BƯỚC ĐI / VÀO THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT

BƯỚC ĐI / VÀO THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT
______________________________________

Biển Bắc

 

Sự Hình Thành Thơ Tân Hình Thức Việt

Lấy cảm hứng từ phong trào thơ New Formalism của một nhóm nhà thơ Mỹ,  vào cuối năm 1999 đầu năm 2000, một nhà thơ Việt với bút hiệu là Khế Iêm, giới thiệu vào nền thơ Việt một thể thơ mới, với tên gọi: Thơ Tân Hình Thức.

Lúc ban đầu, có lẽ, chỉ mới ở giai đoạn “khai phong”, thơ Tân Hình Thức rút ra một số yếu tố của thơ tiếng Anh, để hình thành luật tắc cho một thể thơ mới, nhân tiện mượn thuật ngữ  Tân Hình Thức để gọi cho thuận miệng, có nghĩa là một thể thơ mới. Tuy trong trường hợp đầu tiên, cụm từ “Tân Hình Thức” được dịch ra từ cụm từ “New Formalism”, nhưng khi du nhập vào thơ Việt, những tư tưởng và kỹ thuật của New Formalism bắt được luồng sinh khí đặc thù của di sản văn hóa, di sản thi ca Việt và trải qua hơn một thập-niên đã được khai phá, phát triển thành một thể thơ với một bản sắc riêng: Thơ Tân Hình Thức Việt.

Tuy là xuất phát từ nguồn cảm hứng của phong trào thơ New Formalism, có nhiều điểm giống nhau, vẫn luôn giao lưu, cộng tác với phong trào thơ này, nhưng Thơ Tân Hình Thức Việt là một nhánh chảy riêng biệt trong giòng mênh mông của văn học nghê thuật. Với một số lượng sáng tác đáng kể, từ những bài viết phê bình, lí luận, sáng tác thơ, ấn phẩm và những sinh hoạt đặc trưng, Thơ Tân Hình Thức Việt đã đủ được công nhận là một thể thơ riêng biệt.

Nhìn, Nhận Thơ Tân Hình Thức Việt

Thơ Tân Hình Thức bước ra, bước rẽ hay nói đúng hơn là bước trở về những con đường của cuộc hành trình thơ ca Việt. Với tư duy được xây dựng trên cơ sở của học thuyết hỗn mang (chaos theory school), Thơ Tân Hình Thức Việt áp dụng hiệu ứng cánh bướm qua quy trình đệ quy phi tuyến tính, vào cái mọi khía cạnh khái niệm của thơ ca:

  • Lí luận về thơ;
  • Sáng tác thơ;
  • Thưởng thức thơ;
  • Đọc-diễn thơ;
  • Phê bình về thơ.

Mặt cảm thức của Thơ Tân Hình Thức Việt được kết hợp với mặt kỹ thuật một cách liền mạch ở bốn nền móng của thể thơ này:

  1. Tính Truyện/Chuyện;
  2. Ngôn Ngữ Đời Thường;
  3. Vắt Dòng;
  4. Phản Hồi và Lập/Lặp Lại.

Lý Thuyết Hỗn Mang

Lý thuyết Hỗn Mang  là tên phổ biến cho các lãnh vực của toán học, nghiên cứu về hành vi và thực trạng của một số hệ thống động lực. Tên chính thức của toán học là hệ thống năng động. Những chương trình nghiên cứu, xem xét các trường hợp nào mà sự hỗn mang (được) xác định (trước) được hình thành và chúng có những đặc tính gì. Khái niệm về hỗn mang ở đây có một ý nghĩa kỹ thuật, khác với thuật ngữ được sử dụng hàng ngày. Hỗn mang (được) xác định (trước) có nghĩa là các sự kiện xảy ra dường như một cách rối loạn, dù vậy đã được xác định một cách chính xác và được sắp xếp, được thành lập theo một thuật toán hoặc tính quy luật.

Trước kia, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng các hệ thống vật lý xuất hiện những điều không thể đoán trước được, chỉ có vẻ như vậy, hoặc vì sự phức tạp của chúng, hoặc bởi sự đa dạng của các thành tố mang lại những thay đổi trong các hệ thống này. Với sự phát triển của lý thuyết hệ thống, người ta nhận ra rằng điều này là không đúng sự thật. Ngay cả hệ thống rất đơn giản, với trong đó các thành phần của hệ thống ảnh hưởng lẫn nhau một cách phi tuyến tính, đều có thể biểu hiện hiện tượng “hỗn mang (được) xác định (trước)”. Với sự ra đời của máy vi  tính người ta đã có thể nghiên cứu điều này.

Hiệu Ứng Cánh Bướm

Trong Thơ Tân Hình Thức Việt, nói riêng, hiệu ứng cánh bướm là một yếu tố bao quát/bao trùm. Từ đây, ở những khoản, từ cảm thức đến kỹ thuật, từng phần một, chúng ta sẽ đi sâu vào cái áp dụng hiệu ứng cánh bướm vào mỗi khía cạnh.

Buoc di 1(Ảnh: Lorenz-Attractor của Edward Lorenz trong một không gian pha ba chiều. Nguồn: Internet)

Thuật ngữ Hiệu Ứng Cánh Bướm được dùng để mô tả một số hiện tượng hỗn mang. Các hiệu ứng cánh bướm đóng một vai trò quan trọng trong lý thuyết hỗn mang. Hiệu ứng cánh bướm là sự nhạy cảm mạnh mẽ của sự khác biệt đối với những điều kiện ban đầu. Ở những hệ thống phi tuyến tính với độ nhạy cao, sự chênh lệch của mỗi bước có thể tăng theo cấp số nhân.

“Sai một ly, đi một dặm”

Dự báo thời tiết tốt nhất của chúng ta luôn được rút ra từ các giải pháp của hệ thống phương trình vi phân kết nối. Trong số các chương trình này thường không có những giải pháp được biết chính xác, nhưng số lượng chuỗi tính toán nối tiếp có thể cho một chúng ta một xác suất đáng tin cậy. Nói một cách cụ thể, với những dữ liệu đo lường thời tiết của hôm nay, chúng ta có thể tính toán được nhiệt độ thời tiết của ngày mai.

Từ thập-niên 50, Edward Lorenz đã cho thấy rằng phương trình vi phân (kết nối) có thể không ổn định. Điều này có nghĩa rằng các lỗi trong thời gian tính toán số phát triển. Nếu ví dụ nhiệt độ, hôm nay 0,1 ° C được đo không chính xác, sai lệch so với dự báo cho ngày mai đã là 0,2 °C. Trong quá trình đo lường một tuần, chúng ta sẽ có sự sai lạc của dự báo nhiệt độ là 1,4 °C và trong hai tuần thì dự báo nhiệt độ và thời tiết hoàn toàn không còn có ý nghĩa gì nữa.

“Dự báo thời tiết: nói thiệt chết liền!”

Cái tên Hiệu Ứng Cánh Bướm được dựa trên một phép ẩn dụ với giai thoại thường được đề cập, là tiếng vỗ của một con bướm trong rừng rậm của Brazil có thể được quyết định giữa thời tiết tốt và một cơn bão ở Nhật Bản.

Quy Trình Đệ Quy Phi Tuyến Tính

Độ tuyến tính nghĩa là kết quả của một quá trình thường được cân đối với nguyên nhân. Những thay đổi nhỏ có tác động nhỏ, thay đổi lớn có hậu quả lớn. Hiệu ứng cánh bướm cho chúng ta biết rằng điều này không phải là sự thật tuyệt đối. Những thay đổi vô cùng nhỏ nhoi, tuy nhiên, có thể có hậu quả to lớn. Đây là điều lệ căn bản của các quy trình phi tuyến tính. Như vậy phi tuyến tính cho thấy sự  không tương xứng/cân đối giữa hậu quả và nguyên nhân. Hiệu ứng cánh bướm có quá trình đệ quy lặp đi lặp lại. Như đã vừa nêu trên, đệ quy là một quá trình phản hồi với trong đó quá trình này lặp lại như là một phần của bản thân nó. Kết quả của một phương trình (đầu ra) được trả lại cho các đầu vào của so phương trình và quá trình này lặp lại bất tận. Nếu một thay đổi nhỏ được thực hiện trong điều kiện ban đầu của phương trình, nó sẽ lại được phóng đại ra từng lần trong quá trình đệ quy (phản hồi tích cực).

Ví dụ khi chúngt ta đặt hai tấm gương đối diện với nhau, chúng sẽ có được một sự lặp lại bất tận của cùng một hình ảnh.

Buoc di 2(Ảnh: Một hành lang với hai bên gương đối diện nhau. Nguồn: Internet)

Ví dụ, nếu chúng ta đặt một cái loa (đối diện) gần với một chiếc micrô, âm thanh từ cái loa phát ra được thâu vào lại chiếc micrô rồi âm lực lại được phóng đại theo từng lần, từng lần phát ra, thâu vào một cách bất tận. Cụ thể như trong một trường hợp thường xảy ra trong phòng hát Karaoke, khi người hát vô tình cầm micrô đứng trước loa, lập tức mọi người đều phải bị giựt mình đến chói tai đinh óc với tiếng rít réo inh ỏi, vang, dội.

Buoc di 3Bước Vào Thơ Tân Hình Thức Việt

Với Thơ Tân Hình Thức Việt, thơ là sự phản hồi và lặp/lập lại của một số thành tố liên quan với nhau trong và của đời thường. Đời thường ở đây có nghĩa là đời sống thường nhật, đời sống hàng ngày. Trong cuộc sống hàng ngày có muôn đời sống và có muôn mặt, mọi tầng lớp xã hội, mọi giới tính, mọi tín ngưỡng, mọi ngành nghề, mọi hoàn cảnh, mọi âm thanh và nhịp điệu, mọi màu sắc cùng mọi mùi vị.

Những sự kiện xung quanh chúng ta, trong cuộc sống hàng ngày, xảy ra một cách như thể không có tổ chức, không có một hệ thống nhất định. Cũng vẫn là trên con đường từ nhà đến cơ quan, đến trường, đến quán, đến chợ, đến phòng mạch, vân vân, vẫn hàng ngày hai buổi đi-về, nhưng những chuyện xảy ra của hôm qua khác với ngày hôm nay và ngày mai thì chúng ta chưa biết chừng. Ví dụ:

  • Hôm qua từ nhà đi đến chỗ ngã tư đèn-xanh-đèn-đỏ, mải cắm đầu chạy nên không thấy đèn đỏ, không kịp thắng nên đụng vào xe trước. Dừng lại bên lề đường, năn nỉ giải thích đủ điều mà anh ta không thông cảm, nên đành móc túi bồi thường 100 nghìn, anh ta mới chịu rồi đi tiếp. Vì phải dừng lại giàn xếp vụ đụng xe, nên đến chỗ bùng binh đúng ngay giờ cao điểm, bị ùn tắc và rồi phải móc điện thoại gọi cho bạn đồng nghiệp hủy cuộc hẹn nhau ở quán ăn sáng. Hôm nay, cũng trên đường tới cơ quan, cũng chạy qua chỗ ngã tư đèn-xanh-đèn-đỏ, nhưng không gặp chuyện gì nên chạy ngon ơ đến chỗ bùng binh trước giờ cao điểm. Vừa đến bùng binh thì móc điện thoại ra nghe người bạn đồng nghiệp hẹn đến quán khác ăn sáng, lý do cô ta phải chạy vòng đường khác bởi đường đằng trước xảy ra tai nạn giao thông nên bị khóa lại. Khi ăn sáng xong, phải móc túi trả 100 nghìn cho 2 xuất ăn uống, vì phải chuộc cái “tội” hôm qua hủy cuộc hẹn ăn sáng với cô bạn đồng nghiệp. Khi đến giờ phải bắt đầu công việc, cô bạn đồng nghiệp lại hẹn: ngày mai, cùng một thời điểm cùng một địa điểm, như mọi ngày nghe!? Ngày mai… … …

Sự kiện cùng những hình ảnh ở trên đây làm bật ra cái thành tố phi tuyến tính của quá trình (đường đi) hàng ngày trong cuộc sống hàng ngày. Nếu ở độ tuyến tính, thì quá trình (đường đi) hàng ngày vẫn cứ đều đều: đúng cùng thời điểm, đúng cùng địa điểm, xảy ra đúng cùng sự kiện. Đầu vào (địa điểm và thời điểm, chặng khởi hành) sẽ cân bằng với đầu ra (địa điểm và thời điểm, chặng đến nơi) song song với chiều dài của đoạn đường và tốc độ chạy xe.

Buoc di 4(Minh-họa: Độ tuyến tính của quá trình hàng ngày)

Nhưng những điều kiện ban đầu của mỗi chặng trên quá trình/đường đi thay đổi, hay hoặc xảy ra không đo lường trước được, như:

  • dừng lại bên lề đường giàn xếp vụ đụng xe;
  • bị ùn tắc;
  • hủy cuộc hen;
  • người bạn đồng nghiệp hẹn đến quán khác ăn sáng;
  • đường đằng trước xảy ra tai nạn giao thông nên bị khóa lại.

Nên những thời điểm và địa điểm, được dự trù trước, đã thay đổi không lượng trước được, với tỷ lệ chưa chắc đã cân đối với tốc độ của sự kiện diễn ra và tốc độ của hành trình.

Tốc độ của sự kiện diễn ra, ở đây là thời gian dành cho/ bỏ ra một sự kiện. Ví dụ: hôm qua, từ lúc dừng lại bên lề đường giàn xếp vụ đụng xe, đến lúc được đi tiếp, mất hết 15 phút. Và hôm nay, cũng có thể đụng vào xe trước và dừng lại bên lề đường giàn xếp vụ đụng xe (không biết chừng; phi tuyến tính mà!), với kinh nghiệm của ngày hôm qua, không dừng lại bên lề đường, năn nỉ giải thích đủ điều nữa mà móc túi bồi thường 100 nghìn liền và được đi tiếp nhanh chóng. Cho nên chỉ mất hết 5 phút cho sự việc này thôi. Như vậy tốc độ của sự kiện này, ngày hôm nay nhanh hơn ngày hôm qua.

Tốc độ của hành trình, ở đây là thời gian bỏ ra/dành cho sự di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm kia. Ví dụ: hôm qua, từ chỗ ngã tư đèn-xanh-đèn-đỏ chạy đến bùng binh, vì phải dừng lại bên lề đường giàn xếp vụ đụng xe, thấy bị trễ rồi, nên phóng xe nhanh và chỉ mất 8 phút. Và hôm nay, từ chỗ ngã tư đèn-xanh-đèn-đỏ chạy đến bùng binh, tuy không phải dừng lại bên lề đường giàn xếp vụ đụng xe, nhưng lại bị trời mưa mà lại có đoàn xe đưa đám tang đi trước, nên chạy xe chậm rì mất hết 25 phút. Như vậy tốc độ của hành trình từ chỗ ngã tư đèn-xanh-đèn-đỏ đến bùng binh của ngày hôm qua nhanh hơn ngày hôm nay.

Trên con đường hàng ngày hai buổi đi-về, đâu có phải chỉ có một mình mình, mà còn có nhiều người khác nữa cũng đi, về. May ra, chúng ta chỉ có thể kế hoạch hoặc điều khiển chuyến đi của mình, nhưng chắc chắn chúng ta không có thể điều khiển hoặc kế hoạch chuyến đi của những người khác trên con đường chúng ta đang đi. Nói một cách cụ thể đơn giản hơn là chúng ta chỉ có thể lái chiếc xe của chúng ta chứ không thể cùng một lúc chúng lái những chiếc xe khác của người khác trên đường. Có nghĩa rằng hành trình của chúng ta luôn tiếp xúc với, va chạm vào những hành trình khác, xung quanh, trên con đường. Mọi di-chuyển-động xuyên xéo, chồng chéo lên nhau. Điều này nói lên tính cách hỗn mang của/trong đời thường/cuộc sống hàng ngày. Ấy thế mà, mới nhìn vào thì coi bộ những  di-chuyển-động xuyên xéo, chồng chéo lên nhau rất hỗn loạn, nhưng xe cộ thì lạng lách, người thì núp nách, uyển chuyển nhịp nhàng rất tài tình. Như là được sắp xếp như một hệ thống thường lệ, như được thành lập theo một quy luật nhất định. Và dòng di-chuyển-động vẫn cứ trôi chảy không ngừng nghỉ với một nhịp điệu phi tuyến tính.

Buoc di 5(Ảnh: di-chuyển-động xuyên xéo, chồng chéo lên nhau. Nguồn: Internet)

Qui Trình và Luật Tắc Thơ Tân Hình Thức Việt

Như đã vừa nói ở phần trên, thơ đối với Thơ Tân Hình Thức Việt là sự phản hồi và lặp/lập lại của một số thành tố liên quan với nhau trong và của đời thường. Những tác phẩm của Thơ Tân Hình Thức Việt là những bức phản ánh của (giá trị) đời-/cuộc-sống. Cũng giống như một bức vẽ, một tấm hình, một diễn cảnh (scene) hay một đoạn thu hình từ một góc nhìn nào đó. Nhưng đặc biệt, Thơ Tân Hình Thức Việt với sự áp dụng hiệu ứng cánh bướm có quá trình đệ quy, tức là phản hồi và lặp/lập lại. Có nghĩa là làm ngưng đọng những sự kiện xảy ra cuộc sống đời thường (=phản hồi) rồi lại chuyển động chúng qua sự lặp/lập lại, rồi lại phản hồi những lặp/lập lại, rồi lại lặp/lập lại những phản hồi, vân vân và vân vân.

Buoc di 6 (watermarked)Xin bấm vào bức hình để đọc rõ chữ.

(Minh họa: Qui trình trật-tự-hóa của Thơ Tân Hình Thức Việt với yếu tố phản hồi và lập lại. Hiệu ứng cánh bướm trong Thơ Tân Hình Thức Việt )

Hầu hết, trong cuộc sống, để nắm bắt, điều khiển hay làm chủ một vấn đề gì, chúng ta đều cố gắng hệ thống hóa chúng bằng một quá trình có tính quy luật. Và như vậy, thế giới mới có mọi khoa học, bộ môn, ngành nghề, lãnh vực với những quy luật cùng hệ thống riêng. Thơ Tân Hình Thức Việt cũng không ngoại lệ, cũng có hệ thống và luật tắc của nó. Để làm trật tự những di-chuyển-động xuyên xéo, chồng chéo lên nhau (=hiện tượng hỗn mang của hệ thống), Thơ Tân Hình Thức Việt lấy kỹ thuật phản hồilặp/lập lại làm yếu tố cho qui trình trật tự của một bài thơ.

Một bài thơ Tân Hình Thức Việt điển hình phải đáp ứng các quy-/luật-tắc sau đây:

  1. Bài thơ phải có mang tính truyện/chuyện;
  2. Bài thơ phải xử dụng ngôn ngữ đời thường;
  3. Bài thơ phải mang hình thể một bài thơ trong những thể thơ Việt thông dụng;
  4. Sự lập/lặp lại phải hiện rõ nét, trải đều ra suốt bài thơ;
  5. Phải là thể thơ không vần chứ không như thể thơ vần điệu.

Nếu không hội đủ những quy-/luật-tắc ở trên, một bài thơ chưa hoàn chỉnh trọn gói, để được coi là một bài thơ Tân Hình Thức Việt thực thụ. Một ngộ nhận thường xảy ra là có những đoạn văn xuôi, bài viết, hay những bài thơ tự do Việt, thậm chí những bài thơ vần điệu được cải biên, thêm câu, cắt chữ  rồi sắp xếp theo một thể hình bài thơ khác và sau đó cho rằng đấy là một bài thơ Tân Hình Thức Việt. Việc làm này được người ta hay gọi là “chuyển thành thể thơ Tân Hình Thức”. Đây là một sai lầm rất đáng lo ngại, vì do vô tình hay cố ý, hành động này gây ra một cái nhìn nhận lệch lạc về hệ thống của (một bài) Thơ Tân Hình Thức Việt. Hành động “chuyển thành thể thơ Tân Hình Thức” này, nói một cách thông dụng, chỉ là một xảo thuật “mông má”, “chắp vá” mà không thành tạo được bản sắc đặc trưng của (môt bài) thơ Tân Hình Thức Việt.

Ngoài những quy-/luật-tắc tạo đường nét để tạo cho hệ thống một quy trình thể hiện bản sắc, (một bài) thơ Tân Hình Thức Việt còn (phải) được xây dựng trên cơ sở tâm-/cảm-thức của nó. Và như ở đoạn đầu tiên, chúng ta đã biết rằng mặt cảm thức của Thơ Tân Hình Thức Việt được kết hợp với mặt kỹ thuật một cách liền mạch ở bốn nền móng của thể thơ này:

  1. Tính Truyện/Chuyện;
  2. Ngôn Ngữ Đời Thường;
  3. Vắt Dòng;
  4. Phản Hồi và Lập/Lặp Lại.

Có cơ sở tâm-/cảm-thức, có những kỹ thuật để đáp ứng mọi quy-/luật-tắc của quy trình, chúng ta cần thêm nội dung để tạo nên (một bài) thơ Tân Hình Thức Việt. Những tác phẩm của Thơ Tân Hình Thức Việt vốn là những bức phản ánh của (giá trị) đời-/cuộc-sống hàng ngày. Trong cuộc sống hàng ngày vốn có muôn đời sống và có muôn mặt, đủ mọi tầng lớp xã hội, đều mọi giới tính, chung mọi tín ngưỡng, chia mọi ngành nghề, ở mọi hoàn cảnh, vang vọng mọi âm thanh và nhịp điệu, óng mọi màu sắc cùng thoảng mọi mùi vị. Vì vậy, nội dung của (một bài) thơ Tân Hình Thức Việt cũng rất đa dạng và phong phú như đời-/cuộc-sống hàng ngày với tất cả ở trong lẫn ngoài của nó.

Và rồi, chúng ta đã qua những bước đầu tiên, sơ khởi làm quen với những nguyên tắc căn bản của thơ Tân Hình Thức Việt:

  1. Chúng ta đã lượt qua sự xuất hiện của thơ Tân Hình Thức Việt;
  2. Chúng ta duyệt lại những điểm nhìn nhận ra thơ Tân Hình Thức Việt;
  3. Chúng ta làm quen lý thuyết hỗn mang;
  4. Chúng ta tìm hiểu thế nào là hiệu ứng cánh bướm;
  5. Chúng ta bàn vào quy trình đệ quy phi tuyến tính;
  6. Chúng ta mang những điều vừa tiếp xúc trên, bước vào Thơ Tân Hình Thức Việt;
  7. Chúng ta tiếp cận với qui trình và luật tắc Thơ Tân Hình Thức Việt.

Bước kế tiếp chúng ta bước sâu vào, bàn rộng thêm ra những thành tố của hệ thống (một bài) Thơ Tân Hình Thức Việt, để hiểu rõ thêm những điều cần nắm bắt. Chúng ta đi vào Cách-Thức Thơ Tân Hình Thức Việt với câu trả lời cho những câu hỏi đang chờ:

  • Mặt cảm thức Thơ Tân Hình Thức Việt có những điều gì, ra sao?
  • Nội dung Thơ Tân Hình Thức Việt ra sao?
  • Tính Truyện/Chuyện là như thế nào?
  • Ngôn Ngữ Đời Thường là ngôn ngữ nào?
  • Vắt Dòng là vắt dòng gì và vắt ra sao?
  • Phản Hồi và Lập/Lặp Lại cái gì?
  • Không vần hay có vần?
  • Đọc một bài thơ Tân Hình Thức Việt bằng cách nào?
  • Làm sao để thưởng thức được giá trị của (một bài) Thơ Tân Hình Thức Việt?

Chúng ta sẽ cùng tìm thấy để hiểu ra:

Cách làm + Cách diễn-đọc + Cách thưởng Thức (một bài) Thơ Tân Hình Thức Việt + Tâm-/Cảm-Thức Thơ Tân Hình Thức Việt = Cách-Thức Thơ Tân Hình Thức Việt.

Nào, chúng ta lại bước tiếp … …

Paper Cover: Pieter Brueghel the younger
1564/1565–1637/1638
Belgian, Flemish
Village Festival in Honour of Saint Hubert and Saint Anthony 1632
The Fitzwilliam Museum
 
 
 
 
 

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

4 TẬP THƠ TÂN HÌNH THỨC 2019: PHẦN 3 – TÂM Ý TRONG THƠ

Tâm ý là tập thơ của hai tác giả Phạm Quyên Chi (hội viên Hội VHNT Bình Định) và Hường Thanh do NXB Thuận Hóa vừa ấn hành. Đây là tuyển tập thơ đầu tiên in chung của các tác giả này. Tập thơ theo hướng đi của thơ Tân hình thức, nghiêng về phát triển tính truyện trong thơ.

TUẦN THƠ 23: LỜI HỨA

Sáng tác xin gửi về Diễn đàn hoặc email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com...

Sống lại tuổi thơ với “Chiếc bánh trăng”

"Chiếc bánh trăng" của tác giả Lâm Ngọc Quỳnh...

Keki N Daruwalla: The Poet and Novelist

KEKI N. DARUWALLA THE POET AND NOVELIST by ASHA VISWAS...

TUẦN THƠ 29: THƠ THẠCH TỐT – NGUYỄN ĐẠT

CÁNH CỬA Thạch Tốt Cánh cửa như cánh hoa mười giờ trước cửa luôn mở em ạ ! giờ yên vui hớn hở có thấy gì căn nhà hình như vừa sáng nay hoa mười giờ trong trái tim anh em dưới hiên nhà chùm cúc vàng là em đó em đi xa có thấy gì cánh cửa vẫn mở những sớm mai trầm lặng tôi nói em yêu em một ngày nào đó ( vầng trăng làm chứng) ? để bây giờ … vẫn rơi vẫn rơi đi qua ngõ chung cư nhà nàng  còn nhớ không gã đàn ông lang thang huýt sáo nói lời xưa tưởng rằng tưởng đã quên còn nhớ không nơi đó khẻ quay về cánh cửa như cánh hoa mười giờ nhớ em bên góc cà phê thơm hoàng hôn đã mù tan.

TUẦN THƠ 02: CHÙM THƠ NHIỀU NGƯỜI VIẾT

TIẾNG HÁT TỪ CỔ XƯA Chàng thất lạc tới ngôi nhà hoang phế những con đừơng dẫn lối xưa như cỏ dại và chàng đẩy cửa vào như cánh cửa đẩy chàng vào căn phòng lờ mờ tím than và chàng đọc trên bức vách những con chữ ngoằn ngòeo bay ra mùi ẩm mốc của thứ thời gian đặc lại và lõang tan trong lớp bụi bậm tự thuở nào còn văng vẳng tiếng cười đùa trong cơn huyên náo của tình yêu như tiếng reo ca của dục lạc tiếng nước chảy trong chiều hè và dòng sông nước mắt và nước mắt dòng sông …

Related Articles

THƠ DỊCH 2 (ĐỌC NHƯ THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT)

Tiểu sử: Frank O’ Hara (1926- 1966), là nhà thơ và nhà phê bình nghệ thuật, thuộc trường phái New York. Ông chịu ảnh hưởng của nhà thơ WilliamCarlos Williams, viết bằng ngôn ngữ thường ngày. Năm 1964, ông xuất bản tập thơ "Lunch Poems" (Những Bài Thơ Trong Bữa Ăn Trưa), mỏng, với 37 bài thơ, 70 trang, nhưng là tập thơ được tái bản mỗi năm, và được những nhà phê bình coi như là tập thơ của thế kỷ 21. Thơ ông thường ghi chep những chuyện vụn vặt thường ngày.

CHỦ NGHĨA KINH ĐIỂN MỚI VÀ VĂN HÓA

Frederick Turner Lời dẫn: Chủ nghĩa Hiện đại (Modernism) là từ dùng để chỉ trào lưu tư tưởng và nghệ thuật chủ lưu ở phương...

NGƯỜI ĐI NHẶT LÁ RỪNG

Đinh Thị Trang Tập thơ “Người đi nhặt lá rừng” đúng như tên gọi của nó. Tác giả đã sưu tầm những bài thơ sáng...