ĐIỀU TÔI MUỐN NÓI VỀ THƠ TÂN HÌNH THỨC
_________________________________________

Xuân Thủy

 

Điều muốn chia sẻ về thơ Tân hình thức, có lẽ tôi cũng đã nhắc đến nhiều, nhưng gần như là không trực tiếp và tập trung vào vấn đề, vì thế rất mong sự đồng cảm của tất cả các bạn, với tư cách một người đọc ngoài cuộc, chia sẻ cảm nhận của mình về thơ. Trong cuộc sống hiện đại này, đôi khi chúng ta không hề biết ông hàng xóm của chúng ta thế nào, nhưng chúng ta lại thích giữ vị trí nào đó để nói và bắt tất cả mọi người phải lắng nghe mình. Lịch sử văn mình loài người đã chứng minh rằng không thể sử dụng những định kiến hay bất cứ những định kiến nào để quy chụp cho toàn bộ thời gian và không gian, bởi vì nó vẫn luôn chảy trôi không ngừng cho dù loài người luôn cố gắng ghìm giữ nó lại như kìm cương con ngựa để tiện bề điều khiển theo ý chí của mình, ở thời mà mình chưa thể điều khiển được xe ô tô, máy bay hay đĩa bay hay chính trọng lực của cơ thể mỗi chúng ta.

Thực ra, điều tôi muốn sẻ chia, cũng bình thường, không có gì to tát cả, chỉ như anh hàng xóm kể về những điều thú vị trong cuộc đời của mình mà nhiều khi cả đời cũng chả biết ngay cả khi đã nhắm mắt xuôi tay. Nhưng nó bỗng trở nên to tát và có vẻ như điều gì đó ghê gớm đến mức là cách mạng hay thế này thế nọ theo một kiểu định kiến có sẵn trong sách vở và được thực hành một cách chớp nhoáng. Cái gì khác mình là không chấp nhận hay nói cách khác là cái gì khác với những định kiến sẵn có trong sự quen thuộc của mình (tôi) thì đều thế cả.

Tôi xin quay trở lại vấn đề, hôm nay, bài thơ này đã làm tôi có cảm hứng để chia sẻ cái cảm nghĩ riêng của tôi (tất nhiên riêng của tôi thôi). Từ thuở tôi sinh ra đến giờ thậm chí trong gia đình chưa có ai nghe những sẻ chia của tôi về cuộc sống này cả (tôi tự hỏi, tôi đang sinh ra ở đâu?) Xung quanh tôi, tôi không còn tin, không còn gì để tin, vì niềm tin cũng thật là mệt mỏi và thừa thãi quá, nên đổ đi … Xin được phép quay trở lại vấn đề, tôi muốn nhấn mạnh vào vấn đề mà các nhà thơ hiện nay không có thiện cảm cho lắm hoặc bị định kiến dư luận trái chiều, gây cản trở và tiếp tục tạo ra hệ quả định kiến trong sự tự do của chính mình: TẠI SAO LẠI CỨ XUỐNG DÒNG VÔ TỘI VẠ NHƯ VẬY, KHÔNG CÓ Ý CÓ TỨ GÌ CẢ?… một người đọc: TẠI SAO THƠ LÀ CỨ PHẢI XUỐNG DÒNG? hay kỹ thuật vắt dòng. (Mạc Mạc chia sẻ trên facebook).

Lưu Quang Vũ
PHỐ TA

(Con chim sẻ tóc xù ơi
Bác thợ mộc nói sai rồi … smile emoticon)

Phố của ta
Những cây táo nở hoa
Mùa thu đấy
Thân cây đang tróc vỏ
Con đường lát đá
Nghiêng nghiêng trong sương chiều

Năm nay cà chua chín sớm
Trên quầy hàng đỏ hồng
Chị thợ may đi lấy chồng
Chị thợ may goá bụa
Năm nay tôi mặc đồ đen.
Bác đưa thư, có thư ai đấy?
Bác đưa thư kéo chuông
Ti-gôn hoa nhỏ
Rụng đầy trước hiên.

Riêng bác thợ mộc già buồn bã
Thở khói thuốc lên trời
Anh thợ điện trên mái nhà mắc dây
Bà giáo về hưu ngồi dịch sách
Dậy cậu con tiếng Pháp
Suốt ngày chào: bông-dua

Phố của ta
Phố nghèo của ta
Những giọt nước sa
Trên cành thánh thót
Lũ trẻ lên gác thượng
Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng.

Em chờ anh trước cổng
Con chim sẻ của anh
Con chim sẻ tóc xù
Con chim sẻ của phố ta
Đừng buồn nữa nhá
Bác thợ mộc nói sai rồi
Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa
Tại sao cây táo lại nở hoa
Sao rãnh nước trong veo đến thế?
“Con chim sẻ tóc xù ơi
Bác thợ mộc nói sai rồi.”

(Tất nhiên bài thơ không phải là thơ Tân hình thức)

PHỐ TA

(Con chim sẻ tóc xù ơi
Bác thợ mộc nói sai rồi … smile emoticon)

Phố của ta những cây táo
nở hoa mùa thu đấy thân
cây đang tróc vỏ con đường
lát đá nghiêng nghiêng trong …

sương chiều năm nay cà chua
chín sớm trên quầy hàng đỏ
hồng chị thợ may đi lấy
chồng chị thợ may goá bụa

năm nay tôi mặc đồ đen.
Bác đưa thư, có thư ai
đấy? Bác đưa thư kéo chuông
Ti-gôn hoa nhỏ rụng đầy

trước hiên riêng bác thợ mộc
già buồn bã thở khói thuốc
lên trời anh thợ điện trên
mái nhà mắc dây bà giáo

về hưu ngồi dịch sách dậy
cậu con tiếng Pháp suốt ngày
chào: bông-dua … Phố của ta
phố nghèo của ta những giọt

nước sa trên cành thánh thót
lũ trẻ lên gác thượng thổi
bay cao bao bong bóng xà
phòng … Em chờ anh trước cổng

con chim sẻ của anh con
chim sẻ tóc xù con chim
sẻ của phố ta đừng buồn
nữa nhá bác thợ mộc nói

sai rồi nếu cuộc đời này
toàn chuyện xấu xa tại sao
cây táo lại nở hoa sao
rãnh nước trong veo đến

thế? “Con chim sẻ tóc xù
ơi bác thợ mộc nói sai rồi.”
_____________________________________

“Phố của ta những cây táo
nở hoa mùa thu đấy thân
cây đang tróc vỏ con đường
lát đá nghiêng nghiêng trong …” ­­

Phố của ta, trên con phố trồng những hàng táo, nở hoa vào mùa thu đấy! thân (thiết – một mối dây liên hệ cảm xúc giữa cây táo và hoa và mùa thu và con người sống trong không gian đó), (thân) cây đang tróc vỏ (và/ – /đồng điệu với) con đường lát đá nghiêng nghiêng trong … (mắt) của người đang vẽ lại phong cảnh của con phố trước mặt …

Nếu chúng ta đọc theo lối thông thường, và chỉ dừng lại ở từng câu một, chúng ta sẽ không thấy đầy đủ bức tranh kia, chiều sâu của không gian thời gian vật chất và tinh thần tình cảm của người đang hiện sinh trong chớp thoáng của kiếp người này. Quá nhiều, nhưng dường như không đủ vì chỉ dành thời gian để làm cho nhau mất hứng, cũng không lạ khi điều này rất dễ mất hứng. Vì tôi biết, ai cũng có thể nhận ra điều này khi khai thác tính đa nghĩa của tiếng Việt, điều mà ít ngôn ngữ nào khác có được nên đây chính là bản sắc của thơ Tân hình thức Việt. Tôi nghĩ đó cũng là bình thường, các bạn có thể khai phá tiếp tục và có thể hay hơn tôi … tôi chỉ góp tiếng nói bênh vực như cụ Đồ Chiểu dạy thôi ấy mà, đừng biến tôi thành kim tự tháp Ai Cập, vì sự câm của tôi, sự mất hứng của tôi cũng có mặt tốt của nó, đó là không tạo ra một định kiến mới để mọi người lại tiếp tục rơi vào. Định kiến kia có thể còn mãi nhưng thời gian và không gian vẫn luôn đang bào mòn nó đấy chứ, đúng không? Điều thú vị là

“Phố của ta”

Giả sử một câu thơ là một đơn vị không gian chuyển tải thời gian, tức là mắt người đọc nó, trên đơn vị không gian. “Phố của ta”, người đọc tự hỏi và tò mò, không hiểu rõ ràng thơ ở dạng này đọc không hiểu mới đúng, chứ sao có thể nói “Phố của ta những cây táo” là không hiểu, tuy được rút gọn nhưng có thể nhận biết được, mường tượng được “Phố của ta là gì?” Đó có lẽ tính phản hồi xuất hiện, người đọc tự hỏi và tự trả lời đồng điệu cùng lời giải khác của tác giả, tác giả thành người đọc như thể tự hỏi mình cái mình nói, cái mình tả lại có đúng chưa, ý nghĩa giáo dục lời ăn tiếng nói xuất hiện từ tính phản hồi, …

“Những cây táo nở hoa
Mùa thu đấy
Thân cây đang tróc vỏ
Con đường lát đá
Nghiêng nghiêng trong sương chiều”

Dường như cảnh quan được vẽ lại một cách cố định và không có mối dây nào buộc vào nhau, từng cảnh rõ ràng mạch lạc, định hình,

“Phố của ta những cây táo
nở hoa mùa thu đấy thân
cây đang tróc vỏ con đường
lát đá nghiêng nghiêng trong …”

Giữ lại được nguyên ý nghĩa ban đầu của nhận biết của tác giả, sắp xếp có thể ngắn hơn 6 hoặc lớn hơn 6 chữ một dòng, ý nghĩa không khác nhưng cảm nhận về bức tranh có khác đi, “Những cây táo nở hoa” là văn viết thì “nở hoa mùa thu đấy” lại là văn nói. “Nghiêng nghiêng trong sương chiều” thì “lát đá nghiêng nghiêng trong …” tạo ra độ chênh vênh nghiêng nghiêng không có chỗ bám víu đến cả trong sương chiều cũng không có, mà ở trong trong một cõi nào không biết nữa …

Vô tình hay hữu ý tôi cũng như bao con người khác muốn chia sẻ điều này với người khác để nhận được những ý kiến của mọi người và bạn bè. Và có thể nhận ra những điều tiếp theo là, không phải bài thơ tự do/ truyền thống nào cũng có những điều thú vị đó và làm cho chúng ta có cảm hứng sống như vậy. Do đó, không thể cứ chuyển các thể thơ truyền thống trước đó sang dạng thơ Tân hình thức với những yếu tố như vừa phát hiện trên là có thế hình thành bài thơ được gọi là thơ Tân hình thức được. Để có một bài thơ Tân hình thức thì phải chủ động viết theo kỹ thuật thơ Tân hình thức là vậy.

Các bạn thơ của tôi cũng cho ý kiến:

Hường Thanh: “tuy việc chuyển thơ khác sang thơ Tân hình thức là chối bỏ nguyên tắc thơ Tân hình thức, chỉ nghĩ đến mộ cảnh quan đầy đủ … nhưng cũng đã khiến người khác từ khó chịu sang tò mò … Một bài thơ Tân hình thức khó làm ở chỗ ý tưởng và nhịp điệu, việc viết xuống dòng là tự nhiên không cần phải phân biệt, quan trọng là có những yếu tố Tân hình thức, thì đó sẽ là bài thơ hay.”

Khế Iêm: “Viết xuống dòng hay vắt dòng đã thành luật. Đã là luật thì không cần phải bàn luận nữa. Ai thắc mắc thì tự họ phải đi tìm đọc lý thuyết về thơ Tân hình thức. Chuyển thơ tự do sang thơ Tân hình thức sẽ không tạo được nhịp điệu mới và dễ gây hiểu lầm là thơ Tân hình thức không cần nhịp điệu. Đó là nguy hiểm, sẽ mất thì giờ để giải thích vì thế mà phải dứt khoát không chuyển nữa.”

Page cover: Artist Evan Roth’s work occupies the irregular zone at the intersection of free culture with popular culture, where viral media meets art, and graffiti connects with technology. From Feb. 5-March 2, Roth’s “Intellectual Property Donor,” is on display in the Center for the Art’s Ezra and Cecile Zilkha Gallery. Ginger Gregg Duggan and Judith Hoos Fox of c², curatorsquared, co-curated the exhibit.
http://newsletter.blogs.wesleyan.edu/author/msembos/page/2/

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.