TUẦN THƠ 50: THƠ XUÂN THỦY

"Thơ có lẽ không sinh ra để nhân xét định giá hay hay dở, thơ cốt chỉ là thơ là đủ, dẫu sao thơ là sự chia sẻ từ bên trong ra bên ngoài vì thế vai trò người đọc là không thể bỏ qua, cái thú của người đọc là câu chuyện được dẫn dắt bởi chính sự hiểu biết của người đọc và đồng cảm được với tác giả dù là mỗi cá nhân đang ở vị thế cung bậc nào đi nữa... con người vẫn ở bên cạnh con người... bởi lẽ thật làm chủ ngôn ngữ và cảm xúc, tình cảm của chúng ta không bị biến dạng theo bất cứ hình thức nào. Một tự do khác, tân hình thức không phải là tôn giáo vì người làm thơ không định danh được cho thể thơ này, nó không có hình thức nào mà biến đổi như 1 giọt nước của cảm xúc." Xuân Thủy

THƠ XUÂN THỦY


TẬN CÙNG

Phận người y như những vần thơ
cũ chứa những nỗi cũ đau đau
mà đau tới tận cùng nếu như
tôi là một người đang ở tận
cùng mà mỗi người sinh ra cũng
đều có ít nhất một cái tận
cùng để rồi muốn thoát ra mà
không thể nào thoát ra được như
một nền thơ cũ cứ loay hoay
không thể nào thoát ra như cái
nghèo có làm người ta có đi
ăn cướp không tận cùng cái đói
người ta có đi xin ăn không
nếu tôi cũng có cái tận cùng
mà không ngôn từ nào nói ra
cái tận cùng không ai hiểu một
phận người y như những vần thơ
cũ chứa những nỗi cũ đau đau
mà đau tới tận cùng không hiểu
tại sao con người ta sinh ra
mà khổ đau đến thế còn tôi
thoát thai mà vẫn khổ đau khổ
đau không vì không thoát thai được
mà vì thoát thai rồi không làm
gì được trong một thế giới chưa
ai thoát thai hay đã thoát thai
như ai ai cũng đều có cái
tận cùng của riêng mình


 MẤT CHÌA KHÓA

chiếc chìa khóa
số phận nó
phải chia lìa
như nàng … hay
hay … nỗi nhớ
có thể không
thể nào … bất
lực … hay vì
tôi quên chiếc
chìa khóa ví
như quên nàng
vì chiếc chìa
khóa nên phải
chia lìa còn
lại chỉ là nỗi
nhớ như mẩu
giấy nháp có
thể vứt hoặc
cất đâu đó
chiếc chìa khóa
mất đâu có
mở được cửa
chỉ còn lại
câu chuyện kể
mất chìa khóa
như nỗi nhớ
mất nàng … như
mẩu giấy nháp
có thể vứt
hoặc cất chứ
biết làm gì…
một câu chuyện …

31/01/2015


 GIẤC MỘNG CON

dọn cái bàn lấy
cái giường đang nằm
làm cái bàn làm
việc cho những dự
định lớn hơn cái
bàn chật chật hẹp
làm chật chật hẹp
tay vì chuẩn bị
rước thêm em i7 (*)
7 triệu đồng nữa
về cho những dự
tính lớn hơn nhưng
sợ lại bị trộm …

26/01/2015
(*) 15 – 25 triệu /máy tính mới


 BÀI THƠ CHÀO BUỔI SÁNG

Buổi sáng em giận anh rồi
Em biết không anh vừa ăn
Sáng nghĩ đến em anh chào
Em buổi sáng em không chào
Lại lặng im thôi cứ tưởng
Đêm rồi những cái ác bủa
Vây trên đôi môi màu tím
Đỏ như trái mọng trên cành
Của em chúng không làm em
Đau đấy chứ những đôi môi
Chín đỏ mọng trên cành cao
Cao cao mãi như ngôi sao
Màu lửa như ngôi nhà anh
Vừa mới cất xong ngày xưa
Nhưng đã xưa xưa rồi đã
Cũ cũ giờ tường vôi vữa
Không thơm mùi mới áo em
Bay tung trời lộng gió bên
Hồ Gươm xanh rêu rêu đá
Rêu rêu xanh cụ rùa già
Đã mệt với loài người dị
Dạng đôi chân ưỡn đôi vai
thời gian già cỗi tình yêu
Sói mòn trong nhau cái ác
Bủa vây tình yêu cũ không
Sao mới được không không cái
Thiện ngày xưa đây mà nhưng
Cái thiện bất lực bỏ đi
Như anh bỏ em đi khác
Nào cái ác bủa vây cái
Thiện bỏ đi màu vôi vữa
Cũ để xây ngôi nhà mới
Khu vườn mới đôi môi mới
Ngôi sao mới nhưng không
Có em vì em hoài niệm
Vì em vì em không bay
Theo làn gió thổi …

04/6/2015


ÔI TRỜI ÔI

trời lại làm mưa mưa
đi đâu đây trong gió
chiều lồng lộng một mình
một mình … lặng nghe gió
đi về tiếng chuông ngân
ngân mõ cóc cóc chùa
nghiêng nước đổ xe hơi
đỗ lại một người đi
đi cánh cò bay trên
tháp rùa kêu gõ nắng
bạc đầu keng keng kinh
kinh nhang trầm thắp khói
lan mờ mờ người mờ
mờ âm thanh lặng tiếng
mõ gõ đều đều đều
người người người này người
nọ người kia đi vào
chùa … người ăn xin ở
cổng xe hơi lăn bánh
lăn bánh trong mưa trong
gió bụi nhòa nhòa …

04/6/2015


 ĐỨA TRẺ KHÔNG NHÀ

Đứa trẻ không nhà đi tìm
ngôi nhà không nhà làm
sao tìm được ngôi nhà
nơi nó cất tiếng hát
về ngôi nhà không nhà
làm sao trở về về
đâu trong nỗi khát khao
tan vỡ những ước mơ
tan vỡ trở về về
đâu trong mối tơ tình
rối tinh của đời của
người đang nhìn nó hát
về ngôi nhà không nhà
không ai trả lời không
ai không ai người đang
nhìn nó hát hát về
ngôi nhà không nhà.

29/4/2015


NHỮNG ĐỨA TRẺ GIÀ BÉ

Những đứa trẻ già và
bé bé những con chữ
bé bé trên văn bản
trên tường những dòng thơ
nguệch ngoạc xô lệch là
dòng đời kiếp phận nổi
trôi bao ngàn năm bao
ngàn mây đợi chờ đất
nước đứng đứng lên nào
hỡi lời ca vang vang
nào hát lên nghe hay
hay nghe mùi mùi ai
ai cũng hiểu những gì
đã trôi qua trôi qua
những khổ đau kiếp phận
con con đeo mang gánh
gồng từ sớm mai đến đêm
khuya nằm nghe những lời
ca như giọt nước mắt
rơi giọt mồ hôi đổ
rồi thiếp đi lúc nào
lúc nào cũng thế như
đã tự bao giờ bao
đời vẫn thế ngày ngày
trôi trên đôi vai trên
kiếp người làm và làm
những vì sao xa xăm
không thấy không mơ một
ngày sẽ đến đã và
đã đến nhưng không phải
ai cũng đã và đã
đến khi kể lại ngày
mai người lính từ vùng
chiếm đóng trở về những
dòng thơ nguệch ngoạc.

20/4/2015


NGÀY HÔM NAY

thức dậy anh và em
hay ai đó đánh thức
theo nhịp tách cà phê
ai uống những gánh gồng
tờ mờ sáng gánh gồng
trên đôi vai trĩu nặng
người đàn bà lo cho
lũ con nhốn nháo gánh
gồng cả buổi chiều và
tối gánh hủ tiếu đến
tận ba giờ sáng bán
cho đám công nhân tan
ca đến ba giờ sáng
dọn dẹp dọn dẹp đám
người ăn đêm và hằng
hà sa số những mảnh
đời không ai kể trong
bài thơ trong hơi thở
lờ mờ nghe như vẫn
đang thở than hôm qua
đến hôm nay đến ngày
mai không chán chiếc đồng
hồ vô tri biến con
người thành nô lệ ngày
hôm nay là ngày hôm
qua thức dậy là ngày
hôm nay là ngày mai
huyễn hoặc con người đến
rồi đi đến lời nói
cũng chẳng san sẻ được
cho nhau rồi chết đi
chết đi để lại những
lời vô căn vô cớ …

16/4/2015


 CÓ NHỮNG ƯỚC MUỐN BÌNH THƯỜNG

Tôi không muốn đi làm
nhưng đi làm để mẹ
vui đôi khi đi chẳng
giải quyết được gì thế
rồi mong ở nhà về
nhà đi con đường vòng
xa nhưng vắng hơn có
những ước muốn bình thường
không nói ra cơn gió
nhẹ thổi qua không ồn
ào nhưng chợt buồn vì
trên con đường xa hơn
đó không còn em ở
bên kia con sông chỉ
còn ngôi nhà với kỷ
niệm đã cũ rồi giờ
em đi xa đi xa
như con đường cứ kéo
xa ra ngôi nhà tôi
ở phía bên này sông
rồi vòng lại mới tới
con đường xa hơn không
kẹt xe không khói bụi
không ồn ào có cơn
gió mong về nhà nhưng
không nói ra không nói
ra vì có nói ra
cũng vậy thôi chỉ thấy
con đường đầy gió buổi
sáng trong lành và chiều
về lại đầy những giấc
mơ hạnh phúc thấy mẹ
đang loay hoay lục đục
làm gì đánh vài bản
đàn nho nhỏ nhâm nhi
ly cà phê lẩm bẩm
ca còn tôi quanh tôi đầy
những việc chưa làm xong
loay hoay loay hoay mãi

02/4/2015


 GẶP LẠI EM

Gặp lại em trên con
phố nhỏ lắm người qua
người đi qua nhau tất
nhiên đó không phải như
những lần anh đã gặp
em đến với nhau trong
bình an trong dòng đời
dòng người trôi hôm nay
không biết có phải em
không vì em đâu xấu
thế đằng sau cái khẩu
trang không quen không quen
màu xam xám của thành
phố những con đường anh
đang qua đang nhìn ngắm
tưởng như khi anh nghĩ
đến em nên em mới
hiện ra nhưng đôi bàn
chân nhỏ nhắn ừ gần
giống không đi tất đôi
giày vải tự may như
thường lệ đôi mắt anh
vẫn vậy vẫn khẽ nhìn
như em vẫn khẽ nhìn
có thể đã nhận ra
anh và đang nói về
anh như anh nhận ra
em nhưng vờ không nhận
ra không ai biết anh
đang buồn bực nhiều khi
giận em nhiều khi vui
được thấy em cười mà
chỉ giữ trong lòng nơi
đáy mắt vẫn là thành
phố màu xam xám đang
nói lời thì thầm hay
như em đang nghĩ về anh
không biết giờ này em
đã có gia đình chưa
anh chúc mừng em thôi
đó là điều cần làm
luôn luôn và lúc nào
cuộc đời này có gì
đâu là bất ngờ hãy
mời anh ngày cưới để
anh thấy em cười em
vui để anh cảm thấy
hạnh phúc trong lòng không
nói ra đâu không cho
ai hay biết đâu cơn
gió thổi đi mất tình
yêu em của anh nhưng
dù thế nào dù thế
nào đi nữa thì anh
cũng sẽ lại gặp lại
em vì đó là tình
yêu chúng ta.

6/12/2014


Paper Cover: “Silhouettes” by Tom Sierak
Limited Edition Print • Size: 24 X 18″
http://www.tomsierak.com/

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

CHÙM THƠ ĐẠT GIẢI THƠ TÂN HÌNH THỨC 2007

Nhà thơ Trầm Phục Khắc lại để ý tới vấn đề ngôn ngữ thơ. Anh cho rằng bài thơ Những Tòa Nhà gần với ngôn ngữ thơ tân hình thức hơn cả, còn các bài khác vẫn còn là ngôn ngữ trừu tượng (có thể là cả nội dung nữa) của thơ tự do. Nhưng thế nào là ngôn ngữ thơ tân hình thức? Ngay nhà phê bình Đặng Tiến cũng từng đặt câu hỏi: “Cao đẹp thay dụng tâm đưa lời thường và đời thường vào thơ. Khốn nỗi, đời thường, ai biết là đời nào?” Ngôn ngữ đời thường chính là phóng chiếu từ những câu nói và sinh hoạt đời sống thường ngày.

POETRY (phần 2)

Căn bản so sánh của Robinson cho thơ hiện đại là những thành đạt vĩ đại của Whitman, càng trở nên rõ ràng hơn nếu chúng ta để bài thơ “Oh for a poet – for a beacon bright” cạnh bài thơ “Walt Whitman,” của ông, bắt đầu với câu “Bài-hát-(của)-bậc-thầy đã chấm dứt” (The master-songs are ended) – chấm dứt với cái chết của Whitman.

CAN POETRY MATTER?

Dana Gioia Thơ Mỹ hiện nay thuộc về một nhóm...

TUẦN THƠ 34: CƠN SÓNG ÐẦU TIÊN NĂM MỚI ÐẾN

Giải Diễn đàn thơ Tân hình thức Việt được trao tặng cho những sáng tác thơ xuất sắc do các thành viên tham gia sáng tác trong mục “Thơ Sáng Tác” hoặc gửi về Ban biên tập thơ theo địa chỉ thư điện tử, địa chỉ bưu điện. Những sáng tác của những thành viên trong Ban quản trị và Ban biên tập không được xét để trao giải thưởng.

Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền

THỬ VẼ PHÁC CHÂN DUNG MỘT THI SỸ Gửi chị...

TUẦN THƠ 19: MƠ HOANG

Chúng ta đã có tiêu chuẩn đánh giá một bài thơ: cái mới trong ý tưởng và cái hay trong nhịp điệu; cùng cách làm thơ Tân hình thức Việt, và bây giờ là thời điểm của vận động sáng tác. Thơ Tân hình thức Việt tái định nghĩa, thơ là một hành trình hồi phục người đọc, so với điện ảnh và ca nhạc, đó là tham vọng chẳng có gì phải thất vọng, vì đó là thơ. Nhưng để hồi phục người đọc, phải hồi phục nhịp điệu thơ, và để có nhiều người đọc, phải có nhiều người sáng tác. Chúng tôi mong muốn có những sáng tác mới, áp dụng theo cách làm thơ Tân hình thức Việt, và ngoài việc sáng tác, xin các thân hữu bỏ ít nhiệt tâm vận động thêm người tham gia. Sáng tác xin gửi về cả 2 email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com ~ tanhinhthuc@gmail.com ~ info@thotanhinhthucviet.vn

Related Articles

MỘT CHUYẾN TRỞ DẠ CỦA NÀNG THƠ

William Noseworthy vừa là nghiên cứu sinh của Trường Đại Học Wisconsin-Madison vừa là nghiên cứu viên cao cấp cho Trung Tâm Khmer Học ở Phnom Penh, Cambodia. Sau khi nhận bằng thạc sĩ (2011), anh đã được một nhánh nghiên cứu về “Văn chương của Cộng đồng Hải Ngoại.” Những bài nghiên cứu của anh xuất hiện trên: ASEAS, the Middle Ground Journal và The IIAS Newsletter. Anh cũng viết bài điểm sách cho Studies on Asia và Cha: An Asian Literary Journal. Hiên này anh đang nghiên cứu về “các ghi nhớ về khu vực biên giới” ở Cambodia và Việt Nam.
00:23:14

TUẦN THƠ 55: TIN MỪNG BÌNH AN CHO NHÂN LOẠI

Thơ • Chủ trương & chủ bút Khế Iêm • Tháng 09 năm 2023 • Năm thứ 3 • Số 9 • tapchitho2022@gmail.com ...

THỜI TRANG VÀ HIỆN ĐẠI

Tóm tắt Bài viết của Butor, một cách có phương pháp, đầu tiên được phát hành bằng tiếng Pháp vào năm 1969, liên quan đến những áp dụng cấu trúc đầu tiên trong thời trang bởi Roland Barthes trong các thập niên 1950 và 1960, bao gồm trong cuốn Système de la Mode của ông. Tiểu luận của Butor được chia ra thành nhiều đoạn có chủ đề: quần áo như ngôn ngữ; trang sức và nơi chốn; phát động thời trang, theo đuổi thời trang; từ xưởng thương hiệu may đến xưởng may gia đình; ai tạo ra thởi trang?; ngôn ngữ quanh thời trang; ngôn ngữ như quần áo; avant-garde; thanh lọc các thứ cổ điển; và ai tạo ra văn chương?