THƠ DỊCH 1 (ĐỌC NHƯ TÂN HÌNH THỨC VIỆT)

THƠ DỊCH
(ĐỌC NHƯ TÂN HÌNH THỨC VIỆT)
______________________________

Thơ không thể dịch vì không thể dịch âm thanh và nhạc tính ngôn ngữ, trừ khi thay đổi cách làm thơ như thơ Tân hình thức Việt. Từ Đông sang Tây, ai cũng biết như vậy. Đã có bao nhiêu bài thơ Đường luật dịch ra tiếng Việt, đạt như bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu do Tản Đà dịch? Có bài thơ tiếng Anh, tiếng Pháp nào dịch ra tiếng Việt đúng theo tiêu chuẩn thơ Việt như Hoàng Hạc Lâu? Chắc là không. Vì vậy mà người đọc Việt bình thường, từ trước tới nay, ít ai đọc thơ dịch, vì khô khan và không thấy gì lôi cuốn. Đó là lý do, qua phương tiện dịch thuật, mục đích của chúng tôi là đi tìm một tiêu chuẩn chuyển dịch để dịch một số bài thơ tiếng Anh, cả thể luật lẫn tự do, thành thơ Tân hình thức Việt, cho người Việt đọc. Trong hàng trăm bài thơ song ngữ Anh Việt, trên website www.thotanhinhthuc.org, chúng tôi cũng chỉ chọn được khoảng hơn 10/100 (cho đến nay gồm 30 bài), là những bài dịch, đọc theo tiêu chuẩn thơ Tân hình thức Việt. Nói là tiêu chuẩn thơ Tân hình thức Việt, vì hiện nay loại thơ này có hàng ngàn người đọc, và trên tờ Poetry Journal In Print  và những tuyển tập thơ song ngữ Việt-Anh, qua phản hồi, đang được chú ý của cộng đồng thơ Mỹ, với những bài thơ có ý tưởng liền lạc, dễ hiểu, và mới lạ đối với họ. Đó cũng là tiêu chuẩn chuyển dịch, để lọc một số bài thơ tiếng Anh, khi dịch ra, có thể đọc tương đương như đọc một bài thơ Tân hình thức Việt – dịch thành thơ, góp phần thay đổi định kiến từ trước tới nay, dịch là diệt. Dịch, như vậy, cũng nằm trong tiến trình của sáng tạo.

Điều ngạc nhiên, trong những bài thơ tiếng Anh được chuyển dịch dưới đây có cả thơ thể luật và thơ tự do. Thơ thể luật tiếng Anh theo luật tắc của dòng thơ. Luật tắc thông dụng nhất là dòng thơ 10 âm tiết (mỗi âm tiết tương đương với một chữ trong tiếng Việt), iambic parameter (không nhấn, nhấn, lập lại 5 lần như vậy thành 10 âm tiết). Những nhà thơ thể luật gồm: Dana Gioia, Frederick Feirstein, Sydney Lea. Số còn lại là những nhà thơ tự do: William Carlos Williams, Frank O’ Hara, Tom Riordan, Phillip A. Ellis.

Đối với thơ thể luật tiếng Anh, dòng 10 âm tiết, chúng ta dùng thể thơ 8 chữ để dịch. Còn những bài thơ của những nhà thơ tự do, chúng ta thấy có dáng dấp của những thể thơ Tân hình thức Việt. Nhưng thật ra, đó là thơ do những nhà thơ tự do sáng tác. Họ tạo ra hình thức thơ giống như những thể thơ nhưng không theo luật tắc như thơ thể luật. Số âm tiết mỗi dòng thơ không đồng đều, từ 5 tới 7 âm tiết. Sự tương đồng giữa những bài thơ thể luật và tự do nguyên tác tiếng Anh là cách diễn đạt với những ý tưởng và cảm xúc liền lạc. Điều ngẫu nhiên, cách diễn đạt này cũng trùng hợp với thơ Tân hình thức Việt. Mỗi ngôn ngữ, đơn âm hoặc đa âm, có văn phạm khác nhau, luật tắc và cách làm thơ khác nhau, vì vậy khi dịch thơ, tự do hay thể luật không phải là mối bận tâm của người dịch. Vấn đề quan trọng là tìm trong bài thơ nguyên tác có yếu tố chung nào với thơ Việt hay không, ở đây là cách diễn đạt. Đối với tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm, có rất nhiều chữ đơn hoặc chữ kép (bằng trắc) được lặp lại một cách tự nhiên, tạo thành nhịp điệu, nếu cách diễn đạt có những ý tưởng và cảm xúc liên tục. Đó là lý do tại sao những bài thơ dịch khi dùng những thể thơ Tân hình thức Việt lại có thể đọc như một bài thơ sáng tác. Thơ Tân hình thức Việt chủ trương nối kết giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và tự do, giữa nền văn hóa này và nền văn hóa khác, quan trọng hơn giữa bán cầu não trái và phải trong sáng tác. Chủ trương như vậy không hề có trong thơ Tân hình thức Mỹ. Nhưng không ngờ, trong thơ dịch, Tân hình thức Việt cũng có khả năng nối kết cả hai thể loại thể luật và tự do của thơ tiếng Anh.

Nhưng loại thơ này trong thơ Mỹ không phải dễ làm. Từ những nhà thơ đã quá cố như Williams Carlos Williams, Frank O’ Hara cho đến những nhà thơ đương thời như Tom Riordan, Phillip A. Ellis lâu lâu mới có một bài, còn đa phần là những bài thơ tự do thông thường. Vì thế, tuy không được coi là cách làm thơ chính thức, nhưng đang được phổ biến. Điều ghi nhận, một số nhà thơ trẻ hiện nay, cũng có khuynh hướng làm loại thơ dòng ngắn này nhưng bằng luật tắc thơ thể luật chứ không phải thơ tự do.

Trở lại thơ Tân hình thức Việt, với những khám phá về não bộ, những sáng tác trước đây cần có sự chuyển hướng mới. Sáng tạo đòi hỏi sự kết hợp cả hai bán cầu não phải và trái. Thơ không thể chỉ sáng tác với một bán cầu não phải hay trái. Dù thơ Tân hình thức Việt chủ trương phối hợp giữa thơ truyền thống (bán cầu não phải) và thơ hiện đại (bán cầu não trái), nhưng thực tế những bài thơ vẫn thiếu sức tưởng tượng, cảm xúc và nhịp điệu, đồng thời nội dung chưa thoát khỏi nội dung của những dòng thơ cũ. Thơ Tân hình thức Việt chắc chắn sẽ còn thay đổi nhiều, khi những nhà thơ tài năng thuộc thế hệ sau, có khả năng tổng hợp giữa cách làm thơ Tân hình thức và những chức năng sáng tạo trong não bộ.

Dana Gioia

PITY THE BEAUTIFUL

Pity the beautiful,
the dolls, and the dishes,
the babes with big daddies
granting their wishes.
Pity the pretty boys,
the hunks, and Apollos,
the golden lads whom
success always follows.
The hotties, the knock-outs,
the tens out of ten,
the drop-dead gorgeous,
the great leading men.
Pity the faded,
the bloated, the blowsy,
the paunchy Adonis
whose luck’s gone lousy.
Pity the gods,
no longer divine.
Pity the night
the stars lose their shine.

TỘI NGHIỆP NGƯỜI ĐẸP

Tội nghiệp người đẹp, những người đàn
bà hấp dẫn, những người đàn bà
thon gọn, những người đàn bà trẻ
với những nhân tình ra vẻ, đang
Ban phát cho họ những ước muốn.
Tội nghiệp những chàng đẹp trai, những
chàng trai lực lưỡng, và những chàng
trai nam tính, những chàng trai vàng
Mà sự thành công luôn luôn bám theo.
Những người lôi cuốn sự thèm muốn,
những người cám dỗ không cưỡng được,
những người ở hạng thóp, những người
Ngọai hạng, những người đàn ông hàng
đầu hết sẩy. Tội nghiệp kẻ tàn
lụi, kẻ béo phị, kẻ nhếch nhác,
chàng đẹp trai nay đã bụng phệ
Sự may mắn đến nước tồi tệ.
Tội nghiệp những vị thánh không còn
thiêng, tội nghiệp đêm, những vì
sao đánh mất sự chói sáng.

Ghi chú
Apollos và Adonis là những vị thần thời cổ đại La Hy, chỉ những chàng đẹp trai. Bài nguyên tác thì kiệm lời, nhưng bản dịch thì nhiều lời để làm rõ ý, một phần vì bài thơ dùng nhiều tiếng lóng.

Tiểu sử: Dana Gioia là một tác giả đa dạng, là nhà thơ, nhà phê bình, nhà giảng dạy. Ông sinh năm 1950, đã xuất bản hai tập thơ Daily HoroscopeThe Gods of Winter. Ông cũng đã xuất bản tập tiểu luận nổi tiếng, Can Poetry Matter? (tiểu luận Can Poetry Matter đã được dịch và đăng trên Tạp chí Thơ số 20, mùa Xuân 2001). Tập thơ dịch Motteti: Poem of Love của Eugenio Montale. Cùng với William Jay Smith biên tập Poems from Italy, và với Michael Palma, New Italian Poets. Ông biên tập cuốn The Ceremony and Other Stories của Weldon Kees. Tác phẩm mới nhất của ông, 99 Poems: New & Selected, xuất bản năm 2016. Tác phẩm của ông xuất hiện trên The New Yorker, The Hudson Review, và nhiều tạp chí khác.

Ông soạn nhiều tuyển tập như Twentieth-Century American Poetry (Thơ Mỹ thế kỷ 20), 100 Great Poets of the English Language (100 nhà thơ nổi tiếng ngôn ngữ Anh), The Longman Anthology of Short Fiction, Literature: An Introduction to Fiction, Poetry, Drama, and Writing (Sách văn học soạn cùng với W. J. Kennedy, 2000 trang, tái bản lần thứ 7 vào năm 1999).

Ông được tổng thống George Bush bổ nhiệm là chủ tịch Quĩ Ủy ban Yểm trợ Nghệ thuật, NEA (National Endowment for the Arts), với sự chuẩn thuận của Thương viện, nhiệm kỳ 2005-2009. Ông cũng được thống đốc Edmund G. Brown bổ nhiệm là Nhà thơ Danh dự Tiểu bang California (Poet Laureate of California), với sự chuẩn thuận của thượng viện tiểu bang, nhiệm kỳ 2015-2017. Ông hiện giảng dạy về thơ và văn học đại chúng (Poetry and Public Culture) tại University of Southern California, Los Angeles.  Xin đọc thêm trên website của ông www.danagioia.com

Ông cũng cộng tác với Báo Giấy, Poetry Journal In Print, cùng với các nhà thơ Frederick Turner, Frederick Feirstein, William B Noseworthy, Alexander Kotowske, Angela Saunders tham gia cuộc hội thảo “Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo”, do Sông Hương tổ chức năm 2014, tại Huế. Những tiểu luận và thơ dịch của ông xuất hiện trên Tạp chí Thơ, Báo Giấy, Sông Hương, Poetry Journal In Print, các website www.thotanhinhthucviet.vn, www.thotanhinhthuc.org, www.vanviet.info … với các dịch giả như Điểm Thọ, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Phạm Kiều Tùng … Ông cũng là người tổ chức buổi đọc thơ song ngữ Anh Việt, tại quận Cam, California ngày 20 tháng 11, 2016, trong chương trình đọc thơ khắp 58 quận thuộc tiểu bang California của nhà thơ danh dự tiểu bang, với sự tham gia của Khế Iêm và nhà nghiên cứu âm nhạc trẻ Tina Hùynh.

Williams Carlos Williams

COMPLETE DESTRUCTION

It was an icy day.
We buried the cat,
then took her box
and set fire to it
in the back yard.
Those fleas that escaped
earth and fire
died by the cold.

SỰ HỦY DIỆT HOÀN TOÀN

Đó là một ngày giá
lạnh. Chúng tôi chôn cất
con mèo, rồi mang cái
hộp dùng để đại tiện
của nó đốt ngoài sân
sau. Những con bọ chét
thóat khỏi đất và lửa
chết vì lạnh.

Tiểu sử: Williams Carlos Williams (1883-1963), sau Ezra Pound, ông là một nhà thơ quan trọng của phong trào Hình tượng (Imagist). Nhưng quan niệm sáng tác, đơn giản, dễ hiểu và ý tưởng sâu sắc, lại hoàn toàn khác hẳn những nhà thơ như T. S. Eliot và Ezra Pound. Ảnh hưởng của ông bao trùm suốt thế kỷ 20, đặc biệt là những nhà thơ trẻ Mỹ thập niên 1950s, 1960s.

Tom Riordan

THE CAR WINDOW

shattered into empty
sunflower husks
on the macadam
and inside the bar
a woman spit glass
into a tin ashtray
and told her lover
that neither of them
was ever going to
hit the other again.

KÍNH CỬA XE

bị đập bể trông giống những
vỏ rỗng hạt của hoa hướng
dương trên đường trải nhựa và
bên trong quán rượu một người
đàn bà nhổ chiếc răng gẫy
vào cái gạt tàn bằng thiếc
và bảo người bồ rằng không
một ai trong bọn chúng vào
bất cứ lúc nào được đi
đánh kẻ khác lần nữa.

  • Glass: ám chỉ chiếc răng gẫy.

 

Tom Riordan

IMAGE THE SCAVENGER’S ECSTASY

as he lowers himself into the bin
and opens up the first big bag—
this, after a week of mostly slugs
and chewing over last year’s pretty
much worked-over hickory nuts.

Each night he tries the Italian deli’s
door and tonight it was unlocked—
each night he propositions every
girl in the shot-&-beer joint and
tonight every one of them said yes.

He doesn’t need an eternity of bliss.
One single glorious night like this,
and then each night recalling it,
and hoping that it happens again,
is paradise enough for a raccoon.

 

TƯỞNG TƯỢNG SỰ NGÂY NGẤT CỦA KẺ
VIẾT VĂN DÂM Ô

Như hắn tự thả mình trong thùng rác
Và mở cái bao lớn đầu tiên – điều
này, sau một tuần ăn hầu hết những
con ốc sên và nhai hết những hạt
mại châu héo khô hơi nhiều năm ngóai

Mỗi đêm hắn thử một cửa hàng Ý
và đêm nay cửa hàng mở cửa – mỗi
đêm hắn gạ gẫm một cô gái ở
quán rượu rẻ tiền và đêm nay mỗi
cô đều đồng ý. Hắn không cần niềm

vui sướng vĩnh cửu. Một tối lẻ loi
huy hòang như vầy, và để rồi mỗi
đêm nhớ lại, và hy vọng trở lại
đó là vườn địa đàng đủ cho một
con gấu trúc.

Tiểu sử: Tom Riordan hiện cư ngụ tại tiểu bang New Jersey. Ông từng là nhà biên tập (editor) một website về thơ nổi tiếng www.poetrycircle.com. Ông cộng tác với webtesite thotanhinhthuc.org, mục “Tiếng Thơ Khác” (Other Poetry Voices). Ông viết bài điểm sách cho tuyển tập Thơ Kể (Poetry Narrates), và bài giới thiệu cho tập thơ “Dấu Quê” (Traces of my Homeland). Nhiều bài thơ của ông khá gần với thơ Tân hình thức Việt.

Frederick Feirstein

SHAKESPEARE

If I could live a Muslim cabbie’s day
Driving in traffic, parking at noon to pray
In 96th Street’s Mosque, I’d stop to chat
With vendors hawking fruit, pashminas, books
Even about my centuries of fame;
If I could be a New York City hack
I’d give up every sonnet, every play,
Not in disgrace with men’s eyes, not in shame
For just one sandwich stuffed with sizzling fat
Plump Falstaff in a greasy apron cooks,
I’d take blank time, not scripted Fortune, back.

SHAKESPEARE

Nếu tôi có thể sống một ngày của
Người tài xế taxi Hồi giáo lái
Trong lúc đông xe, ngừng lại buổi trưa
Cầu nguyện tại Thánh đường Hồi giáo đường
96, tán gẫu với những người bán
Trái cây, khăn trùm đầu, sách, ngay cả
Hàng thế kỷ tăm tiếng của tôi; nếu
Tôi có thể là người tài xế taxi
Ở thành phố New York, tôi  sẽ từ
Bỏ mỗi bài thơ, mỗi vở kịch, không
Được trọng vọng dưới mắt mọi người, không
Xấu hổ với chỉ chiếc bánh sandwich
Nhét đầy mỡ nóng do Falstaff béo
Tròn mặc tạp dề dính dầu mỡ làm,
Tôi chọn một tương lai mở, không
Phải thứ tương lai tiền định, ngược đời.

Ghi chú
Sir John Falstaff là nhận vật trong kịch William Shakerspeare.

Tiểu sử: Frederick Feirstein là một nhà thơ quan trọng trong phong trào Thơ Tân hình thức Mỹ (New Formalism Poetry). Ông cũng là kịch tác gia (đã có cả mươi mười hai vở được diễn ở New York), nhà viết kịch bản phim và truyền hình. Frederick Feirstein đã cho xuất bản tám tập thơ. Ông đã đoạt được những giải thưởng văn học sau đây: Giải thưởng Thơ của Guggenheim Fellowship, Giải thưởng Thơ của Society of America’s John Masefield, Giải thưởng Thơ của England’s Arvon, và Giải dành cho Kịch nghệ của Rockefeller Foundation’s OADR.

Ông là người đồng sáng lập phong trào Expansive Poetry và là người tạo ra chương trình đọc sách của nhà Barnes & Noble. Tiểu sử của ông được ghi trong Dictionary of Literary Biography và tiểu sử tự thuật của ông được ghi trong Contemporary Authors Autobiography Series.

Ông công tác với webtesite thotanhinhthuc.org, mục “Tiếng Thơ Khác” (Other Poetry Voices). Ông viết bài giới thiệu cho tập Thơ Khác (Other Poetry). Ông cũng cộng tác với Báo Giấy, Poetry Journal In Print, cùng với các nhà thơ Frederick Turner, Dana Gioia, William B Noseworthy, Alexander Kotowske, Angela Saunders tham gia cuộc hội thảo “Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo”, do Sông Hương tổ chức năm 2014, tại Huế. Những tiểu luận và thơ dịch của ông xuất hiện trên Tạp chí Thơ, Báo Giấy, Sông Hương, Poetry Journal In Print, các website www.thotanhinhthucviet.vn, www.thotanhinhthuc.org,

Phillip A. Ellis

DEAD, WHITE WOOD

Out of the futile grasp
of ghost-white ghost gums,
a cold moon rising,
coloured the hue
of cold smoke furling in flat,
florescent shapes
that were formed beneath
an overarching lamp
falling asleep in the declining
hours of sinking mercury,
and sleepiness settling
like emptied dreams
lazily turbulent
as from cigarettes,
ash-grey as moons
in ghost gums’ ringbarked grasps,
I dream of the trees
marching towards me,
an orchard of dead, white
wood.

KẺ CHẾT, RỪNG TRẮNG

Thoát ra khỏi sự nắm bắt
vô vọng của những cây bạch
đàn ma – ma trắng một mặt
trăng lạnh nhô lên tô điểm
sắc thái một làn khói lạnh
gợn theo bề mặt tạo thành
những hình dạng huỳnh quang bên
dưới ngọn đèn trăng bao quát
như ai đó thiếp ngủ lúc
nửa đêm về sáng khi hàn
thử biểu xuống thấp thấm lạnh
và sự ngái ngủ làm thư
dãn như những giấc mơ trống
rỗng lộn xộn một cách uể
oải được nhả từ khói của
những điếu thuốc lá đầu ngày
và màu xám tro không khác
gì những mặt trăng phản ánh
từ những khoanh nhẫn của vỏ
những cây bạch đàn ma, tôi
mơ những cây bạch đàn ấy
bước đều về phía tôi, vườn
cây của kẻ chết, rừng trắng.

* ghost gums: một loài cây có vỏ trắng. Ringbarked: vòng vỏ cây bị gỡ bỏ, nguyên nhân làm cho cây chết; bị coi là bất hợp pháp ở Úc.

Tiểu sử: Phillip A. Ellis, nhà thơ Úc, sinh năm 1968, một học giả và nhà phê bình. Tuyển tập thơ, The Flayed Man, đã được xuất bản bởi Gothic Press (http://www.gothicpress.com/) và đang hoàn tất một tuyển tập khác cho nhà xuất bản Diminuendo Press. Nhà xuất bản Hippocampus. Ông công tác với webtesite thotanhinhthuc.org, mục “Tiếng Thơ Khác” (Other Poetry Voices).

Khế Iêm chuyển dịch
Tranh: Onteniente by Clark Hulings
http://www.huffingtonpost.com/brandon-kralik/the-enduring-legacy-of-clarl-hulings_b_5431803.html
 

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

SỐNG TRONG THƠ

Một trải nghiệm mới trong nghệ thuật vừa được khởi sự.

Nhà thơ Ý Nhi

LAM ĐIỀN 09/01/2020 Sau tập sách Kỷ niệm không có...

CHỦ NGHĨA TOÀN THỂ HÌNH THỨC MỘT TUYÊN NGÔN – ANNIE FINCH

Gặp nhau để ăn mừng việc xuất bản tuyển tập trên, chúng tôi hai đứa nguệch ngoạc bản sơ thảo của tuyên ngôn này trên một tờ giấy ăn trong một quán lau ở tiểu bang New Orleans, Hoa Kỳ.

BLUES

Giới thiệu diễn đàn thơ Tân hinh thức Việt BLUES Nguyễn...

THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT: KỂ SAO HẾT ĐƯỢC…

When we try to help others, they consider us enemies. But we can thank them because, through them, we can know the nature of each person. The Wuhan Virus helps us to recognize the good and the bad, to rise above both to retain our human affection. Thanks to that, new love arises. Hopefully.

“BÀI HỌC ĐẠO ĐỨC KINH” CỦA THANH TÂM TUYỀN

Tôi thực sự bất ngờ khi đọc bài Kinh Nghiệm Sáng Tác Trong Tù của anh Tâm do Khế Iêm gửi hai tháng trước đây, khoảng giữa tháng giêng 2007. Bài được viết tháng hai năm 1993, nhưng mười bốn năm sau tôi mới được đọc. Tôi đọc đi đọc lại đoạn cuối [“Trong quyển sổ tay mang thoát từ trại cải tạo về, có một câu tự nhủ khác: Viết như thể không có gì xảy ra. Không có gì đáng kể.

Related Articles

TUẦN THƠ 48: XÂU CHUỖI THƠ: NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ CÁI LÒ GẠCH

XÂU CHUỖI THƠ NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ CÁI LÒ GẠCH Nguyễn Văn Vũ   MÙA LỬA những người phụ nữ no bùn đến từ đồng lúa còn trơ gốc rạ còng...

Ý kiến: Khi Sahir ‘Surkha’ Ludhianvi gặp ‘Daastaango’ của Đan Mạch

Nishtha Gautam| Opinion | Updated: February 11, 2024 10:37 am IS <!-- --> Chúng ta không bao giờ nhìn thấy 'Maan-ji' trên sân khấu, nhưng thực tế...

10 HUYỀN THOẠI VỀ SỰ SÁNG TẠO

When we try to help others, they consider us enemies. But we can thank them because, through them, we can know the nature of each person. The Wuhan Virus helps us to recognize the good and the bad, to rise above both to retain our human affection. Thanks to that, new love arises. Hopefully.