, từ đó, trong tiến trình của sáng tạo, sẽ còn vô số những phát kiến không ngừng, làm phong phú cho thể loại thơ này.

Tái bút
Một đặc điểm khác cũng cần nhấn mạnh để tránh gây ngộ nhận: Tiếng Việt, đơn âm và tiếng Anh, đa âm, là hai hệ thống ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau. Vì thế những thể thơ và luật tắc thơ cũng khác nhau. Những ngôn ngữ cùng một hệ thống, có thể có chung những thể thơ và luật tắc thơ. Thí dụ, thơ Việt có thể tiếp nhận những thể thơ và luật bằng trắc trong thơ Đường của Trung hoa. Trong khi các nước như Ý, Pháp, Anh lại có chung những thể thơ sonnet, ballad … và luật thơ, chỉ khác, tiếng Anh là tiếng trọng âm nên trong luật thơ âm ngắn (thơ Pháp và Ý) được thay bằng âm nhấn (thơ Anh) và âm dài được thay bằng âm không nhấn.

Nhưng kỹ thuật thơ như vần, lập lại các âm tiết để tạo nhịp điệu, hay vắt dòng của thơ ở ngôn ngữ  đơn hay đa âm đều giống nhau.

Ảnh hưởng văn hóa Pháp, những nhà thơ thời Thơ Mới không thể mang ngôn ngữ và những thể thơ Pháp du nhập vào thơ Việt, mà chỉ dùng những cảm xúc lãng mạn và ngôn ngữ tượng trưng tiếp nhận từ thơ Pháp, hóa giải luật lệ khe khắc của thơ Đường, chuyển những thể thơ ngũ ngôn, thất ngôn thành những thể thơ 5 chữ, 7 chữ thuần Việt.

Bây giờ, Thơ Tân hình thức Việt cũng không thể mang nguyên si những thể sonnet, ballad hay luật iambic pentameter (không nhấn, nhấn lập lại 5 lần trong một dòng thơ 10 âm tiết) của thơ tiếng Anh vào thơ Việt. Nhưng những nhà thơ Tân hình thức đã dùng kỹ thuật vắt dòng (của thơ thể luật tiếng Anh), bỏ vần ở cuối dòng thơ của những thể Thơ Mới truyền thống như 5 chữ, 7 chữ, lục bát, biến những thể thơ này thành những thể thơ không vần.

Như vậy, nếu Thơ Mới dùng ảnh hưởng thơ Pháp để thay đổi những luật tắc của thơ Đường cho phù hợp với ngôn ngữ và thơ Việt, thì một lần nữa, thơ Tân hình thức tiếp nhận những yếu tố của thơ thể luật tiếng Anh và thơ tự do Mỹ, thay đổi những thể thơ có vần của Thơ Mới thành những thể thơ không vần, đáp ứng nhu cầu diễn đạt của thời đại.

Tháng 9, 2017

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

NGÔN TỪ NÓI / THƠ SLAM

NGÔN TỪ NÓI / THƠ SLAM ________________________ Lisa Martinovic Lời người dịch:...

TẾT Ở NEW YORK

Giới thiệu Diễn Đàn thơ Tân hình thức Việt _____________________________ Khế...

Tình dục, Chiến tranh Entropic và Khoa học Không cân bằng Thế kỷ 20

Sexuality, Entropic Warfare and Unbalanced 20th Century Science /  Tình dục,...

NGƯỜI ĐI NHẶT LÁ RỪNG

Đinh Thị Trang Tập thơ “Người đi nhặt lá rừng”...

TUẦN THƠ 25: ĐỊNH NGHĨA

THƠ KHẾ IÊM - ĐỊNH NGHĨA NGẮN NHÀ THƠ TÂN HÌNH THỨC Họ chừng như sống một đời sống bên ngoài bình thường nhưng bên trong luôn luôn bất bình thường chẳng phải vì vậy mà họ không ngừng phát hiện những điều mới lạ mới lạ bất bình thường nơi những sự vật bình thường thế giới hỗn loạn tranh chấp chiến tranh chẳng phải từ họ bởi họ mãi bận tâm tìm kiếm thực tại bên trong họ phản ánh từ thực tại bên ngoài họ không hẳn bình thường dù bên ngoài bình thường họ là những nhà thơ tân hình thức.

TÂN HÌNH THỨC MỘT THỂ THƠ MANG TÍNH HỆ HÌNH

Đỗ Lai Thúy | Hà Nội, 18 - 10...

Related Articles

NHẠC RAP: ẨN DỤ & THUYẾT GIÁO

NHẠC RAP: ẨN DỤ & THUYẾT GIÁO ___________________ Christian Béthune Từ biểu tượng đến thực tại, tiền bạc như là bằng chứng và ẩn dụ Trong thế trận...

THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT NAM – SỰ HIỆN DIỆN VÀ TƯƠNG LAI

Trong hoàn cảnh thế giới đang hòa nhập cả về vật chất lẫn văn hóa tinh thần và tâm linh của con người để trở thành một phức thể, văn chương nghệ thuật phải là tiếng nói của tư tưởng cá nhân về cộng đồng, nhân loại, khi sử dụng các hình thức cũ để diễn đạt nội dung mới, bằng các nguyên tắc riêng, các nhà thơ tân hình thức Việt Nam đã không chỉ phát huy được khả năng sáng tạo của người làm thơ mà còn gia tăng khả năng hội nhập với văn hóa, văn học thế giới cho thơ mình. Đưa những nội dung mới vào những hình thức cũ và sử dụng mới các hình thức cũ ấy thực chất cũng là cách sáng tạo hình thức mới, góp phần làm phát triển thơ ca. Đây chính là tinh thần của thơ tân hình thức Việt Nam.

TUẦN THƠ 11: BÀI THƠ CHỦ NHẬT

Đò ơi ... đằng nào thì đò cũng đầy rồi thôi thì đò cứ thế yên tâm mà sang sông đi nấn ná ở lại thì đò cũng có làm gì đò có chờ có đợi có chở thêm được ai đâu thôi thì đằng nào cũng phải rời bến đò cứ sang sông nhường bến lại

Khám phá thêm từ THO VIET

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc