Giới thiệu Diễn Đàn Thơ Tân hình thức Việt

__________________________________

wwww.thotanhinhthucviet.com

ĐÔI NÉT VỀ HIP HOP

___________________

Nguyễn Đăng Thường dịch

 

Ra đời ở Bronx (New York) trong thập niên 70, Hip Hop đã lan nhanh khắp thế giới và xâm nhập mọi nền văn hóa địa cầu. Là một hiện tượng độc nhất vô nhị, trong 30 năm qua, Hip Hop đã cách mạng mọi loại hình nghệ thuật (nhạc, họa, vũ, văn, thơ…) và biến đổi những xã hội trong đó văn hóa Hip Hop đã có cơ hội được phát biểu.

Định nghĩa

Hip Hop đã xuất hiện ở South Bronx, một ghetto của New York với vấn nạn ma túy và tội ác bạo tàn hết cỡ dưới mọi hình thức, khỏang giữa thập niên 70. Phong trào Hip Hop là giao điểm của nhiều nền văn hóa và khuynh hướng nghệ thuật. Đại để, ta có thể chia Hip Hop ra làm bốn địa hạt: khiêu vũ, nguệchh họa (graffiti), DJ’ing, và emc’ing (rap), có gắn bó chặt chẽ và đã uống chung cái nguồn lịch sử văn hóa xã hội Huê kỳ. Nghệ sĩ rap KRS One trong một bài viết về đề tài này đã có thêm 5 điểm chính yếu khác nữa, là: nghệ thuật sử dụng thân thể như một nhạc cụ (Beatboxing), thời trang vỉa hè (Street Fashion), ngôn ngữ đường phố (Street Language), cái khôn lanh ngoài ngõ để “rút tỉa những quy luật chung” (Street Knowledge), và kinh doanh chợ trời, nghĩa là tìm cách “biến 15 xen ra thành một đồng đô” (Street Entreprenueralism).

Hip Hop là một họat động có tính cách văn hóa vì nó bao trùm nhiều dạng thái biểu dương nghệ thuật, tuy khác biệt nhưng vẫn bổ túc nhau. Trong giai đoạn đầu, Hip Hop là văn hóa qui tụ những cộng động Mỹ-Phi và Mỹ-Porto-rican. Khu Bronx có một cộng đồng rất lớn dân Mỹ-Porto-rican. Họ mê nhạc disco trong thập kỷ 70. Cái lằn ranh văn hóa lúc ban đầu giữa hai cộng đồng này, đã được Hip Hop dần dà tẩy xóa. Nhóm Mỹ đen và nhóm Mỹ la-tinh có rất nhiều điểm tương đồng. Trước tiên là tính di truyền. Bởi họ mang chung dòng máu Tây-ban-nha. Người Tây-ban-nha khi tới đảo, vì nhu cầu sinh lý, đã hiếp phụ nữ bản xứ (thổ dân) mà con cháu sẽ là người Porto-rican. Khi tìm được vàng trên đảo, người Tây-ban-nha đã chở thêm dân nô lệ từ châu Phi tới để phụ giúp trong việc khai thác và đã tạo ra giống người Mỹ-Phi. Tóm lại, hai cộng đồng sống cạnh nhau và mang chung ít nhiều một dòng máu này, đã đặt nền ảng cho Hip Hop.

Có thể vì từ Hip Hop mang nhiều nghĩa và gợi nhiều ý khác nhau nên đã được giữ lại để chỉ định cái phong trào đã xuất hiện trong thập niên 70. Trước tiên vì nhạc Hip Hop tiếp tục dòng nhạc do người Mỹ-Phi sáng chế. Thật thế, Hip Hop gợi nhớ nhạc Be Bop (dòng nhạc jazz hiện đại xuất hiện sau thế chiến 2 nhờ các đóng góp của Dizzie Gillespie và Charly Parker). Hip Hop cũng có liên hệ với khiêu vũ. Hai âm “Hip” và “Hop” gợi nhớ vũ điệu của các “breakers” trong khu Bronx. “Hip” có nghĩa là “đúng mốt”. Nhưng nó cũng có thêm nghĩa của một tiếng lóng, là biết “xoay trở”. “Hop” thì là một từ gợi thanh, diễn tả sự nhảy vọt, vươn tới. Do vậy Hip Hop hàm ý sự tiến bộ và sự tiến thân nhờ tính thông minh và tài tháo vát.

Từ Hip Hop có thể đã do ca sĩ rap Love Bug Starky sáng chế. Hip Hop, theo các nghĩa kể trên, đã được các tay chủ lễ MC (Master of Ceremony) luôn luôn sử dụng trong các buổi dạ diễn, rồi trong các dĩa nhạc, dần dà đã lan khắp nước Mỹ và thế giới. Chúng ta sẽ thấy nguồn gốc của từ “Rap” trong phần sau. Hip Hop là một phương tiện để hiện hữu bằng một kiểu thức khác hơn sự hiện hữu do xã hội áp đặt. Hip Hop là một quan điểm về xã hội và những yếu tố của xã hội. Hip Hop đổi hướng, chiếm hữu, sáng tạo và biến cải cái tiêu cực thành cái tích cực.

Hip Hop, văn hóa vũ múa

Tất nhiên cái nguồn của vũ điệu Hip Hop là châu Phi, ngày xưa là một lục địa với vài chục tỉ người da đen, sẽ bị bắt giữ và chở sang Mỹ làm nô lệ phục vụ cho bọn người da trắng muốn biến cái lục địa mới đó thành “miền đất hứa”. Trong suốt những năm tháng nô lệ ấy, trong khi người da trắng và các giáo hoàng đặt nghi vấn về sự có mặt của “linh hồn” nơi bọn mọi đen, những người da đen này đã cố hồi sinh một nghệ thuật châu Phi chôn sâu trong đáy người họ, để cho tình cảnh của họ bớt phần cực nhọc. Gắn liền với âm nhạc mà người da đen sẽ sáng tạo trên đất Mỹ, vũ múa sẽ biểu lộ song song với tiến trình của âm nhạc. Như nó đã từng với Jazz, vũ múa là một yếu tố quan trọng đối với Hip Hop. Theo Buster Smith thì “nhạc jazz là một loại nhạc cốt để khiêu vũ”.

Quincy Jones nói thêm: “Ngày xưa, vũ trường là bến đỗ của các giàn nhạc jazz. Giàn nhạc khiêu vũ và giàn nhạc jazz chỉ là một mà thôi.” Teddy Wilson: “Thiếu khiêu vũ, nhạc sĩ jazz bị mất sự kích thích tối cần.” Trong nhạc jazz nguyên thủy, chính những vũ công đã nâng và giữ giàn nhạc. Nếu các vũ công tồi thì dàn nhạc cũng kém. Và Louis Armstrong đã xác định thêm tầm quan trọng của vũ trong nhạc đen: “Anh sẽ không nhìn thấy những diễn tiến trên sàn nhảy nếu mắt anh cứ dán chặt vào các nốt.”

Ở Ba Tư (Bresil) vũ múa từ châu Phi trở thành chiến cụ để chống lại bọn chủ trương mãi nô, hòa lẫn với các nhịp điệu Ba Tư tạo thành điệu vũ/chiến cụ capoiera. Vũ điệu Hip Hop dần dà tiến triển theo nhạc đen. Trên sân khấu, James Brown là một trong những vũ công thuộc hàng quái kiệt. Các bước cách tân của anh là nguồn cảm hứng lớn lao đối với các vũ công ở New York. Thêm vào cái văn hóa Mỹ-Phi đó, là sự đóng góp của người Porto-american thích vũ điệu disco ở Bronx, trong lúc người Mỹ đen thích vũ điệu funk hơn.

Vũ điệu Hip Hop gồm nhiều đặc tính

1. Vũ điệu Break. Còn giữ nhiều đặc tính của capoiera. Gồm nhiều kỹ thuật và động tác khéo léo (acrobatic) gần mặt đất, đã nẩy sinh ở New York. Các tay nghề của vũ điệu này là nhóm Rocksteady (Crazy Leg, Frosty Freeze, Ken Rock), nhóm Dynamic Rockers, và nhóm New York City breaker.

2. Vũ điệu Electric Boogie. Hóa thân của vũ điệu Electric Boogalloo từ bờ biển Tây Huê Kỳ, nơi mà vũ điệu này được thể hiện dưới các dạng thức của funk. Bên Pháp Electric Boogie có cái tên mới là Smurf. Vũ điệu này gồm nhiều kỹ thuật đặc biệt, như popin’ (?) do Boogalloo Jo sáng tạo, hoặc kỹ thuật lockin’ (khóa) do Don Campell sáng chế. Marcel Marceau, nghệ sĩ hề nhại điệu bộ (mime) lừng danh của Pháp đã đóng góp không nhỏ cho vũ điệu này với các sô của anh trên truyền hình Mỹ. ở bờ biển Tây cũng đã phát triển vũ điệu Hop Rock. Frosty Freeze (có thể là người đã sáng chế cử động “bước lui”, được ca sĩ Michael Jackson phổ biến dưới tên gọi Moonwalk), nhóm Rocsteady, và nhóm Electric Boogie Force là những diễn viên chính của vũ điệu này ở New York. Các vũ công này mau chóng trở thành những tên tuổi trong khu phố của họ. Đồng thời ở đầu thập niên 70, New York cũng đã có những vấn nạn băng đảng trầm trọng. Các tội ác cũng gia tăng, nhưng Hip Hop và vũ múa đã cho giới trẻ có được một sự chọn lựa mới.

Một trong số những nguyên tắc căn bản của Hip Hop (và tất nhiên cũng của vũ múa) là sự đo tài. Các vũ công từ nhiều khu phố đối đầu nhau trên sàn nhảy với những vũ thuật thay cho dao hay súng trên đường phố. Nhưng các trận thách đấu cũng có khi kết thúc bằng những cú đấm đá. Các vũ công còn trong lứa tuổi thiếu niên đều thuộc giới trẻ của các ghetto. Họ đã chuyển sự phẫn nộ vào vũ múa. Vũ múa đã trở thành mối đam mê hàng đầu. Nó thay thế cho cuộc đời nghèo khổ lang thang trên hè phố, trên bình diện tài chính cũng như tinh thần. Các vũ công được đặt cho cái biệt danh là “b. boys”, mẫu tự “b” là từ “breaking” viết tắt. Từ “break” trong tiếng Anh có nghĩa là “cắt đứt/ngưng nghỉ”. Trong các bài nhạc (soul và funk) break là lúc ca sĩ và nhạc sĩ ngừng nghỉ, trừ giàn trống và kèn trầm vẫn tiếp tục chơi để giữ nhịp “beat”. Đó là những lúc thuận tiện nhất để các vũ công trổ tài, mà một tay DJ (Disc Jockey/chạy dĩa nhạc) tên Kool Herc đã thấu hiểu, do vậy anh đã cho chạy đi chạy lại mãi các đoạn này với hai giàn máy hát, bên phải và bên trái. Chính anh đã gọi các vũ công là “b. boys”. Về sau “b. boys” (breakin’ boys) cũng có thêm nghĩa mới là “bad boys”.

DJ, những người dọn đường

DJ, hay Disk Jockey, những người giữ phận sự chạy các dĩa nhạc funk và disco đã có từ lâu, trong các buổi phát thanh nhạc radio hay trong các clubs. Nhưng Hip Hop đã thay đổi hẳn tình thế. Nếu không có các tay DJ thì sẽ không bao giờ có Hip Hop. Ba ông tổ của Hip Hop trên bình diện âm nhạc là ba chàng DJ: Kool Herc, Afrika Bambaataa, và Grand Master Flash.

Kool Herc gốc Jamaican. Thời niên thiếu anh đã rời Kignston tới New York sinh sống trong khu Bronx. Vì lực lưỡng và giỏi các môn thể dục điền kinh nên bạn đồng lớp gọi anh là Hercule, được rút ngắn thành Herc. Sau khi đã “xịt” (graffiti) tên anh lên các mặt tường, anh hướng về việc chạy dĩa (Dj’ing) và đã có thần kiến sử dụng cái “sound system” (hệ thống âm thanh) của thời thơ ấu trên đảo vào cái thực tại của khu Bronx. Anh tổ chức các buổi “nhót trong xóm” (Block Party) và chạy các dĩa Soul và Funk anh thích. Vì chỉ có một giàn máy nên anh phải nói vào micro như các tay DJ Jamaican trong khi tay kia anh thay dĩa. Chỉ khi anh “trộn âm” (mix, mixer) với hai giàn máy anh mới sáng tạo được những kỹ thuật pha trộn vẫn còn được sử dụng đến nay. Khi chơi cùng một dĩa nhạc trên hai giàn máy, anh đã có thể chơi đi chơi lại những đoạn anh thích, nhất là các đoạn “breaks”. Dần dà, vì phải để hết thì giờ và tâm trí vào việc hoàn hảo kỹ thuật trộn âm, Herc không thể tiếp tục “nói” (rap) vào micro như trước, nên anh phải mời vài bạn hữu, như Coke La Rock, giữ cái “mic” thế anh, tạo thành nhóm “Herculoids”, nhóm “ca sĩ” rap đầu tiên. Nếu không có nhóm này thì sẽ không có phần tiếp.

Nhờ thấy Kool Herc sử dụng các giàn máy mà Afrika Baambataa đã tìm được con đường của anh. Baambataa cũng ngụ trong khu Bronx. Khoảng đầu thập niên 70 anh thuộc một băng đảng New York tên Black Spades. Vừa tiếp tục đến trường Bambaataa vừa theo băng đảng lang thang trên đường phố cho tới ngày Soulski bạn anh bị ám sát. Bambaataa bèn suy gẫm về cuộc đời anh và tình cảnh của dân Mỹ-Phi trong xã hội da trắng không chỉ đã bóc lột bằng sự nô lệ hóa người da đen trong nhiều thế kỷ, mà ngày nay còn giam giữ họ trong sự nghèo túng, dốt nát, cùng với áp bức, hận thù và kỳ thị. Noi gương các lãnh tụ trong các phong trào đấu tranh đòi dân quyền như Malcom X, Martin Luther King, thậm chí Bobby Seale và Huey P. Newton (các tay đã sáng lập nhóm Black Panther Party), anh quyết định, với tư cách một anh ghetto trẻ, biến những năng lực tiêu cực đang lượn quanh trong môi trường của anh thành những năng lực tích cực qua trung gian của sự biểu hiện mỹ thuật và văn hóa Hip Hop, và anh trở thành một DJ như Kool Herc. Bambaataa là người đầu tiên pha trộn nhiều loại nhạc khác biệt nhau: vào Funk và Soul của những năm 60 và 70 anh trộn nhạc rock, nhạc công nghiệp Kraftwerk và nhiều loại nhạc khác nữa.

Nhóm Zulu Nation do Bambaataa thành lập, về sau qui tụ thêm vào hàng ngũ nhiều tay DJ khác, như Grandmixer DST, Jazzy Jay, Kool DJ Red Alert, Afrika Islam… Chẳng mấy chốc các vũ công cũng gia nhập Zulu Nation để trở thành những yếu tố liên bang của những người trẻ tuổi có liên hệ tới Hip Hop. Nhóm Nation Zulu Universelle có những buổi họp về các giá trị “Peace, Unity, Love, and Having Fun” (Hòa Bình, Thống Nhất, Tình Yêu, và Vui Hưởng). Họ xem âm nhạc và những biểu hiện mỹ thuật nền tảng của Hip Hop như là phương tiện để giáo dục và giải thoát giới trẻ ra khỏi những vướng mắc của sự bạo tàn. Tìm hứng trong các giá trị tôn giáo có tính các hoàn vũ và liên hiệp, cũng như vay mượn thêm của Hồi giáo (mặc dù cách phục sức của Bambaataa và các anh Zulu có thể khiến các ông trưởng sư Hồi giáo đứng tim) Bambaataa bám víu vào cái tên của bộ lạc “Zulu” ở Nam Phi đã đánh bại quân Hòa-lan vào năm 1879, nhờ sự đông đảo và đồng nhất. Tóm lại, Bambaataa đã muốn sử dụng âm nhạc và văn hóa như một nguyên động lực trong sự tiến thân.

Chúng ta đang ở giữa thập niên 70, và từ bốn hướng của khu Bronx những người trẻ tuổi đang liên kết trong sự hồ hởi chung đối với phong trào đang hình thành dưới mắt họ, mà chính họ lại là những diễn viên chính: phong trào Hip Hop. Cái thế hệ mà tới lúc đó xã hội đã không buồn để ý tới, mà xã hội Mỹ vẫn tội hóa, nhất định muốn cho thế giới (mặc dù lúc đó họ chưa ý thức rõ ràng được như vậy) chứng kiến cái khả năng sáng tạo của mình.

Khắp đó đây Kool Herc và các Herculoids mang sinh khí tới cho các Blocks Party và rất nhanh Bambaataa trở thành một lực lượng địch mãnh liệt. Khu Bronx chưa từng chứng kiến một hiện tượng như thế. Hàng nghìn người đổ xô về các công viên để được nghe cái âm thanh mới do các DJ pha trộn, nghe những gã nói vào micro, xem những gã vũ múa lộn đầu quay mòng, trong lúc ở đằng sau họ, vài tay “nguệchh ngoạc”, “vẽ vời” cũng từ bỏ sự vô danh an toàn để mạo hiểm nhập bọn. Khu Bronx náo động. Văn hóa hè phố sôi sục và mau chóng tràn ngập các khu phố khác của New York.

Một người trẻ tuổi khác, gốc Jamaican và cũng cư ngụ tại Bronx, giúp cho Hip Hop nới rộng tầm hoạt động. Grand Master Flash, nhìn Herc bên các giàn máy, bắt đầu để tâm đến sự điều khiển các máy móc có thể cho phát ra những âm thanh có sức gây phản ứng tức thì nơi các vũ công và đám đông. Grand Master Flash tận dụng những hiểu biết của anh về điện toán học ở trường để áp dụng vào nghệ thuật “dee jaying”. Anh hoàn chỉnh kỹ thuật của Herc. Rồi lấy hứng ở Grand Wizard Theodore, người sáng chế kỹ thuật “scratch”, Flash sáng chế các kỹ thuật “scratch” (cào) và “cut” (cắt) của anh. Vào năm 1976, Flash đã hoàn tất công việc của mình và cuộc đối chọi lại hệ thống âm thanh của Kool có thể khởi sự. Flash cũng bắt đầu viết lách vài cái vần, nhưng vì quá bận rộn với các giàn máy nên anh phải nhường vai MC lại cho những người khác.

Rap: văn hóa ngôn ngữ ghetto

Như đã thấy, Kool Herc có những home boys (“gà nhà”) như Coke La Rock và Clark Kent để rap theo những phần nhạc cụ trong các dĩa nhạc do Herc chơi. Coke và Clark thường xướng đọc những vần ứng khẩu hay những cảm nghĩ đã được thử trước, để lôi cuốn các vũ công trong các sô của họ. Các hoạt động trước micro này mang đến cho những người làm vậy cái biệt danh MC (đọc như “em xi”) có nghĩa là: Master of Ceremony (chủ lễ) hay Mic Controller (người sử dụng micro). Thế nhưng hành động thao dượt ngôn ngữ như vậy đã được biết trước đó dưới cái tên “Rap”.

“Rap” trong tiếng Anh có nghĩa là một cái gõ nhanh và nhẹ gây một tiếng động khẽ. Cũng có nghĩa là liên lạc bằng những tiếng gõ. Trong tiếng lóng Mỹ-Phi, từ “rap” chỉ định một người có ngôn ngữ sắc bén, sử dụng ngôn ngữ một cách lanh lẹ như H. “Rap” Brown, ngày nay được biết đến dưới cái tên Jamil Abdullah Al-Amine. Trong thập kỷ 60, Rap Brown là đảng viên của nhóm sinh viên bất bạo động SNCC (Student Non-Violent Coordination Comittee), rồi của Black Panther Party. Anh đã được cái biệt danh “Rap” trong những trò đấu khẩu được gọi là “dozens” mà anh là một tay thiện nghệ trong ghetto. Trò “The dozen” và các trò “Double Dutch jump rope” khác, có thể ví với cái trò “mẹ mày” nhưng bỏ bớt cái phần tồi tàn mà Arthur (?) đã mang vào. Nguyên tắc của trò đấu khẩu này là hai đối thủ cứ hạ nhau thả ga không chừa cả bà mẹ của địch thủ. Môn thể dục bằng mồm này đã được bọn trẻ ghetto thực hành, pha trộn các tiếng lóng của ngôn ngữ hè phố với sự ứng khẩu tức thì. Tiếng tăm của H. Rap Brown đã khiến cho từ “rap” được phổ cập nhanh chóng. Bởi Rap Brown đã từng là bộ trưởng của Black Panther Party và là một trong các diễn giả đã gây ấn tượng mạnh nhất của các thế hệ những nhà cách mạng trẻ.

Cách sử dụng tài tình lời ăn tiếng nói ấy là một truyền thống rất đặc biệt của người Mỹ-Phi, và trở ngược về tận châu Phi và các thầy phù thủy kể lại những huyền thoại và lịch sử các bộ lạc và các gia đình. Ở châu Phi, các thầy phù thủy là những kẻ giữ gìn lịch sử và cái khôn khéo (sagesse, wisdom) chung. Con cháu những người nô lệ gìn giữ cái nét đó trong di sản, nhưng đã cập nhật nó vào thực tại nước Mỹ và thế kỷ 20. Rap gợi hình ảnh một mục sư giảng đạo trong nhà thờ trên cái nền âm thanh của Gospel, hình ảnh một “bluesman” diễn tả cái thực tế tái tê của cuộc đời mình, hình ảnh một Louis Armstrong nói theo nhịp điệu của hai chiếc kèn đồng. Hoặc hình ảnh của những Lats Poets, đã hòa hợp thi ca của họ với nhịp tiết vừa thành thị vừa truyền thống, của những nhạc cụ có âm hưởng (percussion) trên các đường phố Harlem. Hay thêm nữa, hình ảnh một Gil Scott Heron đọc các bài thơ của mình trong tiếng nhạc soul.

Rap, với tư cách văn hóa truyền khẩu, đã luôn luôn là một yếu tố căn bản của văn hóa Mỹ-Phi. Các DJ của các đài phát thanh đã giữ một vai quan trọng trong cộng đồng da đen, với tính cách là nguồn thông tin âm nhạc cũng như chính trị. Cái tài ăn nói “bép xép” (gift to gab) của các tay DJ đài được hoan nghênh, và đã từng là một nguồn cảm hứng cho các tay rap đương thời, tuy cái từ “rap” cũng được liên kết (với “Jack the ripper”, tên sát nhân đã giết chết các cô gái điếm trong sương mù Luân Đôn thế kỷ 19) bằng cách chơi chữ, như trong trường hợp “Jack the rapper”.

Tất nhiên truyền thống khẩu truyền ấy cũng hòa lẫn vào các bài ca soul. James Brown rap “Brother Rap”, và chắc chắn anh đã phổ biến trên tỷ lệ hoàn cầu cái âm thanh mới lạ đó. Nhưng anh không phải là người đầu tiên đã xen một phần nói suông vào ca khúc. Issac Hayes, Barry White, và dĩ nhiên Millie Jackson cũng đã đệm những đoạn rap (nói suông) trong những chỗ “laid-back” (cool/nguội) của bài hát. Thực thế, từ “rap” từng được sử dụng để gọi sự nói theo nhạc, và nữ ca sĩ Millie Jackson là người đã quen thuộc với những khúc ca như thế, khiến cô có thể tiếp tục triển khai ở các đoạn có ca từ (lời nói được phổ nhạc) những chủ đề thường rất sexy và feminist (nữ quyền luận) trong các bài hát của cô. Cô cũng sẽ không quên cười cợt các tay rapper sau này đã nợ cô tất cả, như trong bài “I had to say it” cô nhạo báng ra mặt những Sugar Hill Gang và những Kurtis Blow khác.

Trên bình diện âm nhạc, rap nằm trong dòng tiếp nối nhạc funk và soul. Những âm thanh hiếm hoi, chỉ những người sành điệu mới được biết, nhờ có rap mà đã có thêm được một tuổi trẻ thứ hai. Les Metters, Sly & the family Stone, trọn bộ P. Funk của George Clinton, Curtis Mayfield, Isley Brothers, Ohio Players, O’ Jays, James Brown, Issac Hayes, Millie Jackson vừa kể… và nhiều tên tuổi khác đã cấu tạo các nền nhạc cho âm thanh “rap”.

Rap và nguồn gốc Jamaican

Giới trẻ Hip Hop tất nhiên đã lớn lên trong cái không khí soul và funk đó. Các DJ phát thanh các ca khúc của James Brown, Millie Jackson. Và rap, dễ đạt tới hơn một ca khúc quen thuộc, vì gần gũi với cái thực tế của ghetto nhất, mà cũng dễ đạt tới hơn một cuộc khẩu chiến “dozens”, trở thành một phương tiện để thể hiện của một phần giới trẻ. Nhưng cái kiểu thức phát âm đó (nói theo nhịp) không chỉ đến từ nhạc soul. Raggae cũng có cái đặc thù đó: ngoài các ca sĩ raggae cổ điển đã có thêm các Dee Jays chỉ nói trên nền nhạc của các bài riddim (?) dân gian ở Jamaica. Các tay Dee Jay này (được gọi vậy vì họ lấy lại kiểu thức phát âm của các tay DJ từ các đài phát thanh Mỹ “R&B US”) cũng là những người điều khiển những hệ thống âm thanh. Họ tạo không khí và thúc đẩy dân chúng. Họ không ca. Họ “chúc tụng” (toast). Rồi họ ghi âm các bài riddim dưới dạng thức dee jay.

Trong thập niên 50, hệ thống âm thanh đầu tiên được ghi nhận là của Tom the Great Sebastian, với DJ Duke Vin. Rồi là sự bùng nổ: Duke Reid (và DJ V-Rocket), Lord Koos, Icky Man, King Edward, và tay huyền thoại Sir Coxsone “the downbeat”, với DJ Winston “Count Matchuki”. Anh DJ này là người đầu tiên “chúc tụng” trên những riddim, và cuối thập niên 50 sẽ có thêm King Stitt và Opie nhập bọn.

Duke Reid, địch thủ của Coxsone, khi đó mới có thêm một phụ tá là tay “chúc tụng” (toaster) tên Cuttins. Thế là mỗi hệ thống âm thanh đều bắt chước làm y chang. Phải chờ đến giữa những năm 60 thì các bài “chúc tụng” trăm phần trăm mới được thu dĩa 45 vòng. Nhưng kẻ đã thực sự vinh danh bài “chúc tụng” (cũng được gọi với cái tên “dee jay style”) là U-Roy “the originator”. U-Roy “nhà phát minh” đã được đồng thanh công nhận là một bậc thầy. Được liên kết với kỹ thuật “Dub” (thêm các hiệu quả điện tử vào phần chơi nhạc cụ) do King Tubby sáng chế, U-Roy cách mạng nhạc raggae và có nhiều đệ tử. Kiểu thức toaster trở thành một hằng số trong nhạc Jamaica đã triển nở từ ska đến rocksteady, rồi tiến đến raggae, cho phép sự nẩy nở thực sự của toast trong nhạc khiêu vũ Jamaica tại các vũ trường, và mặc dù không ngừng tiến hóa, vẫn còn được lưu tồn đến nay.

Như thế, cái văn hóa “toast” và “sound system” đặc thù Jamaica ấy, đã theo Kool Herc di tản sang Huê Kỳ, trộn lẫn với soul, rồi Break Beat. Rap đã dần dà tiến tới cái dạng thức được biết đến ngày nay.

1979: Rapper’s Delight

Coke la Rock rap để đệm với các biểu diễn của Kool Herc từ hai giàn máy. Và giới trẻ ở khu Bronx tò mò và kích thích bởi kiểu thức diễn tả mới lạ này (và được Hip Hop làm cho sáng giá) đã khởi sự viết những câu vần. Bởi rap là một thể loại nhạc dễ vươn tới, nên chỉ cần một tờ giấy và một cây bút để viết. Và khả năng ngẫu tác, đọc ca lời, dòng chảy, bấy nhiêu là yếu tố để cá nhân hóa từng bài rap. Trước tiên, rap chỉ là hai giàn máy hát và một chiếc micro. Cái ý niệm mới này không chỉ lôi cuốn giới trẻ mà còn khiến họ cảm thấy cái âm nhạc đó đang ở trong tầm tay.

Các rapper (người rap/ca sĩ rap) đầu tiên hợp thành một lực lượng hùng hậu: Grandmaster Caz, JDL, cùng với các rapper khác và các DJ như Charlie Chase, Toney Tone hợp thành các nhóm Cold Crysh Brothers, Lovebug Starsky, Busy Bee, Kurtis Blow, Ramellzee, Fab 5 Freddy, The Fantastic Four, KK Rockwell, Rodney Cee, Zulu Queen Lisa Lee, Tanya Winley… Và Melle-Mel với Kid Creole rap cho Grandmaster Flash sẽ trở thành nhóm Furious Five.

Đồng thời các DJ lo hoàn chỉnh kỹ thuật của họ. Grand Wizard Theodore sáng chế kỹ thuật scratch, và tất cả DJ Hip Hop đều đã để lại dấu ấn của mình khi dji’ng. Cuối thập niên 70, văn hóa Hip Hop đã nẩy nở ở những nơi khác. Tín điệp đã được truyền đi và các clubs (hội quán/quán) bắt đầu để ý tới cái văn hóa mới lạ này. Quán Roxy mở cửa cho các DJ của nhóm Zulu Nation vào, và trở thành một nơi không thể tránh khỏi của thế hệ Hip Hop đầu tiên ở New York. Các vũ công trổ tài cùng với những thách đố và sự sôi sục của cái tiểu vũ trụ đó đã khiến nhiều ngoại nhân phải chú ý.

Sugar Hill Record, nhãn dĩa của Sylvia Robinson ở New Jersey (một tiểu bang ở về phía nam New York) muốn cho ra đời một dĩa rap. Bà mời các tay rapper lân cận như Big Bank Hank, Master Gee và Wonder Mike tất nhiên đã trở thành băng đảng Sugar Hill Gang một cách rất hợp lý hợp tình. Ca từ của nhóm này không tuyệt vời, một phần cóp lại ca từ của Grandmaster Caz, phần kia chứa đựng những vần vè cổ điển của H. Rap Brown: “I’m the hemp the demp, the ladies pimp, women fight for my delight” (xin tạm dịch: ta đây chính là tên đượi tên lười, tên ma cô của các bà các cô, họ cấu cào nhau để được nhào vô). Tất cả được rap trên nền nhạc cổ điển của Chic “Good Times”, nghĩa là có bảo đảm thành công mỹ mãn. Đó là năm 1979 và dĩa nhạc này đã lưu lại một dấu ấn vĩnh viễn trong lịch sử âm nhạc.

Thế nhưng dĩa nhạc rap đã được ghi khắc để thương mại hóa đầu tiên là dĩa “Personality Rock” của Kick Tim III, vài tháng trước đấy. Lúc ấy nhóm Funk “Fat Back Band” muốn hợp tác với một tay rapper và King Tim III đã tình nguyện nhảy vô. Do vậy họ đã thâu bài “Personality Rock” trên mặt B của dĩa “You’re My Candy Sweet” (cũng là dĩa “Personality Rock” kể trên).

Cũng trong năm 1979, sau sự thành công của nhóm Sugar Hill Gang, Grandmaster Flash & the Furious Five cũng phiêu lưu vào thị trường dĩa hát và cho ra đời dĩa nhạc “Super Rappin’ No 1”, đã thâu lại bài “7 minutes of Funk” của Tyrone Thomas và the Whole Darn Family’s dưới nhãn hiệu Castle Music. Năm ấy Paulette & Tanya Winley cho ra đời “Rhymin’ and Rappin’” của hãng Paul Winley Records, một nhãn hiệu nhạc funk muốn xé rào nhảy vào rap. Năm sau Tanya Winley cho ra mắt dĩa “Vicious Rap” (Rap phóng đãng).

Vẫn trong năm 79, ca sĩ rap Spoonie Gee được nhà sản xuất Peter Brown mời và kết quả là dĩa “Spoonin’ Rap” dưới nhãn hiệu Peter Brown. Trong cái năm 79 đánh dấu ấy, Castle Music cho ra đời “Rapping and Rocking the House” của nhóm Funky Four Plus One More, đặc biệt qui tụ KK Rock Well và Rodney Cee (về sau anh được biết với cái tên tuổi mới Double Trouble/Hai Dọa) cùng với nữ ca sĩ rap Sha Rock. Kurtis Blow để lại dấu ấn của một ca sĩ rap đã ký hợp đồng với một hãng dĩa lớn: Mercury, với dĩa “Rappin’ Blow”.

Trong cái tiểu vũ trụ Hip Hop, các cộng đồng Mỹ-Phi và Mỹ-Porto-rican đã giữ vai chính. Nhưng có hé mở và người Mỹ trắng, thường đến từ môi trường nguệchh họa (graffitti), cũng khởi sự bám víu cái thể loại nhạc mới đã hình thành: nhạc Rap.

Graffitti: Hip Hop xâm chiếm các mặt tường

Graffitti (xin tạm dịch là “nguệchh họa”) không phải là một văn hóa đã do Hip Hop tạo ra. Nguệchh họa đã từng có mặt, như rap và break danse, một dạng nghệ thuật cửa sau, một văn hóa bên lề, bởi thế cho nên nó cũng cần được sáp nhập vào phong trào Hip Hop. Khi các tay nguệch họa Mỹ Đen và Mỹ-Porto-rican trông thấy Hip Hop, họ cảm thấy tiềm năng của văn hóa mới này và bám vào ngay. GraffittiTag (Nguệch họa và Ký tên) là những yếu tố tạo hình của Hip Hop, cũng bị chế ngự bởi tinh thần đua tranh, vượt bực, cầu tiến như rap và vũ múa, cộng thêm sự phi pháp khiến cho nguệch họa là một trò chơi nhiều hiểm nguy.

Nguệch họa, nếu thu hẹp vào hành động vẽ và viết trên vách, thì đã có từ nghìn xưa. Nhưng trong hậu bán thế kỷ 20, các băng đảng ở New York đã sử dụng nó như một mã số để ghi ranh lãnh thổ của mình. Tương tự như khi mặt tường được dùng làm nền cho những khẩu hiệu chống đối của những người đấu tranh chính trị.

Trước tiên là ở Philadelphia, vào khoảng giữa thập niên 60, khi Cornbread và Cool Earl dùng bụi than để viết tên mình (tag) lên mặt tường. Tag chỉ là chữ ký của một tác giả, chỉ cần vài phút là xong, trong khi graffitti đòi hỏi nhiều thì giờ hơn. Tag được sử dụng bởi các băng đảng để ghi lãnh thổ. Nhưng khoảng cuối thập niên 60, tag đã có tầm cỡ hơn, vì không còn giới hạn trong sự hoạt động của các băng đảng.

New York, cuối thập kỷ 60: một thành phố với vô số những kẻ sống trong những khu phố ảm đạm của Bronx và Brooklyn. Bọn trẻ bị áp lực không ngừng, do sự túng thiếu hay sự bạo tàn. Ngoài ra chính phủ cũng xao nhãng lơ là, không có tổ chức chu đáo ở mức hạ tầng trong các khu phố này. Nhiều khu vực của Bronx đã bị thiêu rụi, bỏ phế. Chỗ nào có thể sử dụng được thì bọn trẻ tha hồ thao túng xịt sơn. Nhưng chúng không được các khu lân cận và cả nước Mỹ biết đến. Do vậy chúng nảy ý xịt sơn lên các toa tàu điện ngầm, khiến tác phẩm của chúng được cả thành phố và nhiều người chú ý.

Phong trào xịt sơn như vậy đã di chuyển từ đường phố sang tàu điện. Vì vậy sự cạnh tranh càng gia tăng vì bọn trẻ muốn được bạn bè nể phục. Thế nên các “Writers” (xin tạm dịch là “nguệch sĩ”, gom chung các tay “tag” và các tay”graffitti”) bắt đầu nới rộng tầm hoạt động đến các toa xe, để tác phẩm được tung ra khắp bốn phương. Tag là cách để cho người khác biết đến mình. Graffitti là để được nhìn nhận như là một nghệ sĩ.

Ở New York, nguệch sĩ đầu tiên được ghi danh sổ sách, từ năm 1970, là Taki. Gốc Hy-lạp, anh này phủ đầy các mặt tường New York với chữ ký Taki 183. Taki là tên, 183 là số nhà anh ở Manhattan. Đồng thời với anh có Julio 204, Joe 136 và Frank 207 cũng đã khiến cho thiên hạ bàn tán. Các nguệch sĩ này có một số đệ tử khó kiểm kê cho hết, như: Papo 184, Friendly Freddy, Super Kool 223, Wap, Barbara 62 và Eva 62 (hai nữ nguệch sĩ), Stay High 149, Lee 163rd, Phase 2, Snake 131, Japan 1, Moses 147, Hondo 1, Junior 161, Riff 140, v.v… Với ngần ấy nguệch sĩ, kiểu thức các chữ càng ngày càng thêm tầm quan trọng để cá nhân hóa từng người một. Kích thước và bề dày của chữ cũng đã gia tăng. Topcat 126, gốc gác ở Philadelphia với kiểu thức Block Letters. Phase 2 đặc biệt với kiểu chữ tròn Bubles Letters. Kiểu chữ 3 chiều (3D) do các xịt sĩ Flint 707 và Pistol sáng chế.

Vào năm 1972, Hugo Martinez sáng lập United Graffitti Artists (UGA) và trưng bày tác phẩm của Phase 2, Mico, Coco 144, Flint 707, Pistol, Bama, Snake và Stich. Ngoài ra, trên đường phố, nhiều toán được thành lập. Đáng kể là Ex-Vandals de Dino Nod và nhóm Wanted do Tracy 168 thành lập. Họ là những kẻ đã tiên phong trong việc minh họa thêm các nhân vật. AJ 161 và Silver Tips cũng tiên phong trong việc xịt cả một toa xe, được phổ biến bởi Butch, Kindo, Case, Lee, Mono, Comet, Ale 1, Slave, Doo 2, John 150. Giữa thập niên 70, nhóm “Throw up” xuất hiện với những nguệch sĩ như: TEE, DY 167, PI, CY, IN, PEO, LE, IZ, TO, OI, FI.

Nguệch họa đã để lại dấu ấn trên não trạng thị dân ở New York vì mỗi ngày họ sử dụng tàu điện và nhìn thấy các toa tàu. Nguệch họa cũng để lại dấu ấn trên khắp thế giới, qua báo chí và truyền thông. Tất nhiên thành phố New York không thể khoanh tay mãi. Các phương tiện lớn đã được điều động như rào kẽm gai. Các toa tàu được chùi rửa và phủ lớp sơn trắng, nhưng đồng thời các graffitti cũng được đưa vào các phòng tranh. Nhưng chỉ là một mốt thời thượng chóng qua. Thực chất của nguệch họa là một phương tiện để cho bọn trẻ nổi loạn. Đầu thập niên 80, Henry Chaflant với cuốn phim tài liệu “Style Wars” đã đưa nguệch họa lên màn bạc và để cho các nghệ sĩ graffitti được phát biểu cảm nghĩ. Kế đến là các phim về Hip Hop như “Wild Style” và “Beat Street”

Thập niên 80: Rap khắc vào dĩa nhựa đen

“Rapper Deligh” của Sugar Hill Gang và sự thành công hoàn vũ khiến các hãng dĩa chú ý tới rap. Hãng Mercury ký hợp đồng với Kurtis Blow. Hãng dĩa Pháp của Jean Caracos và Bernard Zekri, đặt trụ sở tại New York, chạy theo sự nghiệp của một số rappers và các DJ, như DST và Fab 5 Freddy. Tommy Boy, một nhãn hiệu mới, ký hợp đồng với Afrika Bambaataa và the Soul Sonic Force (GLOBE, Pow Wow & Bigggs). Riêng Grandmaster Flash cùng với nhóm Furious Five thì thương lượng được sự cộng tác với Sugar Hill Records, cũng như nhóm Treacherous Three (Kool Mool Dee, Special K, LA Sunshine). Tay DJ phát thanh rap đầu tiên là Mr Magic trong sô “Rap Attack” của anh trên đài WHBI ở New Jersey, rồi trên đài WBLS ở New York. Chẳng mấy chốc Kool DJ Red Alert cũng có giờ phát thanh xen kẽ của mình, từ đó Hip Hop không ngớt xâm chiếm các làn sóng điện.

Năm 1982, Bambaataa “cha đỡ đầu của Hip Hop” cho thính giả nghe tiếng ca của Zulu Nation với dĩa “Planet Rock” trở thành một “tube” (bản nhạc ăn khách) thế giới. Trích đoạn một “cấu trúc” (structure) của Kraftwerk, Bambaataa và nhóm Planet Patrol sáng chế một âm thanh mới: Electro Funk. Từ sự chi phối do Bambaata vào phần “beat” đó, nẩy sinh những loại “nhạc techno” ngày nay. “Planet Rock” là một bài nhạc “cult” của nhạc điện toán. Tiếp theo là “Looking for the Perfect Beat”, “Renegades of Funk”, và “Unity” song ca với James Brown “cha đỡ đầu của Funk”.

Cũng trong năm 1982, Hip Hop khắc dĩa “The Message”, một tín điệp xã hội, qua sự trung gian của Grandmaster Flash và nhóm Furious Five. “White Lines”, “New York, New York” tiếp tục vai trò rap xã hội. Nhóm Fab 5 Freddy thu vào dĩa Celluloid bài “Change the Beat” với mặt B là một bài rap Pháp của B-Side kết thúc bằng sự cào (scratch) mạnh nhất bởi các DJ: “Biiip Aaaathis stuff is really Freshhhh”. Thính giả được nghe B-Side bên cạnh Time Zone (một nhóm của Bambaataa) trên dĩa maxi “The Wildstyle” trong năm 1983. Rap bắt đầu được chính thức công nhận trên thị trường dĩa hát. Nhiều ca sĩ, như Blondie, chịu ảnh hưởng rap, cho ra mắt dĩa “Rapture” đã trở thành cổ điển. Năm 1983, Bill Laswell sản xuất an bum của nghệ sĩ Jazz Herbie Hancock dưới nhãn hiệu của Celluloid, và mời Grandmixer DST cào một bản nhạc khác, “Rock It”, đã trở thành một bài “cult”.

Hip Hop bước ra ngoài tiểu vũ trụ Bronx, được khiêu vũ phổ biến, các ca sĩ rap úa ra từ khắp các khu phố New York, và một lịch sử mới của Hip Hop đang hình thành. Nhóm Run DMC từ khu Manhattan tung ra dĩa “Suckers MC’c”, cách tân hình ảnh ca sĩ rap với sự lựa chọn thời trang Adidas và thêm gia vị cho rap bằng nhạc rock với các bài như “King Of Rock” và “Walk This Way” hát song ca với nhóm hard rock Aerosmith.

Các nhóm và ca sĩ rap nam nữ sinh sôi nẩy nở: Whodini, Roxane Shante, MC Shan & Marley Marl, UTFO và Real Roxane, Ice T từ Los Angeles hợp tác với Afrika Islam, một DJ Zulu. Ca sĩ rap khu Queens, LL Cool J gặt hái thành công liên tiếp với “I can’t live without my radio” và “Rock The Bells”. KRS One và DJ Scott La Rock lăng xê Boogie Down Productions, và vô số nhóm rap lại sinh sôi nảy nở: Cash Money và Marvelous, Eric B và Rakim, Stetsasonic, Slick Rick & beatboxer Doug E Fresh… Một thế hệ rap mới đang bước tới. Kể từ năm 1985, nhạc Rap triển nở với tốc độ phi thường ở Huê Kỳ.

Trang sử Hip Hop được tiếp tục viết

Lịch sử Hip Hop được tiếp tục viết mỗi ngày, khắp các nơi trên thế giới… Những người trẻ tuổi nam và nữ có nhiều hứng cảm tại khu Bronx trong thập kỷ 70 cho ra đời một hiện tượng đa văn hóa có tính cách hoàn vũ và phổ thông, đã lan tràn và cách mạng tất cả các loại hình văn chương nghệ thuật đương đại (âm nhạc, khiêu vũ, hội họa…)

Nhạc rap mang nội dung xã hội được đặt nền móng với tín điệp “The Message” vẫn tiếp tục với các nhóm như Public Enemy. Đã có thêm nhiều nhánh khác như Egotrip (Vị kỷ) với EPMD, Kool G Rap & Polo, Ultramagnetic MC’s, Big Daddy Kane. Gangsta rap với School D, và nhất là nhóm NWA ở Los Angeles với Dr Dre, Easy E, Ice Cube, MC Ren & Yella. Từ năm 1988 có thêm “đội” (posse) Native Tongue với Jungle Brothers, De La Soul, A Tribe Called Quest và Black Sheep, và các nhóm như Third Bass, KMD, Jazzy Jeff and Fresh Prince. Phía nữ giới có các cô Salt’N Pepa, Queen Latifah và MC Lyte. Các ngôi sao mới (và tỉ phú) hiện nay: Eminem, Missy Elliott, 50 Cent…

Từ cái nôi Bronx, Hip Hop đã tràn qua các khu phố khác của New York, khắp nước Mỹ, rồi nhanh chóng tới các nơi khác trên thế giới, để cuối cùng trở thành một thị trường khổng lồ với các ngôi sao, các nhà đầu tư, các câu chuyện ngồi lê đôi mách, được các ngành công nghiệp to lớn của Huê Kỳ ve vãn.

Nguyễn Đăng Thường dịch

& viết theo hai trang web tiếng Pháp tình cờ bắt gặp vài năm trước, nhưng đã lạc mất địa chỉ. Một tác giả có thể tên là Ben “Gee” (?). Thành thật cảm tạ và xin lỗi các gia chủ.

P H Ụ L Ụ C

Artist: Ice Cube
Album: Kill at Will
Song: Dead Homiez

Verse One:

Up early in the morning, dressed in black
Don’t ask why? ‘Cause I’m down in a suit and tie
They killed a homie that I went to school with (Damn!)
I tell ya life ain’t shit to fool with
I still hear the screams of his mother
While my nigga laid dead in the gutter (Shit!)
And it’s getting to my temple
Why is that the only time black folks get to ride in a limo?
It makes me so mad I want to get my sawed-in
And have some bodies hauled in
But no, I pay my respects and I’m through (whaddup Cube?)
Hug my crew, and maybe shed a tear or two
And I wanna get blitz
Grab my 40 ounce and then I reminisce
About a brother who had to be the one and only
So I dedicate this to my dead homiez…

Verse Two:

Another homie got murdered on a shakedown {three gun shots}
And his mother is at the funeral, havin’ a nervous breakdown
Two shots hit him in the face when they blasted {two gun shots}
A framed picture and a closed casket
A single file line about 50 cars long
All drivin’ slow with they lights on
He got a lot of flowers and a big wreath
What good is that when you’re six feet deep?
I look at that shit and gotta think to myself
And thank God for my health
‘Cause nobody really ever know
When it’s gonna be they family on the front row
So I take everything slow, go with the flow
And shut my motherfuckin’ mouth if I don’t know (Word!)
‘Cause that’s what Pops told me
But I wish he could have said it…to my dead homiez

Verse Three:

I remember we painted our names on the wall for fun
Now it’s “Rest in Peace” after every one
Except me, but I ain’t the one to front
Seems like I’m viewin’ a body after every month
Plus, I knew him when he was yea big
Pour beer on the curb before I take a swig
But somethin’ ain’t right
When it’s a tragedy, that’s the only time that the family’s tight
Lovin’ each other in a caring mood
There’s lots of people and lots of food
They say “Be Strong” and you’re tryin’
But how strong can you be when you see your Pops cryin’?
So that’s why Ice Cube’s dressed up
Because the city is so fuckin’ messed up
And everybody is so phony
Take a little time…to think about your dead homiez.

Nó ngủm rồi

Khúc Một:

Mới tảng sáng mà tôi đã đóng bộ đồ nỉ đen
Đừng thắc mắc vì chiếc cà vạt và cái bộ vó chẳng hèn
Thằng bạn đồng trường của tôi đã bị bọn cớm hạ rồi (Damn!)
Cuộc đời chẳng là cái đống cứt thơm để cho ta vọc
Tôi nghe tiếng bà già nó kêu trời và rống và khóc
Trong khi thằng mọi ngã lăn tòm vào lòng rãnh mương (Shit!)
Và tôi thảnh thơi cất bước tới ngôi thánh đường
Sao bọn mọi đen chỉ được ngồi xế những lúc như thế
Khiến tôi nổi nóng muốn vác cây súng cưa nòng ra
Để có thêm vài cái thây ma mà khuân vác về nhà
Tuy nhiên tôi chỉ cúi chào và thế là xong cuộc lễ (whaddup Cube?)
Ôm hôn bằng hữu và có thể rỏ một hai giọt lệ
Và muốn được xơi bom rơi đến gần như tắt thở
Nên hít 40 ounce để mà tưởng mà nhớ
Cái thằng bạn hiền thằng anh em độc nhất của tôi
Vì vậy tôi tặng bài này cho cái thằng đã ngủm rồi

Khúc Hai:

Lại thêm một thằng bạn thân bị bắn trong một trận càn quét {ba phát súng}
Và bà má nó đi đưa ma và bị khủng hoảng tinh thần
Hai phát súng nổ tung cái bản mặt mo đen của nó {hai phát súng}
Một tấm hình lộng kiếng với một chiếc mũ kết
Một cái hàng dài nối đuôi năm chục cái xế đen thui
Đèn pha vàng mờ mờ và đoàn xe chạy từ từ
Nó được rất nhiều bông hoa và một vòng hoa rất bự
Để làm gì hả khi ta đã nằm trong cái lỗ sâu 2 mét
Tôi ngó cái đống cứt to đó và tôi suy tôi xét
Cám ơn Thượng đế nhé về cái sức khỏe của tôi
Bởi chẳng có ai thực sự có tài đoán trước được nổi
Cái lúc gia đình mình sẽ đứng đợi ở nơi hàng đầu
Thế nên tôi cứ tà tà mà trôi xuôi theo dòng chảy
Và ngậm câm đụ má cái miệng hến lại nếu tôi chưa thể (Word!)
Vì các đấng sanh thành thường bảo ta làm thế
Nhưng sao họ chẳng bảo dùm cho cái thằng bạn đã ngủm của tui

Khúc Ba:

Tôi còn nhớ chúng tôi hay xịt tên mình lên tường để mua vui
Giờ thì phải ghi “An Nghĩ” theo ý của mọi người
Trừ tôi, nhưng tôi không là một tên hay chống đối
Hình như tôi phải nhìn một cái thây ma sau mỗi tháng
Số là tôi đã chơi thân nó khi nó chỉ mới bi to
Mà đã biết rót bia vào cốc rồi ngó tôi nốc một ngụm
Nhưng có điều gì đó coi bộ như là chưa thật ổn
Chỉ khi gặp biến thì người trong nhà mới xích gần nhau
Yêu thương nồng nàn trong tình tương thân tương ái
Cả đống bà con cả đống đồ ăn và thức uống
Họ bảo nên “Vững lòng” và ta cố vững lòng
Nhưng vững tới đâu khi bố mẹ nước mắt chảy ròng ròng
Thế nên thằng Ice Cube này mới chưng diện thật bảnh bao
Vì đụ mẹ cái thành phố chó đẻ này chỉ là một cái đống rác cao
Và mọi người đều giả trá và cù lần và cà chớn
Này… hãy để tí thời giờ mà nghĩ tới những thằng đã sạch trơn

Artist: 2 Live Crew
Album: Is What We Are
Song: We Want Some Pussy

Chorus(4x): [Luke]
Somebody say HEY-Y-Y-Y-Y WE WANT SOME PU-U-USSAY-Y-Y!
(HEY-Y-Y-Y-Y WE WANT SOME PU-U-USSAY-Y-Y!)

Verse 1: [Brother Marquis]

You see, me and my homies like to play this game
We call it Amtrak but some call it the train
We all would line up in a single-file line
And take our turns at waxing girls’ behinds
But every time it came to me, I was shit out of luck
Because I’d stick my dick in, and it would get stuck
The girls would say “Stop!” I’d say “I’m not!
That’s enough, I quit, ’cause y’all are bustin’ me out!”
I say, girls, don’t hide it, just divide it
And please don’t knock it until you’ve tried it
So to all of you bitches and all you hoes
Let’s have group sex and do the Rambo!

Chorus

Verse 2: [Fresh Kid Ice]

I’m the Peter Piper of the 1980’s
Got a long hard dick for all of the ladies
I don’t care if you got three babies
You can work the stick in my Mercedes
If you wanna blow, just let me know
We can go backstage at the end of the show
I’ll look at you, and you will look at me
With my dick in my hands as you fall to your knees
You know what to do, ’cause I won’t say please
Just nibble on my dick like a rat does cheese!

Chorus

Holy shit!

Bọn tui muốn có ngay vài cái lồn

Hợp xướng (4x): [Luke]
Thằng nào vừa bảo Ê–Ê–Ê–Ê–TỤI TAO MUỐN CÓ NGAY VÀI CÁI L-Ô-Ô-Ồ-Ồ-N-N
(Ê–Ê–Ê–Ê–TỤI TAO MUỐN CÓ NGAY VÀI CÁI L-Ô-Ô-Ồ-Ồ-N-N)

Khúc 1: [Brother Marquis]

Tui và lũ bụi đời thích mê cái chuyện bề rất văn nghệ
Gọi nó là Amstrak hay là trò hỏa xa cũng thế
Bọn tui nối đuôi thành một cái hàng dài
Và luân tay chà láng đít mông lũ con gái
Nhưng hễ tới phiên tui thì thế nào nó cũng khựng
Hễ tui nhét củ mì vô thì nó bị kẹt cứng
Tụi ghệ đòi “Tốp” tui bảo “Chưa ốp”
Nhưng tui cũng rút lui vì đã lúi lon thịt hộp
Tui bảo, ê, ghệ ơi đừng kẹp mà phải tách đôi
Cũng đừng chê quả thối khi chưa được nếm mùi ổi
Này bọn đĩ chó và lũ cặc bò
Nào ta hãy bề hội đùng với cái trò hùng Rambo

Hợp xướng

Khúc 2: [Fresh Kid Ice]

Của thập kỉ 80 tui là cậu Pitơ Paipơ mình gai
Củ dài và cứng cho lũ liền bà con gái
Tui đéo có lo nếu em đã có ba thằng nhóc
Em có thể ngồi Mercedes mà đánh bóng cái thằng trọc
Nếu như có thèm bú thì em cứ hú cho to nhé
Ta có thể vào hậu trường ngay sau cái buổi ré
Tui sẽ mé em và em cũng sẽ lé tui
Tay tui nâng dùi cui khi con ghệ quì gúi
Tui nói mi biết công việc của mi tao đéo cần năn nỉ
Mi cứ gặm cái dùi ni như chuột nhắm khúc bánh mì

Hợp xướng

Cứt thánh!

Nguyễn Đăng Thường phóng tác

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.