TUẦN THƠ 47: XÂU CHUỖI THƠ: CHIẾC BÓNG BÊN KIA

Mẹ bỏ nhà đi hoang, cha chết, ở với bà, bà chết, hai đứa cháu mồ côi có thể được đưa vào viện mồ côi, hoặc như một phóng sự xã hội, đứa bé trai 6 tuổi ăn xin nuôi đứa em gái 4 tuổi. Câu chuyện tưởng như đã chấm dứt, nhưng không, nó lại mở ra một chiều kích khác của hiện thực ...

XÂU CHUỖI THƠ
CHIẾC BÓNG BÊN KIA
Khế Iêm


 
MẸ KHỔ
Mẹ già đã già ngồi
còng lưng bên gánh hàng
rong nơi góc phố bụi
mờ những bước chân qua
mẹ chờ gì và mẹ
chờ ai không mẹ không
chờ gì và mẹ không
chờ ai ngòai nỗi buồn
canh cánh từ thuở khai
sinh mẹ còn gì và
mẹ còn ai không mẹ
không còn gì mẹ không
còn ai ngòai lũ con
đứa lang bạt kỳ hồ
đầu đường xó chợ đứa
vợ bỏ đi hoang lặn
lội tìm trầm nơi rừng
sâu núi thẳm một sớm
tin về xảy chân đã
thành thiên cổ không ai
nuôi mẹ vậy mẹ nuôi
ai mẹ nuôi lũ cháu
còn thơ mồ côi mồ
cút bữa đói bữa no
trong vòng tay mẹ bà
ơi bà ơi mẹ như
chiếc lá đổi màu năm
cùng tháng tận ngồi đây
kẻ qua người lại không
ai thấy mẹ mẹ không
thấy ai rồi một hôm
mẹ nghe lũ chim non
quang quác đầu nhà kêu
trong hoang sơ mẹ
không kịp về cơn đau
ập đến mang xác mẹ
đi đi đâu về đâu
bà ơi bà ơi ngày
đi vào đêm mẹ không
kịp về mẹ ngồi bên
đường mẹ ngồi chết khô
bên gánh hàng rong người
đi kẻ ở phố vẫn
như xưa chỉ không còn
cuộc đời mẹ khổ bà
ơi bà ơi bà ơi
bà ơi đi đâu về đi.


 
LỜI KỂ NGẮN
“Anh ơi đi đâu vào
đây” người đàn ông bước
vào bóng tối như bóng
tối bước vào đời một
người đàn bà bóng tối
nhập vào bóng tối người
đàn ông nhập vào người
đàn bà, “em chỉ là
một gái giang hồ” bỏ
chồng bỏ con chẳng phải
chồng em là kẻ vũ
phu mà tại em lẳng
lơ rồi sa chân lỡ
bước em lỡ bước sa
chân nhưng thôi sao lại
nói những chuyện cà kê
chồng em em biết anh
ta vô công rồi nghể
cờ gian bạc lận đến
lúc đường cùng nợ nần
chồng chất trốn đi tìm
trầm biệt tăm tích nghe
đâu đã bỏ xác nơi
rừng sâu ôi “ăn của
rừng rưng rưng nước mắt”
cuộc đời chồng em vốn
là phận bạc chẳng phải
tại ai tại khổ quá
đi thôi “anh ơi đi
đâu thì đi” người đàn
ông bước ra bóng tối
như bóng tối bước qua
đời người đàn bà – em
trở về chốn cũ mẹ
chồng em ôi bà mẹ
khổ ngồi chết bên đường
còn ai còn ai những
đứa con thơ mồ côi
thất tán xẻ đàn tan
nghé con ơi con ơi
“đi đâu về đâu”.


 
CUỘC HOÀ ĐIỆU CỦA CHIẾC BÓNG
Tôi là chiếc bóng người đàn
ông tôi có thể đọc tâm
tư mọi người nhưng không ai
đọc được tâm tư tôi tôi
không có tâm tư tôi là
chiếc bóng chiếc bóng không thể
nói với chiếc bóng tôi nói
với con người tôi ở phía
bên kia người đàn ông nhập
vai người chồng bạc mệnh năm
cái đầu chụm vào nhau thành
vòng tròn bên dưới lấp ló
những lá bài sắc màu ôi
anh ta chẳng phải dân tứ
chiến giang hồ gì lỡ vướng
vào trò đỏ đen may rủi
mà cuộc đời vốn là mớ
bòng bong đừng nói nữa đừng
phân bua hai đứa bé ăn
xin từ từ tóp lại giữa
hai cơn đói trên cái phông
gầm cầu bãi rác thu trong
chiếc bóng người đàn bà vẽ
vẽ đi vẽ lại hết chi
tiết này chồng chất lên chi
tiết khác hai số phận hoen
ố trên khung bố thời gian
em gá nghĩa với chồng em
chẳng qua may rủi rủi nhiều
hơn may đừng nói nữa đừng
khóc than người đàn ông lắng
nghe đâu đó câu chuyện như
đời mình đọc lại đời mình
những đứa con và bà mẹ
khổ thấp thoáng trong không gian
người chồng cờ gian bạc lận
tôi là chiếc bóng tôi là
người kể chuyện bằng ngôn ngữ
bóng tối người đàn ông là
bản sao người chồng và người
đàn bà là kẻ buôn chuyện
bản sao nhân vật –  vợ bỏ
đi hoang chẳng hề trở về
chốn cũ câu chuyện còn lại
toàn những bản sao tôi là
chiếc bóng bản sao của những
bản sao tôi là kẻ chết
một hồn ma.


Lời dẫn: Mẹ bỏ nhà đi hoang, cha chết, ở với bà, bà chết, hai đứa cháu mồ côi có thể được đưa vào viện mồ côi, hoặc như một phóng sự xã hội, đứa bé trai 6 tuổi ăn xin nuôi đứa em gái 4 tuổi. Câu chuyện tưởng như đã chấm dứt, nhưng không, nó lại mở ra một chiều kích khác của hiện thực … Người đàn ông nhập vai người chồng, người đàn bà nhập vai người vợ, còn chiếc bóng gồm ba nhân vật, là người kể chuyện, người đàn ông, và là người ở phía bên kia, người chồng.


Paper cover: Lenora: Scanno, in the region of Abruzzo, Italy
http://indulgy.com/post/H8kFZRDLh1/katie-holten-trees-of-the-usa-vi-eastern-regio
 

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

ĐỌC – DIỄN THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT

BIỂN BẮC ĐỌC - DIỄN THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT Bước...

CHÙM THƠ ĐA NHỊP ĐIỆU: Nguyễn Văn Vũ

  CHÙM THƠ ĐA NHỊP ĐIỆU _______________________  Nguyễn Văn Vũ   Tính liền lạc...
00:25:02
01:52:57

Đến với bài thơ hay: Ánh sáng soi sáng bức tranh quê đầy màu sắc

Trần Thắng   Tháng mười ở quê   Nắng có mùi rơm rạ Tháng...

‘VŨ ĐIỆU KHÔNG VẦN’ VÀ NHỮNG SUY NIỆM VỀ THƠ TÂN HÌNH THỨC

Chưa bao giờ, đọc một tiểu luận về thơ mà sự ám ảnh của nó đối với tôi mạnh mẽ đến thế!? Ý tưởng réo gọi ý tưởng, tập tiểu luận là công trình nghiên cứu công phu, nghiêm cẩn và sâu sắc về thơ, trong đó có thơ Tân hình thức đã cuốn hút, dẫn dụ tôi đi vào “ma trận” của những suy niệm về thơ mà ở đó, tưởng đâu gặp những diễn ngôn tắt tị, rối rắm, mơ hồ, nhiều khi đến khó hiểu như vẫn thường gặp ở một số bài nghiên cứu, lý luận, phê bình về thơ. Nhưng không, khi đọc tập tiểu luận Vũ điệu không vần của nhà thơ Khế Iêm, tôi luôn bắt gặp ở đó những suy tưởng chứa đầy sắc hương và ánh sáng. Đó là thứ hương sắc của tâm hồn, của cảm xúc và ánh sáng của trí tuệ với những luận giải về thơ đầy chất triết luận và một tình yêu thơ ca mãnh liệt, thể hiện một khao khát cháy bỏng về hành trình đổi mới thơ Việt mà thi nhân xem đây như một sứ mệnh được lịch sử thi ca dân tộc giao lại cho thế hệ mình.

Keki N Daruwalla: The Poet and Novelist

KEKI N. DARUWALLA THE POET AND NOVELIST by ASHA VISWAS...

Related Articles

THƠ SONG NGỮ FREDERICK TURNER

THƠ SONG NGỮ FREDERICK TURNER Translated into Vietnamese by Khế Iêm SALVAGE Imagine you have built a house on sand, and all our houses yet are built on...

NHÀ THƠ TRONG THỜI ĐẠI VĂN XUÔI

NHÀ THƠ TRONG THỜI ĐẠI VĂN XUÔI Dana Gioia Như Ezra Pound vẫn nói, nếu thơ tượng trưng cho “hình thức cô đọng nhất của diễn...
00:25:02

Red Deer poet, farmer and war veteran remembered in award-winning documentary film – Red Deer Advocate

LANA MICHELIN | Ngày 18 tháng 8 năm 2021 A new documentary about late Red Deer war veteran and poet-farmer Joseph Young is airing on Telus...