BLUES

Xin chào chú Blues chú tới đây làm gì mà sớm thế / Sao chú bám cháu hoài mỗi sáng mỗi tối và mỗi trưa.

Giới thiệu diễn đàn thơ Tân hinh thức Việt


BLUES
Nguyễn Đăng Thường dịch


Nguồn gốc của từ blues tới nay vẫn còn mù mờ dù đã được sử dụng từ giữa thế kỷ 19. Blues không là một loại nhạc đơn thuần. Trên bình diện nhạc học, Blues (cũng như tất cả âm nhạc miền Nam Hoa Kỳ) sử dụng âm giai ngũ cung với một cung giảm là blue-note. Hệ thống này bắt nguồn từ châu Á (Trung Hoa, Nhật Bản, Nam Dương), và người ta cũng gặp nó trong thế giới của người Celtes và người Da Đỏ ở Bắc Mỹ. Thật thế, cho đến năm 1832, thổ dân Cherokees vẫn còn ngụ tại lưu vực sông Mississipi. Những người nô lệ da đen đào tẩu tìm đến đó ẩn trú. Đặc tính của Blues là lắc (swing). Nhịp điệu này là sự đu đưa “nghịch phách” (contre-temps). Đối với người nô lệ da đen, nhịp điệu của thân thể là phương tiện duy nhất để chứng tỏ họ còn chút tự do. Thân thể được tùy tiện uốn éo bất cứ lúc nào dù bị xích xiềng. Sự lúc lắc giải thoát thân thể và đồng thời cũng cho tâm hồn được hưởng chút tự do. Trong bài Walkin’ Blues, Robert Johnson xác nhận:

Có kẻ bảo anh cái blues đó coi bộ còn dễ chịu mà
Nhưng nó hẳn là cái cảm giác tái tê nhất đó nha.

(Some people tells you the worried blues ain’t so bad
But it’s the worst feelin’ a good man ‘most ever had).

Little Brother Montgomery kể lại sự chạm trán đầu tiên với blues trong bài First Time I Met The Blues:

Lần đầu tiên con gặp blues là lúc con băng qua khu rừng
Blues theo con về nhà và mần cho con một trận nên thân
Giờ thì Chúa ơi blues đuổi theo con từ gốc này tới gốc nọ
Chúa cần nghe con van: Chú Blues ơi chú đừng giết cháu nhé!

Xin chào chú Blues chú tới đây làm gì mà sớm thế
Sao chú bám cháu hoài mỗi sáng mỗi tối và mỗi trưa.

(The first time I met the blues, I was walking through the woods
He knocked at my house and done me all harm he could
Now the blues got after me Lord and run me from tree to tree
You should have me begging: Mr Blues, don’t murder me!

Good morning Mr Blues, what are you doing here so soon?
You be’s with me in the morning and every night and noon)

Blues như vậy là sáng tác phẩm hồn nhiên của người da đen trên đất Mỹ để diễn tả nỗi đau sống.

Nhạc da đen trong thời nô lệ
Vào giữa thế kỷ 19, người nô lệ da đen thường ca hát đánh nhịp cho công việc có vẻ bớt nhọc nhằn. Những khúc ca này được gọi là working-song (lao ca) và chúng được bọn nô lệ hát đi hát lại cả ngày. Nhạc cụ được họ sử dụng trong thời kỳ này là đàn banjor ¾ tiền thân của banjo ¾ và cây fidle, vĩ cầm thông dụng của người Ái Nhĩ Lan. Đạo luật Black Code do các chủ đồn điền da trắng làm, cấm người da đen sử dụng trống và sáo. Họ sợ chúng sẽ trở thành phương tiện liên lạc trong việc tổ chức một cuộc nổi dậy. Tuy nhiên, nhiều kẻ bóc lột cũng có có thái độ khoan hồng đối với dân nô lệ và cho phép gia đình họ được cư ngụ dưới những mái nhà nhỏ trên đồn điền. Chủ tớ thường tụ họp quây quần bên nhau trong những buổi chiều thứ bảy để ca và múa, tạo sự trao đổi Phi-Âu giữa những cộng đồng khác nhau.

Sau khi đã đối xử với dân nô lệ như những tên nửa tớ nửa người, bọn bóc lột lại mang Phúc Âm ra giảng, mong dân nô lệ sẽ tìm thấy hạnh phúc trong niềm tin yêu Chúa. Chẳng mấy chốc, các tín đồ mới này biến các ca khúc tôn giáo thành một loại nhạc pha trộn được gọi là negro-spiritual. Trong Thánh Kinh, những câu chuyện kể lại sự đau khổ của dân tộc Do Thái đã có phản hưởng sâu xa nơi bọn nô lệ da đen tự đồng hóa với dân tộc Hy Bá (Hébreux) muốn trốn thoát khỏi Ai Cập. Cuối thế kỷ 19, nhiều ngôi giáo đường da đen mọc lên, trong số này có vài nhà thờ Pentecôte (Pentecost). Do vậy đã có những hướng đạo tinh thần cổ xúy hăng say các bài gospel songs (Phúc Âm Ca).

Moses xin Người hãy xuống, hãy xuống đất Ai Cập này
Phán cho tên Pharaoh già phải thả ngay dân tộc ta

(Go down Moses, way down in Egypt’s land
Tell old Pharaoh, let my people go)

Khúc ca này là tiếng gọi giải phóng.

Giải phóng người Mỹ da đen
Mặc dù mang đậm cá tính di sản của châu Phi, Blues chưa hiện hữu trong thời kỳ nô lệ. Thật ra, Blues đã nảy sinh từ những biến đổi trong cuộc sống của người da đen. Vào cuối thế kỷ 19, tiếp theo cuộc nội chiến Mỹ, những khai thác lớn nhường chỗ cho các nông trại nhỏ. Cấu trúc của những khai thác mới này biến dạng và bọn nô lệ trở thành công nhân được trả lương. Thậm chí nhiều người có thể mua luôn miếng đất nơi gia đình sinh sống. Tuy nhiên quyền khai thác những mảnh đất trồng trọt này quá cao. Dần dà một loại ca khúc mới thay thế cho các bài lao ca ngày trước, đó là các bài ca của anh nông dân cô độc. Những giai điệu du dương tùy hứng (mélodies) này được gọi là hoolies, arhoolies, hay hollers.

Thế nhưng không phải tất cả những người da đen đều đã trở thành tá điền mà một số lớn phải đi tìm việc tại các nhà máy to hay ở những xí nghiệp nhỏ. Những thị dân mới này họp thành một giai cấp vô sản hạ tầng (sous-prolétariat) nghèo khổ cơ cực không có chút mảy may hy vọng về tương lai. Sự khai trương nhiều sòng bạc, rồi tới các rạp chiếu phim câm, góp phần vào sự phát triển một loại nhạc sĩ sử dụng dương cầm chơi các tình khúc thời thượng có đệm nhiều blue-notes. Ngoài ra, một kiểu nhạc sĩ mới cũng đã xuất hiện, thường di chuyển từ các sòng bạc đến các thôn làng, chơi nhạc để kiếm sống, có khi chỉ là một chỗ để ngủ qua đêm, một bữa ăn, hay chai rượu whisky: họ là những songsters (xin tạm dịch là “du ca sĩ” để phân biệt với ca sĩ). Các nhạc công kiêm ca sĩ này ngày càng sử dụng đàn ghi ta nhiều hơn, nhạc cụ này được coi là êm ái hơn đàn banjo và không đắt tiền như chiếc vĩ cầm.

Sự bãi bỏ chế độ nô lệ tất nhiên cũng đã thay đổi cái nhìn của dân da trắng ở miền Nam về cộng đồng da đen. Thế nhưng bọn người cực đoan thì tụ họp lại thành bè đảng (dưới hình thức hiệp hội), kỳ thị và bạo tàn hết mức, như đảng Ku Klux Klan. Một hình thức nô lệ mới dần dà lộ diện và bộc phát vào năm 1890 với sự ngăn cấm người da đen bỏ phiếu ở tiểu bang Mississipi: sự kỳ thị chủng tộc ra đời. Đối với dân da đen nó đồng nghĩa với sự xuống cấp các điều kiện sinh sống (sử dụng các bệnh viện thô sơ và văn hóa mức tối thiểu). Chính vào lúc đó, vào đầu thế kỷ 20, một phong trào nhạc mới bỗng xuất hiện, tựa vào gospels cũng như work-songs và ballades (tình ca) chuyên chở bởi các songters: nhạc Blues.

Những năm 20-40
Để bán các chiếc máy hát, các nhà kỹ nghệ về âm nhạc tìm kiếm loại nhạc thích hợp với những khách hàng tương lai. Nhiều loạt dĩa hát dành cho nhạc da đen được tung ra thị trường bày bán trong các cửa Hàng Bách Hóa (General Stores), đích thực là những tiệm tạp hóa ở các thị trấn miền Nam: đó là các dĩa nhạc chủng tộc (race records). Các cô ca nhi blues cổ điển (classic blues singers) là những ca sĩ trong các đoàn hát lưu động, thường được một giàn nhạc yểm trợ. Các buổi trình diễn dưới lều này (tent shows) là tiền thân của nhạc vũ trường Mỹ (music-hall). Như ca sĩ Bessie Smith chẳng hạn, đã có một thời kỳ vinh quang cho tới thập kỷ 20, nhờ giọng mộc (contralto) ấm mạnh, khiến các ca khúc của cô có thêm kích thước của bi kịch.

Blues thôn dã, có thể đã chào đời tại miền trung châu sông Mississipi, nhưng phát triển một cách khác biệt ở Tây-Nam hay trên bờ biển phía Đông, vì bị chi phối bởi các truyền thống nhạc địa phương. Bắt đầu từ năm 1925, các hãng sản xuất dĩa đã chú ý tới loại blues này. Các toán hướng đạo suy lùng tài năng mới (talent scouts) là những kẻ có đóng góp lớn lao trong việc khám phá nhiều nghệ sĩ tài hoa, đã đi khắp miền Nam để thu thanh tại chỗ các nhạc sĩ chuyên về loại blues này. Nhiều kiểu blues đần dà xuất hiện:

Blues miền trung châu (Delta Blues)
Chịu ảnh hưởng châu Phi rất mạnh, ghi ta thường được sử dụng để chơi các nốt sol hay ré. Kỹ thuật dùng ngón đàn tay trái để nhấn phím với một cái cổ chai cưa ngắn được mệnh danh là bottleneck. Đặc tính của loại blues này là nó có vẻ như thiếu lô gích. Trong số các tên tuổi lớn của loại này người ta có thể kể Charlie Patton.

Blues ven bờ biển phía Đông
Nhẹ nhàng hơn Delta, loại blues này có một nhịp điệu đều đặn bắt nhịp luân phiên theo nhạc trầm và một kiểu thức của đàn ghi ta: điệu ragtime. Sự kỳ thị ít hiện diện tại đây tạo điều kiện sinh sống thoải mái cho dân da đen. Blind Blake là một khuôn mặt tiêu biểu nhờ có một nhạc mục chung cho dân trắng và dân đen, đã để lại nhiều bài dân ca.

Blues miền Texas (Texas Blues)
Trong bối cảnh nô lệ rộng lớn, một kiểu thức chịu nhiều ảnh hưởng Tây Ban Nha và Mễ Tây Cơ đã xuất hiện. Trong các ca khúc của Blind Lemon Jefferson, người ta bắt gặp lại tiếng đàn ghi ta flamenco cùng với những câu chuyện hợp lý đượm chất hài ở độ hai.

Những năm 20-40: tại các đô thị
Ở các thành phố lớn, các loại blues truyền thống kể trên nhường chỗ cho những thể loại mới độc đáo, tinh hoa hơn. Tại New Orleans đã hình thành một loại nhạc khá đặc biệt, tuy có gốc blues nhưng được thêm những nét mới lạ, sẽ là những yếu tố để cấu tạo nhạc jazz hiện đại. Lonnie Johnson là nhạc sĩ ghi ta đại diện cho dòng nhạc này. Thủ đô của bông vải và là một trung tâm lớn của đổi chác, Memphis phát triển được một tuyền thống nhạc riêng. Tại đây đã nảy nở những giàn nhạc đàn giây được gọi là string-bands. Nhịp điệu thường được duy trì bởi một nhạc công thổi vào một cái hũ không (jug), do vậy mà có từ jug band. Những giai điệu du dương độc tấu đã tự kiềm chế khi chơi với các giàn blues này. Nhạc trở thành nhẹ nhàng hơn, hướng về vũ khúc và sự lạ nước lạ non (nhớ nhà), những đặc điểm của nhạc Memphis Jug Band.

Ở tại nơi hợp lưu của hai dòng Mississipi và Missouri, St Louis là sân khấu của những cuộc xung đột đẫm máu giữa da trắng và da đen. Đích thực là nhạc “tửu điếm” (cabaret), tiếng dương cầm chế ngự giai điệu du dương, để mặc cho đàn ghi ta độc tấu tùy hứng. Leroy Carr, tuy sống tại Indianapolis, nhưng đã để lại dấu ấn của tiếng đàn dương cầm trên các điệu Blues của St Louis.

Là nơi độc nhất có những trung tâm thu nhạc với phẩm chất cao, Chicago chứng kiến sự kéo về của nhiều nghệ sĩ blues thường ca hát trong các hội quán nhạc (clubs) để bổ sung lợi nhuận cho cuộc hành trình. Bởi thế cho nên điệu blues bán cổ điển bế bồng bởi Ma Rainey, và điệu blues Bluebird diễn tả bởi Big Maceo, tuy đi cạnh nhau nhưng không hề hòa lẫn.

Những năm 40-60
Theo gót những hoạt động kinh tế gắn liền với Thế Chiến 2, một số người da đen tậu được một nền tài chính khá dồi dào để họ có thể vươn tới giai cấp trung lưu địa phương. Sự khinh miệt hàng ngày của dân [da trắng] miền Nam khiến họ càng thêm khó chịu và họ đã khẳng định những ước vọng mới trong âm nhạc được điện hóa.

Điện đã cho Blues một tuổi trẻ thứ hai
Cây đàn ghi ta điện tạo cơ hội cho sự gia tăng các thanh âm và sự biến đổi các tác dụng âm thanh (effets sonores), nhất là nhờ có B B King ở Memphis và Muđy Waters ở Chicago. Tuy vậy ở hai nơi này, chiếc khẩu cầm (harmonica) là nhạc cụ thống trị. Nhờ có những dụng cụ phóng âm, Little Walter cũng như Sonny Boy Williamson đã biến chiếc harmonica thành địch thủ của cây saxophone. Vào khoảng cuối thập kỷ 50, sự cách tân đã đến từ khu phố ở phía tây của Chicago. Cái “âm thanh tây thành” này (West Side Sound) bốc lên một không khí bứt rứt tuyệt vọng. Với All Your Love và So Many Roads, Otis Rush phản ảnh nỗi thất vọng của mình. Người ta có thể khám phá tất cả chiều sâu của tiếng ca bi thảm của Buđy Guy trong bài Man And The Blues.

Detroit, chỉ riêng John Lee Hooker là có thể vượt qua được sư lơ là của thính giả đối với Delta Blues truyền thống. Là một nhà soạn nhạc tài hoa, J L Hooker sáng chế một kiểu thức mới cho tiếng đàn ghi ta, rất gần gũi với các nguồn của Blues nhưng cũng đầy cá tính. Một trong những tuyệt tác của nhà nhạc sĩ này là bài Boom Boom, đã đạt tới chóp đỉnh mức độ truyền cảm.

Tuy vẫn tự nguyện khắng khít với nguồn, nhưng Texas Blues cũng có một nỗ lực vươn cánh. Loại “blues đầm lầy” này (swamp blues) đã lưu truyền đến tai chúng ta ngày nay nhờ giọng ca ấm và đầy xúc cảm của Lightnin’ Hopkins. Cá tính phi thường của nhà nhạc sĩ này đã ảnh hưởng sâu đậm tới Blues của California. Một lần nữa, New Orleans lại là nơi phát sinh một kiểu thức lạ lùng dần dà được gọi là rhythm’n’blues. Xuất phát từ điệu boogie-woogie và những ca khúc tình cảm, là những điệu nhạc mới như rumba và cajun, sẽ mọc rễ đâm chồi. Noi gương Big Joe Turner, các ca sĩ “gào thét” nỗi blues của mình để chế ngự giàn nhạc. Các chủ đề của Rock Around The Clock và vài loại khác làm nền tảng cho sự trồi lên của rock’n’roll và nhạc pop Anh.

Khác với miền Bắc nơi mà người da trắng hoàn toàn không cần biết đến sự biểu hiện tình cảm của văn hóa da đen, lạ thay đã có nhiều trao đổi hơn ở phía Nam. Các chủng tộc sát cánh nhau trong đời thường và một nền văn hóa miền Nam muốn độc quyền da trắng thật ra đã thấm đượm các yếu tố nhạc da đen và nhiều thứ khác. Country music ¾ từ Oldtime, Western Swing, Bluegrass đến Country hay Western ¾ đã nhiễm giọng blues dưới mọi hình thức. Được các nơi khác trên khắp cả nước gọi là hillbilly music, loại nhạc của “dân trắng khố rách” (poor white) được giới trẻ điện hóa và nhịp hóa cho nhanh hơn, sửdụng lại các từ rock và roll (lắc và lăn) của từ vựng Mỹ da đen. Đó là trường hợp của Johnny Winter.

Blues, ngày nay
Chính tại châu Âu nhạc Blues được hưởng một thứ nhìn nhận với sự thành công của Đại Nhạc Hội Blues Mỹ (American Blues Festival) trong năm 1962. Nhiều nghệ sĩ như Champion Jack Dupree hay Memphis Slim được biết mùi thành công tại Âu châu để không hồi hương. Sự kiểu thức hóa âm nhạc của họ mạnh mẽ hơn tùy vào tình trạng họ bị cắt đứt hay không với quần chúng Mỹ đen. Ở các khuôn viên đại học Mỹ trong những năm 60-70, thay vì trở về với dân ca, sinh viên Mỹ đã nghe lại những nhạc phẩm lớn của blues. Họ tổ chức những đại nhạc hội khổng lồ, họ xúc động mãnh liệt khi vỗ tay hoan nghênh những huyền thoại sống của blues như Mississipi John Hurt hay Skip James, đã được họ tìm đến thỉnh mời tận các làng mạc xa xôi hẻo lánh ở miền Nam. Khi gặt hái thành công rực rỡ bên Mỹ, nhiều nhạc sĩ rock’n’roll Anh, như ban Rolling Stones, tuyên bố trên ti vi Mỹ rằng nhạc của họ đã đến từ blues đen.

Nếu các tên tuổi lớn của blues như B B King và John Lee Hooker đã gây được sự chú ý của cả thế giới từ hai mươi năm qua, nhiều người Mỹ đen vẫn muốn chối bỏ nước Mỹ trắng. Chẳng hạn, với Aretha Franklin, soul đã thay thế disco, funk, và rap, các loại nhạc đại diện cho sự nổi dậy trong các ghettos của những thành phố lớn, và break, smurf từ đầu thập kỷ 90. “Nhạc ga ra” và “nhạc nhà” (garage và house music) đã hòa lẫn thành loại nhạc better dayz rất Nữu Ước.

Mặc dù những năm 80 đã khai tử blues, mấy năm gần đây blues đã hồi sinh. John Lee Hooker, đóng đô ở Paris, đã tái xuất (come-back) rất huy hoàng với những dĩa nhạc hát chung với những tên tuổi lớn của rock như Santanạ Những người khác như Robert Cray, những tay đàn ghi ta kỳ tài (virtuoses), soạn các ca khúc vinh danh blues, dù đã mất đi khá nhiều trung thực. Nhiều nhạc sĩ vẫn tiếp tục chơi nhạc blues trong làng của họ tại miền Nam của Bắc Mỹ. Chẳng hạn như R-L Burnside, sau nhiều năm sinh sống như một chủ nông trại, đã mang đàn ghi ta chu du khắp châu Âu để ca những bài blues, nghĩa là diễn tả tâm tư và cuộc đời của họ. Bị chối từ, sỉ nhục, miệt thị, bạc đãi, người da đen đã biến một biểu lộ cá nhân thành ngôn ngữ cộng đồng: nhạc Blues.

Blues trước tiên là nhạc của con tim, một kho xúc cảm.


 

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

TUẦN THƠ 20: PHIÊN CHỢ ÁNH TRĂNG

Chúng ta đã có tiêu chuẩn đánh giá một bài thơ: cái mới trong ý tưởng và cái hay trong nhịp điệu; cùng cách làm thơ Tân hình thức Việt, và bây giờ là thời điểm của vận động sáng tác. Thơ Tân hình thức Việt tái định nghĩa, thơ là một hành trình hồi phục người đọc, so với điện ảnh và ca nhạc, đó là tham vọng chẳng có gì phải thất vọng, vì đó là thơ. Nhưng để hồi phục người đọc, phải hồi phục nhịp điệu thơ, và để có nhiều người đọc, phải có nhiều người sáng tác. Chúng tôi mong muốn có những sáng tác mới, áp dụng theo cách làm thơ Tân hình thức Việt, và ngoài việc sáng tác, xin các thân hữu bỏ ít nhiệt tâm vận động thêm người tham gia. Sáng tác xin gửi về email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com ~ tanhinhthuc@gmail.com ~ info@thotanhinhthucviet.vn

TUẦN THƠ 48: XÂU CHUỖI THƠ: NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ CÁI LÒ GẠCH

XÂU CHUỖI THƠ NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ CÁI LÒ GẠCH Nguyễn...

MỘT BÀI THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT ĐƯỢC CHO LÀ HAY?

Tôi nghĩ, cho đến thời điểm này, phong trào thơ Tân hình thức Việt đã xong giai đoạn lập thuyết, và đã bước hẳn sang giai đoạn thành tựu. Tại sao lại nói như vậy? Xin thưa, bằng nỗ lực của Khế Iêm và những người đồng chí hướng, bạn đọc đã được chứng kiến hàng loạt các tiểu luận và thực hành thơ đã được in ấn hoặc trên các trang mạng suốt từ những năm 90 của thế kỷ trước đến nay, tức là đã hơn 20 năm có lẻ

TUẦN THƠ 02: CHÙM THƠ NHIỀU NGƯỜI VIẾT

TIẾNG HÁT TỪ CỔ XƯA Chàng thất lạc tới ngôi nhà hoang phế những con đừơng dẫn lối xưa như cỏ dại và chàng đẩy cửa vào như cánh cửa đẩy chàng vào căn phòng lờ mờ tím than và chàng đọc trên bức vách những con chữ ngoằn ngòeo bay ra mùi ẩm mốc của thứ thời gian đặc lại và lõang tan trong lớp bụi bậm tự thuở nào còn văng vẳng tiếng cười đùa trong cơn huyên náo của tình yêu như tiếng reo ca của dục lạc tiếng nước chảy trong chiều hè và dòng sông nước mắt và nước mắt dòng sông …

GIỐNG NHƯ LÀ CUỘC SỐNG

GIỐNG NHƯ LÀ CUỘC SỐNG Vũ Thanh Lịch Giống như là...

Related Articles

SIÊU THỰC & PHƯƠNG ĐÔNG

SIÊU THỰC & PHƯƠNG ĐÔNG Jean Clair Nguyễn Đăng Thường dịch Trong cuốn "Du surréalisme considéré dans ses rapports au totalitarisme et aux tables tournantes", Mille...

Veteran Chennai artist S Murugesan’s retrospective show covers his decades-long interaction with sculptures

S Murugesan at the gallery   | Photo Credit: RAGU R Veteran artist S Murugesan’s retrospective show features sketches created over the pandemic amid seminal sculptures...
01:52:57

Đến với bài thơ hay: Ánh sáng soi sáng bức tranh quê đầy màu sắc

Trần Thắng   Tháng mười ở quê   Nắng có mùi rơm rạ Tháng mười tạ ơn đất Cảm ơn bốn phương Mồ hôi thay đổi thu hoạch Gạo...